Lưu Ý: có rất nhiều Trái Cây, như Mít – Sầu
Riêng – Măng Cụt – Chôm Chôm. v.v ở các chợ của người Việt Nam ở nước ngoài
cũng nhập những trái cây Đông Lạnh từ Trung Quốc – Việt Nam – Thailand cũng
không thoát khỏi các loại Thuốc Độc được chích vào để trái cây được xanh tươi
mãi.
Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ
vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất cực độc.
Chúng tôi theo chân bà Lan – một thương lái – chở
sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng
Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín
được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn
tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt… Cứ cắt về
dùng thuốc cho khỏe”.
Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái
chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái
non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.
Từ “tắm” đến chích hóa chất độc vào trái cây
Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56
(xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ
xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng
tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc
mới đủ hàng cung cấp trái chín”.
Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng
“chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho
trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang
giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng
trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.
Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu
HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền:“Bên
tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng
vô trái mít, nhúng đu đủ…”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng
nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.
người đàn ông này đang
chích thuốc vào tráo Mít cho chúng tôi thấy…trái mít này có thề xanh tươi mãi.
Bà Dũng, một chủ vườn mít
ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận
vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ
mần thuốc gì mà bán chạy lắm”.
Không khó để tìm ra loại
thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc
lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho
biết: “Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”.
Từ một đầu mối, chúng tôi
liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện
Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19/7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng
Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối
mới.
Tuy nhiên, trở lại vựa
ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy
ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôc-nơ-vit
được mài nhọn.
Đã sử dụng “công nghệ”
được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào
cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh
thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp
trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.
đây là loại thuốc chích Kích Thích cho trái cây
nhanh trín, loại thuốc này cũng do chế độ tập đoàn csVN chấp thuận, “thật kinh
khủng một chế độ thối nát ngu si” việt nam hiện nay có thể là những căn bệnh
ngoặc nghèo nhất thế giới.
Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi
ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung
đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán
chạy hơn” – bà Mai khẳng định.
Kéo dài “tuổi thọ”
Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa
trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông
Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có
“công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất
xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt,
trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.
Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh
tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi
giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào
trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.
Những trái Sầu Riêng chưa đủ ngày sinh trưởng, được cắt non về và chuẩn bị tắm rửa bằng hóa chất cho Vỏ được xanh, sau khi tắm rửa vỏ Sầu Riêng xong, họ sẽ chích thuốc cho mau trín…”thật kinh khủng quá…Nhà nước ơi – Thủ tướng ơi – dân làng nước ơi” dân tộc Việt Nam đang bị cả một thể chế csVN giết bằng thuốc độc….
Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21/7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.
Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl…) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài.
Ông Phương, quê Bắc Giang – một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.
Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.
Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.
EM GÁI BD TEM VÀNG CHỊ NHA ! (~_~)
Trả lờiXóaCám ơn em. Tặng em Tem vàng đây
Xóa[IMG]http://kimages.imikimi.com/image/1kdgz-15Y-1.gif?height=400&scale=max&width=400[/IMG]
Nhìn mà sợ quá chị nhỉ ? Khi mang bán thì họ chào hàng rất bắt mắt nhìn thế ai nghĩ là hàng bẩn đâu, hoa quả cũng vậy, thả nào người đau bệnh ngày càng gia tăng chị nhỉ ?
Trả lờiXóaChúc chị ngày mới an lành, mời chị cà phê ngon nhé !
[img] http://i1110.photobucket.com/albums/h444/El-Vi/chen_zps150423af.gif [/img]
Uống cà phê vậy.Nhưng nghe nói cũng có Cà phê bẩn đấy em ạ. Cũng phải cảnh giác đấy.
XóaTHÔI, VẬY THÌ CHẢ ĂN GÌ NỮA , CHỊ ƠI. ỔI GĂNG ĐÔNG DƯ HỌ CŨNG PHUN, CŨNG NGÂM...
Trả lờiXóaMời ăn Dâu sạch của chị
Xóa[IMG]http://img1.imagehousing.com/49/efa15eed5a05356e6cd22e165d0ef513.gif[/IMG]
Biết là trái cây ở VN cũng bị fun, tiêm...nhưng nhìn ảnh vẫn thấy rùng mình chị ạ!
Trả lờiXóaChị rất lười ăn hoa quả, nếu không bị ép, hoặc không cố gắng thì không bao giờ ăn. Đấy là một Khuyết điểm, nhưng có lẽ bây giờ lại là ưu điểm em nhỉ.
XóaHu hu.... thui, con ăn....mía.
Trả lờiXóaTrồng được mía mà ăn thì tốt quá rồi, vừa ngon vừa sạch. Hôm nọ cháu nói ăn rau muống tự giồng thôi, thế là cô đi giồng mấy hộp rau muống, nó bắt đầu sống rồi, nhưng không biết đến bao giờ mới được ăn.
XóaChị ơi! Em chỉ thèm chuối quê thôi! Những trái bán trên thị trường hãi hùng quá!
Trả lờiXóaChắc chuối thì họ không tiêm thuốc kích thích vì nó cũng dễ chín em nhỉ. Tiếc là chị cũng không thích ăn chuối em ạ.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTN chỉ đọc được thôi, còn hình ảnh biến đâu, chỉ thấy ô trắng tinh. Chào !
Trả lờiXóaMáy của TN có vấn đề rồi. Nhờ con gái xem cho nhé.
XóaTôi là người hay ăn trái cây, đọc bài này thấy kinh quá. Nhưng có lẽ nhiều loại thực phẩm khác như gạo, thịt, cá... đều dùng hóa chất bảo quản, và trong đó chắc là cũng không thiếu hóa chất độc hại. Nhịn ăn thì không được. Biết làm thế nào ?
Trả lờiXóaĂn cũng Chết mà không ăn cũng Chết. Vậy thì chọn một trong 2 cách mà Chết thôi bạn ạ.
Xóa