Trang

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Cần có “đổi mới” ngay trong não trạng hầu hết “siêu quyền lực” các quốc gia!


Loài người dứt khoát có thể sống hòa bình hạnh phúc
nếu biết nghe theo tiếng gọi của trái tim nhân đạo (*).

          Những sự kiện đang diễn ra trên thế giới chứng tỏ Loài người vẫn tiếp tục phạm vào những sai lầm lớn. Chính sự ngạo mạn, đi cùng sự kém minh triết và phi nhân đạo của những kẻ chiến thắng nên đã cố ý hoặc vô tình tạo ra chủ nghĩa bành chướng bá quyền các kiểu, chủ nghĩa phát xít, tệ sùng bái cá nhân, các căn bệnh cực đoan – chia rẽ trước đây và chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bành chướng bá quyền hiện đại ngày nay. Tất cả dường như đang muốn tàn phá Trái Đất và tiêu diệt dần mòn Loài người. Muốn làm rõ nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục,  trước hết ta hãy xem, Loài người đã và đang phạm những sai lầm cụ thể nào để dẫn thế giới đến tình trạng như hiện nay?
          Thứ nhất là về thể chế chính trị, Loài người luôn giao động giữa 2 cực đoan: Hoặc là lạm dụng tự do dân chủ (thậm chí tự do cạnh tranh hết cỡ, như chủ thuyết tự do mới), hoặc là tập trung chuyên chế mù quáng (thậm chí trở thành phát xít, khi các nước độc tài đã lớn mạnh hoặc bị đe dọa sụp đổ). Hai thái cực này đã từng lần lượt thay thế nhau và luôn luôn đối đầu gay gắt rất khó dung hòa chủ yếu vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, hay dân tộc hẹp hòi, dù phần lớn đã chuyển từ công khai sang ngấm ngầm, nhưng vẫn đang công phá lẫn nhau dưới mọi hình thức.
          Thứ hai là kiên định nguyên tắc mạnh được, yếu thua, thực chất là “Luật rừng”, có nghĩa hoặc là sống, hoặc là chết, bỏ qua tính NGƯỜI từ bi bác ái, nhân đạo, nên càng luôn tạo tình trạng đối đầu sung đột, dù bề ngoài có thể vẫn bắt tay nhau hữu nghị, hòa hoãn, mềm dẻo, với những lời hoa mỹ sáo rỗng  . . . đã nhắm mắt và quên nhanh những tai họa khủng khiếp thủa trước và nguy cơ lại tái diễn các cuộc chiến đẫm máu . . .
          Thứ ba là lẫn lộn các học thuyết quan trọng nhất, trong đó rõ nhất là học thuyết Mác – Lê (bản chất là Chia rẽ và Cực đoan) với học thuyết Hồ Chí Minh (mà cái gốc là Đoàn kết và Sáng tạo) (Xin tham khảo tài liệu nghiên cứu của Viện SENA, số 35, Điện Biên Phủ, Hà Nội).
          Thứ tư là quá thiên về tiến hóa phát triển số lượng, bỏ qua hướng phát triển chất lượng, thậm chí nhắm mắt chạy theo GDP để làm cho chất lượng cuộc sống số đông trở nên ngày càng tồi tệ, nó bào mòn, phá hoại trở lại chất lượng của mọi thiểu số quyền lực, nhưng mọi chống trả của họ theo lối cũ mòn như hiện nay sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Đó là do: Lòng tham không đáy (Đã giầu “nứt đố, đổ vách” vẫn không thấy đủ; một số nước đã trở nên “khủng” (hoặc về dân số, đã gần 1,5 tỷ dân, hoặc về đất đai, đã chiếm tới hơn 1/10 thế giới) mà vẫn muốn bành chướng thêm . . .về lượng. Đó là do có lòng vị kỷ quá cao, không kiềm chế được lòng tham, hoặc tư duy chiến lược có sai lầm lớn.
          Thứ năm là bị lôi cuốn quá mạnh về hướng phát triển vật chất đơn thuần, coi kinh tế là mục tiêu quan trọng duy nhất, lãng quên, thậm chí phá hoại phát triển tinh thần (phá hoại cuộc sống có văn hóa, tính nhân văn, lòng nhân đạo). Nói cách khác: Luôn bị lôi cuốn rất lệch theo hướng phát triển Trí tuệ khoa học (IQ Intelligence sciense technology), quá lơ là hoặc để thui chột hướng phát triển Trí tuệ xúc cảm (IE Intelligence Emotionlity).
          Tổng hợp lại:
Nguyên nhân chính  là Loài người còn vừa quá nhầm lẫn, vừa rất bồng bột, chưa nhận ra chính mình đang làm hại hoặc tiêu diệt bản thân mình. Cụ thể là:

