Hết Lư Sơn, Quế Lâm, Khu học xá lại Quế Lâm
…Các bạn lên Lư Sơn hưởng trọn một mùa đông băng tuyệt đẹp tuyệt vời, còn tôi, chỉ được một thời gian ngắn, vì không chịu được rét, bị cước, chân tay sưng vù nên phải đưa ngay về Quế Lâm !
Quế Lâm lúc này có trường cấp I và cấp II. Mới học lớp 4 lẽ ra phải vào trường cấp I, nhưng anh tôi ( anh Đặng Nhật Minh) đang học cấp II. Anh xin thầy Huy Phương (Hiệu trưởng) cho tôi vào lớp 5 để cùng trường với anh ấy.
Trường Quế Lâm phải chuyển về Khu học xáNam
Ninh để nhường chỗ cho trường Lư Sơn chuyển xuống. Khi việc di chuyển đã xong
tôi lại được trả về Quế Lâm và học lớp 5, 6, 7. Hết lớp 7 về Khu học xá học lớp
8. Khi trường KHX giải tán tôi về nước, vào học trường phổ thông cấp III Trưng
Vương, lớp 9 và lớp 10. Học cùng lớp với Hồng Nga, Kim Trâm. Thanh Bình và Nữ
Hiếu cũng học Trương Vương nhưng ở lớp khác.
Tốt nghiệp phổ thông tôi vào học Đại học Bách Khoa( năm 1960-1964), Khoa Điện, ngành Vô tuyến Điện. Cùng lớp có Minh Đức và Khâm Minh.
Những chặn đường đã qua
Vô tư đi !
Những lá thư thả xuống dòng Ly Giang ....
Nói đến Quế Lâm không bạn nào không nhắc đến sông Ly. Với tôi, con sông ấy đã có một thời như người bạn tâm tình. Hãy hình dung lại 50 năm trước, Nguyệt Ánh của các bạn là một cô bé gầy gò, ốm yếu, đen đủi và xấu xí. Ngày ấy tôi rất tự ti. Phấn đấu vào đội rất vất vả mãi mới được kết nạp. Phải qua nhiều thử thách như làm “Chiến sỹ vệ sinh” hàng ngày đếm số ruồi của mọi người diệt được rồi ghi vào sổ. Tôi thường xuyên bị thầy Lại cho điểm hạnh kiểm kém (4 điểm). Còn điểm sức khoẻ luôn luôn là gầy yếu++ và phải thường xuyên đi uống sữa tươi ( cùng với Lệ Thuỷ, Thanh Bình và Thanh Mai).
Tôi học kém môn văn, đặc biệt là viết chính tả vì cái gốc tiếng Huế khiến tôi không sao phân biệt được chữ nào có ‘g’ hay không ‘g’. Nhưng học toán thì khá, đặc biệt là môn Hình học. Được thầy Hàn Liên Hải rất yêu mến và thường phê vào vở 2 chữ “ Đáng khen”. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in những tiết giảng của thày Hải. Nhớ cái cảm giác háo hức chờ thày ra câu hỏi hoặc đọc xong đề bài và sung sướng được thày gọi đứng lên trả lời ! Vì tôi biết chắc mình sẽ trả lời đúng ! Vui nhất là tôi luôn ngồi cạnh Ngọc Trâm và Tư Thành. Ba đứa luôn ngầm ganh đua với nhau trong học tập.
Khi đang ở Quế Lâm tôi được tin Me tôi mất, tin đến đột ngột qua thư của mẹ Nữ Hiếu. Sau đó ít lâu thì em gái tôi ( Nguyệt Quý) được đưa sang Quế Lâm để ở với tôi. Em tôi sang đến nơi cùng với tin chiến thắng Điện Biên Phủ và sau đó là Hiệp định đình chiến và Hoà bình lập lại ở ViệtNam
. Mọi người vui sướng, hò reo vang dội. Hai chị em tôi ôm nhau khóc hết nước
mắt, nhớ thương Me vô cùng. Dạo đó hai chị em hàng ngày thường viết thư cho Me
rồi cho vào một cái lọ thuỷ tinh đem chôn trên núi phía sau trường hoặc thả
xuống dòng sông Ly, tin rằng Me sẽ nhận được.
Thôi cứ để trôi trong ký ức .
Một dòng sông lấp lánh tuổi thơ
....Bây giờ Em tôi cũng mất rồi, tôi nhớ Em, nhớ Quế Lâm như là những kỷ niệm vừa buồn vừa gần gũi....
(Năm sinh : 2-10-1941)
( Những đầu đề nhỏ trong bài viết do BĐH đặt )
…Các bạn lên Lư Sơn hưởng trọn một mùa đông băng tuyệt đẹp tuyệt vời, còn tôi, chỉ được một thời gian ngắn, vì không chịu được rét, bị cước, chân tay sưng vù nên phải đưa ngay về Quế Lâm !
Quế Lâm lúc này có trường cấp I và cấp II. Mới học lớp 4 lẽ ra phải vào trường cấp I, nhưng anh tôi ( anh Đặng Nhật Minh) đang học cấp II. Anh xin thầy Huy Phương (Hiệu trưởng) cho tôi vào lớp 5 để cùng trường với anh ấy.
