Lời nói đầu
Phùng Quán (1932- 1995) là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế ký XX. Anh là một nhà văn chiến sĩ trọn đời trung thành với lý tưởng mà mình đã chọn từ thuở thiếu thời: Đi theo Vệ quốc Đoàn chiến đấu vì Tổ quốc vì nhân dân. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương đau khổ suốt 30 năm trời, từ sau vụ "Nhân văn giai phẩm"; dù phải đi lao động cải tạo từ Thái Nguyên, Việt Trt, Thanh Hóa, Thái Bình, không nhà cửa, lấy nhau có hai con rồi mà 20 năm ròng không có chỗ trú thân. Tên không được in trên sách, phải "cá trộm, rượu chịu, văn chui".
Thế mà anh không hề thù oán ai, vẫn cặm cụi viết và vẫn viết "dòng đầu thẳng ngay như dòng cuối", luôn xưng tụng đất nước, xưng tụng nhân dân, xưng tụng cách mạng, xưng tụng tình yêu bằng những tác phẩm văn chương cuốn hút bốc lửa và thiêí tha, nhân bản. Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp mộl nhân cách cao cả, một lòng tin yêu đồng đội và nhân dân sâu sắc, một tấm gương lao động hêt mình, tới hàng chục tác phẩm thơ, trường ca, truyện thơ, tiểu thuyết được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ…
Một Phùng Quán - Văn với tiểu thuyết "Vượt Côn Đảo". Cho đến bộ tiểu thuyết ngót ngàn trang "Tuổi thơ dữ dội", được tái bản lần thứ chín (lần tái bản gần đây nhât do Nhà xuất bản Kim Đồng thực hiện năm 2005). Tuổi thơ dữ dội được đạo diễn Vinh Sơn dựng thành phim cùng tên làm xúc động hàng triệu khán giả Việt Nam trong và ngoài nước. Phim được giải thưởng
của Liên hoan phim Việt Nam và Tổng Cục Chính trị, Bộ Quốc phòng. "Tuổi thơ dữ dội" xuất hiện 32 năm sau sự kiện "Nhân văn", được giải thướng Hội Nhà văn, chứng tỏ sự thủy chung, gan ruột trước sau như một của ngòi bút Phùng Quán đối với con đường mà anh đã chọn!
Một Phùng Quán - Thơ coi "thơ là lý lịch, là mạng sống đời tôi "; với những bài thơ gan ruột như bài thơ "Lời mẹ dặn" nổi tiếng một thời:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu…
Và những bài thơ "Hôn", "Trăng Hoàng Cung", "Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe"… đọc lên như nghe lời kinh cầu nguyện cho thân phận con người:
Thơ ai như thơ ông
Mỗi chữ đều như róc
Từ xương thịt cuộc đời
Từ bi thương phẫn uất…
Đã đi với nhân dân
Thì thơ không thể khác
Dân máu lệ khốn cùng
Thơ chết áo đắp mặt?…
Ngoài tiểu thuyết, trường ca, thơ, Phùng Quán còn có hàng chục bài ký thấm đẫm chất nhân văn viết về những người thân, về đồng đội, đồng nghiệp nôỉ tiếng của mình như Tố Hữu, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Hồ Vi, Phùng Cung, Trần Đức Thảo, Tuân Nguyễn…; viết về những chiến sĩ cách mạng Cuba; những hồi ức về những ngày đánh Pháp ở Huế, những ngày đi lao động cải tạo ở công trường Cổ Đam, Thái Bình.v.v… Một số bài viết đã được giới thiệu trên các báo, nhưng cũng có những bài viết chưa công bố bao giờ.
Chúng tôi chọn lọc và tập hợp những bài viết ấy thành cuốn sách "Phùng Quán- Ba phút sự thật". Tất cả những áng văn âý được viết với một giọng văn pha hài rất chuyên nghiệp, kêt cấu khúc chiêt, dẫn người đọc đi từ bât ngờ này đến bất ngờ khác. Đọc "Phùng Quán - Ba phút sự thật" bạn đọc sẽ hiểu thêm số phận bi tráng mà cao thượng của những người trí thức; càng hiểu thêm sự nhân hậu của cây bút, "một đời lao lực, một đời cay cực, một đời thơ" Phùng Quán.