·        Sự say mê cạnh tranh để hưởng thụ không biết kiềm chế, không điều tiết, thậm chí điên rồ, dẫn đến tàn phá Trái Đất, diệt dần mòn toàn Nhân loại.
·        Thông minh quá hóa rồ (loại điên rồ cao cấp sâu xa khó nhận ra, nói khác đi cũng vẫn là do Trí tuệ IQ phát triển lấn át mất cả, hay làm đui mù Trí tuệ xúc cảm IE). Loài người đang tự tiêu diệt mình bằng những việc làm thiếu trí tuệ tổng hợp, bỏ qua lòng nhân đạo và tầm nhìn xa, trong đó nguy hiểm nhất là:
1/ Đang vô tình kích thích sự cạnh tranh và phân liệt giầu nghèo quá cái ngưỡng an toàn, thậm chí chủ tâm kích thích cho Thế giới đại loạn, tưởng nhầm rằng như vậy là để bản thân có thể hưởng lợi, hay “đại trị” được nước khác;
2/ Là con người mà nhiều nơi lại hành động thiếu trí tuệ, u mê điên rồ ngu xi như con vật;
3/ Say xưa thiếu cảnh giác lao vào các công nghệ mới GNR như công nghệ robot, công nghệ gene, và công nghệ nano (Robotics + Genetics + Nanotechnology ) bởi chúng có thể đang đe dọa làm biến dạng tự nhiên ở mức cao nhất mà Loài người chưa lường hết, cứ cắm đầu “sáng tạo” kiếm lời và mua vui trước mắt. Ví dụ: Trước đây là bom hạt nhân, nay lại đang chạy đua tạo ra trí tuệ nhân tạo để trang bị cho người máy (vì người máy không có trái tim người, nên rồi chúng có thể sẽ thống trị lại loài người);