Trường Quế Lâm phải chuyển về Khu học xá
Tốt nghiệp phổ thông tôi vào học Đại học Bách Khoa( năm 1960-1964), Khoa Điện, ngành Vô tuyến Điện. Cùng lớp có Minh Đức và Khâm Minh.
Những chặn đường đã qua
Tốt nghiệp Bách khoa, ra trường một thời gian, có
lệnh tổng động viên các sỹ quan dự bị, tôi nhập ngũ (tháng 7-1965).
23 năm trong quân ngũ là cả 23 năm tôi công tác tại Bộ tư lệnh Thông tin- Liên lạc và Viện kỹ thuật quân sự. Đồng đội thân thiết của tôi lại chính là 3 bạn Lớp 5 LSQL : Xuân Thiên, Xuân Nùng, Tiến Nguyên. Tiếc thay cả 3 bạn đều là những người đã đi xa...
- Từ năm 1970 – 1975 tôi làm NCS tại trường TU-Dresden CHDC
Đức.
23 năm trong quân ngũ là cả 23 năm tôi công tác tại Bộ tư lệnh Thông tin- Liên lạc và Viện kỹ thuật quân sự. Đồng đội thân thiết của tôi lại chính là 3 bạn Lớp 5 LSQL : Xuân Thiên, Xuân Nùng, Tiến Nguyên. Tiếc thay cả 3 bạn đều là những người đã đi xa...
- Từ năm 1970 – 1975 tôi làm NCS tại trường TU-Dresden CHDC
Đức.
- Tốt nghiệp về nước
tôi chuyển về Viện Kỹ Thuật Quân sự, lúc đầu là Phân Viện Điện tử. Năm 1980
Quân đội có chủ trương làm Bom Nguyên tử, Phân Viện Năng lượng NT thành lập,
tôi được chuyển sang đây ( Tên là Viện 481). Vài năm sau đó nhà nước ta ký Hiệp
ước Không sản xuất Vũ khí Hạt Nhân. Viện Năng Lượng của QĐ phải chuyển ra
ngoài, cùng với Viện Hạt Nhân HN và Viện HN Đà Lạt lập thanh Viện Năng Lượng
Nguyên Tử VN. Vì vậy tôi phải ra quân
Tháng 7-1988. Đây cũng chính là lý do tại sao cho đến nay tôi vẫn phải sống
trong căn hộ 28 mét vuông trong một khu lắp ghép cũ kỹ từ thời bao cấp.
- Từ năm 1985 - 1988 làm cộng tác viên khoa học tại Viện Dubna( Liên xô cũ).
- Từ năm 1985 - 1988 làm cộng tác viên khoa học tại Viện Dubna( Liên xô cũ).
- Tôi có 10 năm làm công tác Nghiên cứu khoa
học tại Viện NLNT và Giảng dậy cho SV ngành Vật Lý Hạt Nhân của trường ĐH Bách
Khoa HN và Đại học Tổng hợp.
- Tháng 6 năm 1998 tôi về nghỉ hưu và vẫn tiếp tục đi dậy đến 2010 thì nghỉ hẳn.
Tổ Ấm của tôi
Tôi lập gia đình năm 1972. Ly hôn năm 1992. Có hai con : Một gái một trai.
Con gái : Nguyễn Bạch Dương, sinh 1973, cử nhân kinh tế. Chồng cháu là Đoàn Thuỵ Anh sinh 1974. Có hai con, con trai là Đoàn Gia Anh sinh năm 2000, con gái là Đoàn Bạch Ngọc sinh 2002.
Con Trai : Nguyễn Thanh Tùng, sinh 1975, Kiến trúc sư. Vợ là Hà Lan Hương sinh năm 1977. Có con trai là Nguyễn Duy Thông sinh 2005 và con gái Nguyễn Quỳnh Nga snh 2012.
Lãnh "Án Tử Hình"
- Tháng 6 năm 1998 tôi về nghỉ hưu và vẫn tiếp tục đi dậy đến 2010 thì nghỉ hẳn.
Tổ Ấm của tôi
Tôi lập gia đình năm 1972. Ly hôn năm 1992. Có hai con : Một gái một trai.
Con gái : Nguyễn Bạch Dương, sinh 1973, cử nhân kinh tế. Chồng cháu là Đoàn Thuỵ Anh sinh 1974. Có hai con, con trai là Đoàn Gia Anh sinh năm 2000, con gái là Đoàn Bạch Ngọc sinh 2002.
Con Trai : Nguyễn Thanh Tùng, sinh 1975, Kiến trúc sư. Vợ là Hà Lan Hương sinh năm 1977. Có con trai là Nguyễn Duy Thông sinh 2005 và con gái Nguyễn Quỳnh Nga snh 2012.
Lãnh "Án Tử Hình"
Năm 1995 tôi bị bệnh Luput Ban Đỏ.