Để có được cuốn sách, chị Vũ Thị Bội Trâm, người vợ thúy chung, người mà khi yêu Phùng Quán, gia đình và cơ quan khuyên "không nên lấy đứa nhân văn", đã khắng khái: "Tôi tin anh ấy là người tốt, thời gian sẽ trả lời". Chị Bội Trâm năm nay 74 tuổi, cách đây hơn 20 năm chị bị ung thư vú, thế mà đêm đêm lục tìm, đọc và chép lại lừng tờ di cảo của chồng, để giúp chúng tôi có thêm những bài viết mới của Phùng Quán. Từ hơn 11 năm nay, có tư liệu nào về Phùng Quán, của Phùng Quán là chúng tôi sưu tầm cho bằng được, rồi cất giữ, chờ ngày công bố. Chúng tôi tin rằng cuốn sách "Phùng Quán - Ba phút sự thật " sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều chi tiết mới mẻ, cảm động về đời thường của những nhân vật "nổi tiếng" mà lâu nay chúng ta ít có điều kiện tìm hiểu. Đọc sách chúng ta càng trân trọng tài viết ký và tấm lòng thủy chung như nhất của Phùng Quán.
Phùng Quán là nhà văn có số phận đặc biệt. Tên tuổi và cuộc đời anh luôn gắn liền với những giai thoại pha chút huyền thoại. Vì vậy chắc chắn còn một số bài viết và tác phẩm của anh bị "thất lạc" đâu đó trong giới bạn bè. Chúng tôi rất mong sẽ tiếp tục nhận được những lai cảo của anh để bổ sung trong những lần tái bản sau.
Gác Phổ Minh, Xuân Bính Tuất
NGÔ MINH
|
Cảm ơn cô, con được biết thêm những thông tin thú vị về nhà thơ PHÙNG QUÁN và vị anh hùng dân tộc CU BA. Ngưỡng mộ quá
Trả lờiXóaCác cháu ít biết về Nhà Văn, nhà Thơ Phùng Quán, nhưng bọn cô thì hết sức kính trọng và ngưỡng mộ ông.
XóaEm ngưỡng mộ nhà văn Phùng Quán qua tác phẩm Tuổi thơ dữ dội chị ạ
Trả lờiXóaMột tác phẩm dành cho thiếu nhi nhưng người lớn đọc cũng thích, chị nhỉ!
Chị đọc đầu tiên là tiểu thuyết " Vượt Côn Đảo " của ông. Đó là cuốn tiểu thuyết hay nhất và để lại nhiều ấn tượng nhất cho chị. Hồi đó mới học lớp 5.
XóaCảm ơn Ánh đã cho đọc lại và hiểu thêm về Phùng Quán, một nhà văn nhà thơ có tài nhưng số phận lại vất vả. Thật đáng tiếc.
Trả lờiXóaChữ TAI liền với chư TAI một vần. NA nhìn lại các nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ thời trước chúng ta một chút có ai được sung sướng, thậm chí chỉ có cuộc sống BÌNH THƯỜNG cũng có đâu. Chào !
Trả lờiXóaCuộc đời ai cũng chịu nhiều tai ương, nhiều gian truân vất vả, nhưng chịu đựng và vướt qua nó như thế nào là tùy thuộc vào Ý chí và Nhân cách của từng con người. Đọc bài này mình thấy hiểu hơn và cảm phục hơn nhà văn Phùng Quán TN ạ.
XóaCái thời "Nhân văn giai phẩm" ấu trĩ đã đầy dọa bao nhiêu nhân tài của nước ta!
Trả lờiXóaTrong các nhà văn thuộc nhóm NVGP em thích nhất Phùng Quán và Trần Dần chị ạ! Các ông sống mãi trong lòng chúng ta!
Trả lờiXóaSự thật không phải lúc nào nói ra cũng tốt chị ạ
Trả lờiXóaMột điều làm em bất ngờ là bác Thanh Tịnh cho Chú Phùng Quán mượn tên để viết sách... Em rất cảm phục những tư cách lớn trong giới văn chương xưa kia!
Trả lờiXóaTôi đã có cuốn sách ấy của Phung Quán và đã đọc nhiều lần, nhơ và khắc ghi nhưng câu thơ của ông về Yêu , ghét, trong cuộc đời này đã có mấy ngươi dám " yêu thi bảo là yêu ,ghét thì bảo là ghet" như Phung Quán đâu. Một tấm gương sáng về cách Làm người chân chính.
Trả lờiXóaNguyệt Ánh ơi, đoạn văn ngắn ở cuối "Ba Phút Sự Thật" là của nhà văn Phùng Quán phải không? Theo Trâm, nên ghi tên ở cuối cho rõ ràng.
Trả lờiXóaTại Trâm không đọc Lời nói đầu ở trên, đã giới thiệu rồi mà.
Xóa