Vậy để sửa sai, nên thế nào ?
Trên thế giới đã có những nhà hiền triết nói rất rõ rồi:
·  Đức Phật Thích Ca đã nói: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình” (tất cả lỗi lầm tai họa đều bắt nguồn đầu tiên từ chính con người, từ bản thân mình, dù vô tình), “Hãy tinh tấn (minh triết) để tự thoát khỏi khổ đau”;
·  Platon cũng nói: “Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm người”, “Học để biết cái điều mà con người phải tìm đến” (chẳng hạn tìm đến sự minh triết, cần bằng, hài hòa, lòng nhân đạo, biết kiềm chế và các bên cùng thắng);
·  Sau mấy chục năm đi tìm đường cứu nước, đã sống và làm việc tại các thuộc địa, tìm hiểu sự thật tại các trung tâm TBCN và CSCN lớn nhất thế giới, tiếp súc với đủ các loại người, từ những nhân vật có tên tuổi trên thế giới, đến anh công nhân làm việc trên boong tầu, hoặc dưới tầng hầm nhà hàng, nên có cái khác với hầu hết tất cả những lãnh đạo lớn khác trên thế giới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu lòng Từ bi của Phật Thích Ca, tính Bác ái của Chúa Giêsu, phép Biện chứng của Kark Mac, chủ nghĩa Tam dân (Dân chủ, Dân quyền và Dân sinh) của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã nhận ra “Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình” và cần phải “Học để biết cái điều mà con người phải tìm đến”, nên Người đã nói: Nếu các Vị ấy mà sống lại, họ sẽ là những người bạn tốt của nhau, còn tôi xin nguyện là người học trò của các Vị ấy. Vì vậy, cuối cùng, Hồ Chí Minh thực sự đã “Học được cái điều mà con người phải tìm đến” là “Đoàn kết, đại đoàn kết. Trân trọng, liên kết, thống nhất các mặt khác biệt, kể cả đối lập, để thực hiện mục tiêu chung: Hòa bình, Độc lập,Tự do, Dân chủ, Bình đẳng và Hạnh phúc”. “Trong khi cần đoàn kết để thực hiện mục tiêu chung mà cứ kêu gọi đấu tranh giai cấp (cứ trừ khử lẫn nhau) là một điều ngu ngốc” . . .Tuy nhiên trước thế kỷ XXI, Hồ Chí Minh đã là thiểu số thảm hại, kể cả trên đất Việt Nam, ngay giữa các đ/c của Người, bởi Thế giới, bao gồm cả TBCN và CSCN, đều chưa đủ minh triết để nhận ra những chân lý tổng quát mới mẻ này.
·        Cụ thể hóa ra như sau:
1/ Hãy chắt lọc những điều tốt, loại bỏ những điều xấu của cả CNTB lẫn của CNXH, trong đó đảm bảo cạnh tranh tự do dân chủ trong công bằng bình đẳng xã hội, điều tiết phát triển cân đối hài hòa giữa Tri thức khoa học (IQ) và Tri thức xúc cảm (IE) . . Nói khác đi, ngoài luật pháp, trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo và lòng dũng cảm . . .thì để “chiến thắng” một cách trọn vẹn và an toàn, con người còn cần có lòng nhân đạo (từ bi, bác ái, bao dung, che chở) và các mối quan hệ hài hòa, cân đối giữa con người với nhau và với môi trường đủ mức độ thông minh cần thiết để có được một cuộc sống hòa bình hạnh phúc thực sự và đảm bảo an toàn tự nhiên vững bền.
2/ Loại bỏ triết lý rất cực đoan Thắng – Thua, thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc triết lý “Các bên cùng Thắng” trên cơ sở luật pháp quốc tế, lòng nhân đạo phổ quát và mọi đối tượng được thụ hưởng công bằng bình đẳng dựa trên kết quả đóng góp công của có thực của mỗi bên. Lòng tham và thái độ cực đoan thường cản trở thực thi đạo lý “các bên cùng thắng”.
3/ Từ bỏ học thuyết Mác – Lê (Chia rẽ - Cực đoan).Phổ cập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Đoàn kết – Sáng tạo): “Đoàn kết, đại đoàn kết. Trân trọng, liên kết, thống nhất các mặt khác biệt, kể cả đối lập (dù quan điểm chính trị, sắc tộc, đạo giáo, lối sống, giầu nghèo . . . khác nhau), để dồn sức thực hiện mục tiêu chung: Hòa bình, Độc lập,Tự do, Dân chủ, Bình đẳng và Hạnh phúc”,
 4/ Nếu các nước phát triển sau muốn vượt phương Tây hiện nay, thì không thể lặp lại con đường sai lầm của phương Tây đã trải qua (như TQ của Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình đang làm, dù có thay đổi về hình thức bề ngoài với nhiều mưu cao kế sâu hơn). Còn nếu phương Tây muốn giữ vững ngọn cờ dẫn đầu thế giới văn minh của mình, thì không thể vẫn phạm sai lầm như kiểu cũ, như đã làm từ hôm nay trở về trước, mà cần thông minh, sáng tạo chuyển thật mạnh, thật dũng cảm, thật bản chất, như lời răn của các tiền bối của Loài người, như là/ và có thể theo kịp – tương ứng với - những thứ tuyệt diệu mà họ đã sáng tạo ra bởi IQ cao trong công nghệ thông tin và các kỹ thuật cao cấp khác của họ, (và đã từng vô tình giúp cho phần thế giới còn lạc hậu lâu nay đang vận dụng cho mục tiêu còn rất lạc hậu, thậm chí rất dã man của thế giới còn lạc hậu này).Cuối cùng, xin xem điểm 5 sau đây.
5/ Chừng nào Thế giới đã “phẳng”, đã hội nhập Toàn cầu, Trái đất đã thu nhỏ (bởi đã có InterNet và máy bay với tốc độ gấp 3 lần tốc độ âm thanh và còn nhanh hơn thế) nên đã trở thành “một ngôi Làng”, thì ta nên áp dụng có sáng tạo cách tổ chức quản lý của một quốc gia tiên tiến (do Liên hiệp quốc sẽ tuyển chọn) cho ngôi “làng toàn cầu” này. Nghĩa là nên sớm tiến tới thành lập hệ thống pháp quyền toàn cầu phục vụ phương thức “các bên cùng thắng” để tạo dựng cộng đồng hòa bình dân chủ hạnh phúc nhằm mục tiêu hướng tới của toàn Nhân loại thế kỷ XXI: không phải là “tàn sát nhau để sâu xé cái bánh Trái Đất đã có”, mà chính là “làm cho cái bánh Trái Đất to hơn để chia nhau hợp lý hơn”. Như nhiều người đã mấy lần đề cập: Tiến đến dựa vào trưng cầu ý dân để phân bố tổ chức quản lý lại Trái Đất sao cho tương đối hợp lý, sử dụng khai thác tối ưu nhất có thể, mặt khác đưa ra những “khoảng” định mức (giới hạn du di linh động được) những yếu tố được phân bổ quan trọng nhất của xã hội, của mỗi bang (tức mỗi nước theo cách gọi hiện nay) cùng trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bang đối với toàn cộng đồng, tức là để tránh những sự vô lý do tự nhiên và nhân tạo đã xẩy ra trước đây, ví như có sự chênh lệch dân số hay diện tích sử dụng đất của các nước lớn bé hơn nhau gấp hàng trăm ngàn lần, cực kỳ bất hợp lý, nhưng nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng ngôi “làng toàn cầu” thì cũng rất bất hợp lý, chỉ khác nhau theo sự tự giác, tự nguyện . . ., hoặc cộng đồng giúp lẫn nhau giải quyết những khó khăn mâu thuẫn cũ tồn đọng,. . .từ đó mới có thể trừ diệt tận gốc mọi tệ nạn của Loài người, như dịch bệnh, thiếu đói, tham nhũng tiêu cực, vi phạm nhân quyền, xáo trá bịa đặt, chiến tranh bành chướng xâm chiếm và khủng bố liều chết  . . .đang diễn ra hiện nay.  Tức là sẽ triển khai tư tưởng Đoàn kết và Sáng tạo để tổ chức lại và chinh phục thắng lợi Trái đất (dũng cảm từ bỏ dã tâm chinh phục lẫn nhau, thường không phải là giỏi hơn, mà chỉ là dã man thâm độc hơn). Sau khi, hoặc đồng thời với, việc dọn dẹp vứt đi các rác rưởi, xây dựng lại Hành tinh xanh, toàn Nhân loại sẽ hòa bình cùng vận dụng các Trí tuệ IQ cao và Tri tuệ IE minh triết hơn để tiến nhanh vào Vũ trụ.
 Toàn thế giới hãy sớm tỉnh ngộ lại, từ bỏ những thứ “cũ kỹ hư hỏng” và cương quyết ra tay dành lấy những gì “mới mẻ tốt tươi”. Mỹ hiện vẫn đang đứng đầu toàn cầu, nên Mỹ cần tỉnh ngộ lại trước tiên, hãy chủ động kêu gọi trước hết các nước lớn phải thừa nhận những chân lý hiển nhiên nói trên và ngồi lại bàn cách triển khai. Liên hiệp quốc cần nhận rõ vai trò là bà đỡ đón nhận thế giới kiểu mới này.
Xin nhắc lại: Hãy tinh tấn dũng cảm từ bỏ ý đồ xâu xé chém giết lẫn nhau nhằm chiến thắng để dồn sức dũng cảm chinh phục Trái đất và Vũ trụ,.