Bệnh Viện Việt Xô trả về vì lý do bệnh này không chữa được. Thế là tôi được
lãnh “ Án Tử hình” Sau đó nhờ một người bạn. tôi gặp được GS Đào Văn Chinh, ông
là Giám đốc BV Quốc tế. Ông cho biết gần đây ở Hung đã tìm ra được loại thuốc
chữa bệnh này ( Sandimum). Thuốc rất độc bệnh nhân có thể chết khi uống thuốc
nhưng nếu uống được 50 viên thì có thể đẩy lùi bệnh trong một thời gian. Sau khi
cả nhà tôi ( có Dì Toản tôi là BS) đến để nghe GS giải thích và xem tài liệu
chỉ dẫn, rồi thảo luận và cuối cùng là xin GS gửi mua dùm thuốc để bắt đầu chữa
bệnh. Mọi điều xẩy ra sau đó thì thật là khủng khiếp, nhưng tất cả đều có trong
tài liệu, có rất nhiều phản ứng xẩy ra chứ không chỉ là mệt như truyền Hóa
chất. Nhiều lần phải dừng lại nghỉ nhưng rồi vẫn tiếp tục cho đến viên thứ 50.
Rất lạ là suốt trong thời gian bị bệnh tôi không bao giờ nghĩ đến cái chết,
nhiều người bảo tôi “ Điếc không sợ súng” còn tôi thì nghĩ mọi việc đã có Ba Me
ở trên trời lo cho. Dừng uống thuốc là tôi khỏe mạnh bình thường, nhưng phải
uống thuốc Presnisolon để duy trì, lúc đầu liều lượng rất cao sau giảm dần đến
1 viên ngày và duy trì suốt đời. Thuốc này làm giảm đau các khớp nhưng tích
nước nên bụng to khủng khiếp. GS bảo tôi sẽ sống được đến 5 năm, rồi đã qua 10
năm và bây giờ đã là 18 năm mà vẫn chưa thấy chết.
Hiện nay cuộc sống của tôi rất
thoải mái vui vẻ hạnh phúc bên con cháu
và bạn bè. Tôi có niềm tin vào cuộc sống tâm linh và thích đạo Phật của Thiền
sư Thích Nhất Hạnh.Vô tư đi !
Những lá thư thả xuống dòng Ly Giang ....
Nói đến Quế Lâm không bạn nào không nhắc đến sông Ly. Với tôi, con sông ấy đã có một thời như người bạn tâm tình. Hãy hình dung lại 50 năm trước, Nguyệt Ánh của các bạn là một cô bé gầy gò, ốm yếu, đen đủi và xấu xí. Ngày ấy tôi rất tự ti. Phấn đấu vào đội rất vất vả mãi mới được kết nạp. Phải qua nhiều thử thách như làm “Chiến sỹ vệ sinh” hàng ngày đếm số ruồi của mọi người diệt được rồi ghi vào sổ. Tôi thường xuyên bị thầy Lại cho điểm hạnh kiểm kém (4 điểm). Còn điểm sức khoẻ luôn luôn là gầy yếu++ và phải thường xuyên đi uống sữa tươi ( cùng với Lệ Thuỷ, Thanh Bình và Thanh Mai).
Tôi học kém môn văn, đặc biệt là viết chính tả vì cái gốc tiếng Huế khiến tôi không sao phân biệt được chữ nào có ‘g’ hay không ‘g’. Nhưng học toán thì khá, đặc biệt là môn Hình học. Được thầy Hàn Liên Hải rất yêu mến và thường phê vào vở 2 chữ “ Đáng khen”. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in những tiết giảng của thày Hải. Nhớ cái cảm giác háo hức chờ thày ra câu hỏi hoặc đọc xong đề bài và sung sướng được thày gọi đứng lên trả lời ! Vì tôi biết chắc mình sẽ trả lời đúng ! Vui nhất là tôi luôn ngồi cạnh Ngọc Trâm và Tư Thành. Ba đứa luôn ngầm ganh đua với nhau trong học tập.
Khi đang ở Quế Lâm tôi được tin Me tôi mất, tin đến đột ngột qua thư của mẹ Nữ Hiếu. Sau đó ít lâu thì em gái tôi ( Nguyệt Quý) được đưa sang Quế Lâm để ở với tôi. Em tôi sang đến nơi cùng với tin chiến thắng Điện Biên Phủ và sau đó là Hiệp định đình chiến và Hoà bình lập lại ở Việt
Thôi cứ để trôi trong ký ức .
Một dòng sông lấp lánh tuổi thơ
....Bây giờ Em tôi cũng mất rồi, tôi nhớ Em, nhớ Quế Lâm như là những kỷ niệm vừa buồn vừa gần gũi....
( Những đầu đề nhỏ trong bài viết do BĐH đặt )
Tôi đọc hết nhưng hồi ức của các bạn về tuổi thơ ở Quế lâm, thấy mỗi người mỗi vẻ, không đọc được bai của bạn chắc chẳng bao giơ tôi biết được bạn đã "lĩnh án tử hinh" vậy mà vấn đang " sông thực " như câu chuyên trong bài viết gần đây của tôi, bạn đã cho tôi thêm cảm hứng để tiếp tục viết ..cám ơn bạn.
Trả lờiXóa