Ngày này 10 năm về trước, cả thế giới hoảng loạn về đại dịch SARS. Bác sĩ Carlo Urbani (người Italy) đã đến Việt Nam, dành trọn tâm sức, trí tuệ để đẩy lùi căn bệnh đang đe dọa sự sống toàn cầu.
Ngày 29/3/2003, bác sĩ Carlo trút hơi thở cuối cùng. Nói về sự ra đi của ông, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là Kofi Annan đã viết: Carlo ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của đại gia đình Liên Hợp Quốc. Ông đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, cứu sống người bệnh, có công trong việc phát hiện sớm dịch SARS. Trớ trêu thay, khi Carlo đang nỗ lực giành giật từng bệnh nhân khỏi lưỡi hái tử thần thì chính căn bệnh quái ác ấy đã cướp đi mạng sống ông...
Bà Pascale Brudon, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Việt Nam nhấn mạnh: “Carlo là một con người tuyệt vời, nếu không có ông có lẽ tất cả chúng ta đều bị dịch SARS tàn phá”.
Bác sĩ Carlo Urbani. Ảnh: thefamouspeople.com |
Ngày 26/2/2003, bác sĩ Carlo Urbani được mời đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) để khám cho một bệnh nhân viêm phổi. Ông đã sớm nhận ra sự bất thường và ngay lập tức cảnh báo cho WHO, đồng thời cùng Bộ Y tế Việt Nam thúc đẩy việc lập hàng rào cách ly ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Bác sĩ Carlo cũng được cảnh báo sự nguy hiểm, hoàn toàn có quyền và có lý do để về nước. Nhưng không bận tâm, ông thường xuyên túc trực bên giường bệnh, an ủi động viên và tìm cách chữa trị cho bệnh nhân. Là một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bằng những nghiên cứu đầu tiên của mình ở Việt Nam, Carlo đã giúp các đồng nghiệp nhanh chóng xác định virus gây bệnh.Dịch khởi phát từ Hong Kong, nhưng ở thời điểm đó các chuyên gia y tế đang nghi là cúm gia cầm. Chỉ trong thời gian ngắn, SARS vượt khỏi biên giới Hong Kong lan tới 37 quốc gia. Người nhiễm bệnh nhanh chóng suy hô hấp, suy đa phủ tạng và tử vong. Sau khi nhận được sự cảnh báo của bác sĩ Carlo từ Việt Nam, nỗi hoảng loạn bao trùm thế giới. Ở những quốc gia có dịch SARS, khẩu trang y tế bán chạy nhất, trường học đóng cửa, nhà hàng đóng cửa, các trung tâm mua sắm vắng hoe, sản xuất bị đình trệ, người nước ngoài bỏ về nước...
Cuối tháng 3/2003, cả thế giới báo động vì căn bệnh bí ẩn sau được gọi tên là SARS, khắp nơi khẩu trang bán chạy như tôm tươi, nhiều nước đã phải ra lệnh cấm xuất nhập cảnh. Ảnh: AP. |
Tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet viết: Biết công việc của mình đang làm là nguy hiểm, nhưng Carlo Urbani nói với vợ “Nếu không làm những công việc này thì chúng ta đến đây để làm gì? Chẳng lẽ ngồi đọc thư điện tử, ký văn bản giấy tờ, đi dự tiệc? Chúng ta không được ích kỷ, mà phải suy nghĩ và hành động vì sự sống của người khác”.
Trung tuần tháng 3/2003, bác sĩ đi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan. Vừa đặt chân xuống sân bay, ông thấy người mệt mỏi và sốt. Là người tiếp xúc trực tiếp và đối phó với căn bệnh SARS, Carlo hiểu rất rõ điều gì đang đến với mình. Một đồng nghiệp là bạn thân lao đến ôm, nhưng Carlo gạt đi, yêu cầu người bạn tránh xa, rồi kiên nhẫn đợi xe cứu thương đến. Bà Giuliani Chiorrini đưa các con đến Bangkok, qua cửa kính, Carlo kịp nhìn mặt vợ con lần cuối, trong đó có đứa con út vừa tròn 4 tuổi.
Trong một khoảnh khắc tỉnh táo, đồng nghiệp thông báo cho Carlo cơn sốt của ông đã hạ. Nhưng Carlo không hề ảo tưởng, biết SARS đã không tha mạng sống của mình. Tâm nguyện trước khi nhắm mắt, Carlo đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên cứu. Và ông mãn nguyện: “Công việc liên quan đến tôi, dù nguy hiểm nhưng tôi thấy thoải mái, giờ đây tôi đã có tất cả”. Sau khi Carlo mất 2 tuần, virus Corona đã được chỉ mặt vạch tên, đại dịch SARS được khống chế.
“Nhiệm vụ của bác sĩ là đến bên người bệnh”
Đó là câu nói giản dị của bác sĩ Carlo khi đại diện cho Tổ chức Bác sĩ Không biên giới lên nhận giải Nobel hòa bình tại Stockholm (Thụy Điển) năm 1999. Câu nói này đã trở thành triết lý cho tất cả những nhân viên y tế đang khoác trên mình tấm áo choàng trắng.
Bác sĩ Carlo là người yêu cái đẹp, dành tình cảm đặc biệt cho âm nhạc, yêu thích hầu hết các bộ môn nghệ thuật. Nhưng trong sâu thẳm trái tim, bác sĩ Carlo còn có một tình yêu vĩ đại khác: đó là tình yêu thương vô bờ dành cho con người. Tuổi trẻ của ông gắn với công việc từ thiện, nhất là những người bị tật nguyền. Khi trở thành bác sĩ, những kỳ nghỉ hè thay vì đi du lịch hưởng thụ, Carlo tranh thủ khoác ba lô đầy thuốc đến Châu Phi.