Người Hà Nội

(*) Đây là bức thư tác giả đã kính gửi các ông Obama, Ban Ki Moon, Tập Cận Bình, Putin và các Vị đứng đầu các nước còn lại,

Cùng tất cả công dân hành tinh từ Hà Nội, ngày 9 tháng 4, 2015.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

VIỆT NAM PHẢI SỚM CÓ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN

 I-VIT NAM PHI SM CÓ CÁNH CHIM ĐU ĐÀN Đ ĐƯA DÂN TC ĐI THEO ĐƯỜNG LỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ  
Nhờ sáng tạo và  trang bị hệ tư tưởng tiên tiến riêng, tư tưởng Đoàn kết, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng của Người đã cùng dân tộc Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Tư tưởng Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế của Người vừa nhân văn, vừa là  tư duy triết học “Trân trọng, Liên kết và Thống nhất các yếu tố Khác biệt, kể cả Đối lập”. Tư tưởng này phát huy mạnh mẽ ở trong nước và  trên trường quốc tế.
Vì thế  khi  kế hoạch  đi cùng  phe Đồng minh Dân chủ có Pháp và Mỹ không được chấp thuận,  thì để giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn phe Xã hội Chủ nghĩa  có Liên Xô, Trung Quốc  - phe có tư tưởng Khác biệt làm đồng minh.

Tôn trọng sự khác biệt tư tương của bạn, song để ngừa bệnh ấu trĩ tả khuynh,
mù quáng sao chép mô hình Xã hội Chủ nghĩa của Liên Xô, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc cần độc lập, sáng tạo về tư tưởng. Người nói: “Làm rái Liên Xô cũng là Mác-xít” và “Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin có lý, có tình (Mà có lý, có tình thì không còn Chủ nghĩa Mác-Lênin như nó vốn có vì bản chất chủ nghĩa này là bạo lực  cách mạng  và chuyên chính vô sản  –  tác giả)”.
Người nói thẳng: “Đừng thấy người ta đấu tranh giai cấp rồi mình cũng bắt chước giai cấp đấu tranh”. Năm 1949, Người viết: “Đấu tranh giai cấp là một điều ngu ngốc” và các tối  trước Đại hội Đảng II năm 1951, Người xách đèn bão đến từng lán đại biểu giải thích việc không lấy tên “Cộng sản” cho Đảng. Sau này trong Di chúc, Người chỉ nhắc xây dựng “Đất nước” chứ không nhắc xây dựng “Chủ nghĩa”.
Dễ thấy  tư  tưởng và việc làm đậm chất Nhân văn, Minh triết và Khoa học của Người luôn có giá trị thời đại. Đây là điều mà Chủ nghĩa Mác-Lênin không có.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy cứ khi Chủ nghĩa Mác-Lênin lên ngôi là phong trào cách mạng  tổn thất  đau đớn,  nặng nề, ngược lại cứ khi nào  ngọn cờ Đoàn kết Dân tộc,
Đoàn kết Quốc tế giương cao thì khi đó cách mạng Việt Nam khởi sắc và thành công.    
Về mặt này, phát biểu khai mạc Hội nghị TW 11 của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú
Trọng đã có điểm sáng mới khi đặt việc xử lý các quan điểm khác biệt về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo  theo cách  thức trao đổi kiểu “Phải chăng”, chứ không  theo cách áp đặt các ý kiến khác biệt là “Suy thoái” như trước: “Tôi đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên TW cần lưu ý, … Phải chăng, về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời điểm hiện nay cần nhấn mạnh phải có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương  lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; ….”. Tiếc là ngoài yếu tố mới “Phải chăng”, các nội dung trên mới đề cập về các vấn đề tư tưởng trong Đảng, chưa thấy nói đến các vấn đề có tầm vóc quốc gia, cũng như các vấn đề có tầm khu vực và thế giới, cho nên đây khó có thể là tiêu chí để lựa chọn lãnh đạo đất nước. Đó là chưa kể còn nhiều nội dung chưa hợp lý, hợp tình, hợp thực tiễn, như:
Không thể đồng nhất “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; vì Độc lập dân tộc đã có thực hàng nghìn năm, còn CNXH chỉ có trong ảo tưởng bảo thủ. Hay lầm lẫn giữa mục tiêu và biện pháp: “Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc”. Trong khi đó ai cũng hiểu, Việt Nam có hàng ngàn năm văn hiến là do “Lợi ích Dân tộc” được cha ông gìn giữ chứ đâu vì có “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước”.
Đây chỉ là công cụ, xuất hiện, mất đi hay thay đổi phải vì “Lợi ích Dân tộc”. Quan niệm này cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Lại nữa: Chủ nghĩa Mác-Lênin coi đấu tranh giai cấp, thủ tiêu tôn giáo, … là
mục tiêu,  là động lực phát triển xã hội. Trong khi đó  tư tưởng Hồ Chí Minh  lại coi Đoàn kết không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chính trị, … là cốt lõi của thành công.
Làm gì có chuyện cùng lúc kiên định hai con đường ngược nhau này, nếu không tự xé mình thành hai mảnh hoặc  đứng  ì  tại chỗ khi cả thế giới chuyển động. Đây  là nguyên nhân cốt lõi làm Việt Nam ngày càng trì trệ và nếu kéo dài sẽ lâm vào tình trạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Ngồi giữa hai cái ghế nhất định sẽ ngã”.