Ông nhận thấy, ở những quốc gia nghèo đói như Châu Phi, nguyên nhân tử vong chính lại đến từ những căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi một cách đơn giản. Carlo thất vọng mỗi khi chứng kiến bệnh nhân không phải chết vì bệnh lạ, mà chết vì những căn bệnh thông thường như tiêu chảy cấp hay viêm phổi, bởi không ai chịu mang thuốc đến cho người bệnh. Sau bao ngày trăn trở, Carlo quyết định rời bệnh viện để trở thành chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới mang thuốc đến cho người bệnh nghèo. Bạn bè coi việc Carlo gia nhập các bác sĩ WHO giống như từ bỏ cuộc sống giàu sang để quay lại thế giới của người nghèo.
Trong thời gian ở Việt Nam, Carlo tập trung nghiên cứu và điều trị bệnh giun đũa, một căn bệnh trở thành nỗi ám ảnh với ông. Vị bác sĩ luôn băn khoăn tự hỏi: Chỉ cần vài nghìn tiền thuốc, mỗi năm uống 2 lần là tất cả trẻ em đều hết bệnh giun, cơ thể không bị hao mòn, vậy mà tại sao rất ít người chịu làm? Một đồng nghiệp của Carlo, bác sĩ Palmer nhận xét: "Giun đũa không có gì hấp dẫn, nhưng hầu hết trẻ em xứ nhiệt đới đều mắc, còn bác sĩ Carlo là kẻ chống giun đũa quá khích". Ở Hà Nội, bác sĩ Carlo tự đi xe máy. Thỉnh thoảng ông đưa vợ con về các làng quê, sống cùng những người nông dân chân lấm tay bùn.
Tưởng nhớ đến ông, Tổng thống Italy Azeglio Ciampi từng nói: Ngành y tế thế giới có bổn phận ghi nhớ một vị bác sĩ anh hùng, một công dân can đảm, một người cha gia đình, một người chồng gương mẫu đã bị cướp đi bởi một căn bệnh kinh khủng do chính ông đang lần tìm ra nguyên nhân...
Trần Văn Phúc (Tổng hợp từ The Lancet; UN News Centre; WHO)
Mọi người bận đilàm cả rồi! Em Ngựa đến bóc tem!
Trả lờiXóaCảm phục và ghi ơn người bác sĩ vì sự sống của nhân loại.
Hoan hô em đã bóc tem
Xóa[IMG]http://img1.imagehousing.com/79/7c9e4ff8339eff59cbc1c82ce6673d2a.gif[/IMG]
Những người tốt là không biên giới. Nhờ họ mà chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay.
Chịu NA ơi. Việt nam mình cũng có người như bố chị và bác Phạm Ngọc Thạch đấy chị ơi! thày thuốc giỏi và MẸ HIỀN THẬT SỰ mà.
Trả lờiXóaCát ơi, đọc bài này chị cũng thấy nhớ Ba chị quá. Có nhiều điểm giống nhau mà, Ba chị cũng luôn nghĩ đến Bệnh Giun và tìm cách tuyên truyền và chữa bệnh cho người nghèo. Mong sao nước mình cũng có nhiều người như Bác Thạch, Ba chị. Và cả những học trò như Cát nữa.
XóaXin tri ân Bác sĩ Carlo Urbani và chúc mừng người y tá đã thoát chết khỏi nạ dịch SARS
Trả lờiXóaMong sao các thầy thuốc VN học tập tấm gương sáng ngời về y đức này của Bác sĩ Carlo Urbani.
Công lao của BS Carlo Urbani là rất lớn. Năm đó nếu không có ông kịp thời chưa chạy và ngăn chặn thì không biết bao nhiêu người sẽ chết vì bệnh này SARS và liệu bộ y tế có tìm ra cách gì để nhanh chóng dập được bệnh này ?
XóaTrong giới y học VN vẫn còn nhiều người như bác sĩ Carlo Chúng ta cảm phục tinh thần hy sinh của họ
Trả lờiXóaTấm gương của BS Carlo là bài học cho mọi người. Chị tin là nhiều BS VN cũng làm được như thế. Nhưng, con Sâu làm Rầu nồi canh, nhiều lúc cũng thấy buồn khi nghĩ đến hình ảnh người BS VN bây giờ em ạ.
XóaLâu rồi hôm nay em mới sang thăm chị. Đọc bai f viết của chị càng thêm cảm phục tấm lòng y đức của bác sỹ Carlo. Mong sao VN mình có nhiều vị bác sỹ hết lòng với nghề nghiệp. Em chúc chị những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ!
Trả lờiXóaCám ơn em đã đến thăm. Chị em mình biết ơn và kính trong những BS có tấm lòng cao cả như BS Carlo và mong rằng cac BS VN cũng luôn luôn hết lòng vì người bệnh như vậy.
XóaHôm qua ti vi thời sự đăng tin kỷ niệm 10 căn bệnh Sars hoành hành, em có xem và xúc động lắm trước sự hy sinh của bác sĩ Carlo Urbani người ý, ông thật là tấm gương sáng cho ngành y và tất cả chúng ta chị gái nhỉ ?
Trả lờiXóaChúc chị gái chiều cuối tuần vui khỏe chị nhé !
[img] http://d4.violet.vn/uploads/blogs/730648/09081203582590443_02.gif[/img]
Tiếc quá, chị lại không được xem chương trình này.
Xóa