II. VỪA ĐOÀN KẾT, CÁC CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN VỪA PHẢI ĐỦ BẢN LĨNH
 DẪN DÂN TỘC VƯỢT THÁCH THỨC, NẮM VỮNG CƠ HỘI ĐỂ GÌN GIỮ CHỦ QUYỀN, LÃNH THỔ, LÃNH HẢI, ĐƯA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Xác định phương hướng công tác nhân sự phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Có nhiều chỗ chưa rõ trong nội dung này:
Tại sao  là “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” mà không là Tổ Quốc Việt Nam? Phải chăng đây là biến tướng của tư tưởng áp đặt trước đây “Yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã hội”?   Rõ ràng lối tư duy này đã luôn  làm rạn nứt khối Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế và đi ngược tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó là chưa kể, hiện nay  ta mới có “Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ quá độ CNXH” mà chưa hề có “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Vậy làm sao để xây
dựng và bảo vệ một sản phẩm của ảo tưởng? Năm 2012, Tổng Bí thư phát biểu ở Cu Ba là thời kỳ quá độ lên CNXH “vô cùng khó khăn và phức tạp”. Nghe nói một dịp khác Tổng Bí thư  đã  cho  biết  100 năm nữa  theo  con đường này  không biết  có  tới đích?  Nếu vậy là đúng thì cớ gì chúng ta không chọn con đường Đoàn kết  - Thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cứ kiên định mãi con đường đưa cả dân tộc vào chỗ “vô cùng khó khăn gian khổ” và chưa biết đến bao giờ ra?
Tổng Bí thư nhận định: “Những năm sắp tới, đối với nước ta sẽ là thời kỳ mà cả thời cơ và thách thức đều rất lớn”. Không thấy Tổng Bí thƣ nhắc điều mà người Việt Nam nào cũng lo lắng: Làm thế nào để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải củaTổ Quốc trươc các  thế lực thù địch ngày càng hung hãn, xảo quyệt? Làm thế nào để - văn hóa, giáo dục, kinh tế, … của đất nước sớm thoát cảnh suy thoái? Làm thế nào để loại bỏ thứ suy thoái nguy hiểm nhất là suy thoái về Chí khí, Trí tuệ và Phẩm cách
Lãnh đạo? Làm thế nào để môi trường không còn ô nhiễm nghiêm trọng? Làm thế nào để con người lấy lại niềm tin vào con người, và tin vào các điều tốt đẹp? … Cũng không thấy Tổng Bí thƣ nhắc các tiêu chí để lựa chọn lãnh đạo có đủ năng lực vượt mọi thách thức, nắm vững thời cơ để giữ gìn và đưa đất nước phát triển bền vững.
 Trong khi đó, việc bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, về Dự án sân bay quốc tế Long Thành  lại chiếm  thời  lương quá lớn  trong Hội nghị TW 11.
Ngay thế, nhiều nội dung Tổng Bí thư yêu cầu sẽ rất khó giải quyết xác đáng trong một thời gian quy định như: “Trung ương cần tập trung cho ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của Dự án; nhu cầu sử dụng đất và giải phóng mặt bằng; phương án tái định cư, bảo đảm việc làm và môi trường sống cho đồng bào vùng di dời; phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật và mô hình quản lý, vận hành, khai thác, …”.

 Rõ ràng, đặt các nội dung trên vào Hội nghị TW 11 chưa phù hợp. Các đề án
như vậy cần có đánh giá nghiêm túc, khách quan của các tổ chức quản lý, khoa học trong và ngoài nươc và thí điểm trên vùng lãnh thổ đủ lớn, không quá đặc thù. Từ đây có thể thấy, sẽ tốt hơn nếu như  Hội nghị TW 11 tập trung bàn về các giải pháp để có được đường lối đúng đắn và tìm ra người lãnh đạo xứng đáng.                        
Thay cho  lời kết, cho phép mượn lời phát biểu của Tổng Bí thư với Hội nghị
TW 11  (phần chữ  nhỏ nghiêng)  và  xin  bổ sung  thêm ý  của  tác giả  (phần chữ in):
“Hơn ai hết, mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương cần …   nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành thật tốt trọng trách được CÁC TIỀN NHÂN VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM giao. … Các đồng chí hãy phát huy trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, xác đáng, … ĐÁP ỨNG LÒNG MONG MỎI CỦA NHÂN DÂN VÀ ĐIỀU  MONG ƯỚC CUỐI CÙNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG DI CHÚC CỦA NGƯỜI”.
Nhân dịp này xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới nhiều chuyên gia, tổ chức
khoa học đã giúp tác giả hoàn thành bài viết này. Xin kính chúc các thành viên Hội nghị Trung ương, mỗi ngƣời Việt Nam, cùng Gia đình và Tổ quốc An lành, Thành công và Hạnh phúc.

   Hà Nội ngày 5/5/2015      
  Nguyễn Mạnh Can   
                                                                                                                   
                                                                                                           

                                                                                                                     1