Cuộc Hành Hương lên Phương Bắc để thắp hương cho các Liệt sỹ
đã ky sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc 35 năm trước ( kéo
dài 30 ngày bắt đầu từ 17-2-1979).
Cuộc Hành Hương đã được tổ chức một cách tuyệt vời và kết
quả đạt được thật mỹ mãn, hơn cả sự mong đợi của mọi người.
Nguyên nhân của thắng lợi này có thể kể ra rất nhiều, trước tiên là nhờ vong linh của các Liệt sỹ đã phù hộ cho chúng ta sau nữa là vì :
1- Tổng
Tư Lệnh là cụ Trần Xuân Hoài, một nhà Khoa học rất cao siêu, sống ở nước ngoài
nhiều hơn trong nước. Thế mà cụ đã soạn ra được một bản kế hoạch hết sức cụ
thể, khoa học và chính xác. Để phát huy dân chủ, cụ còn triệu tập hội nghị trù
bị để mọi người góp ý và quán triệt.
2- Hợp
đồng được ký kết và thực hiện bởi Công Ty Lữ hành Hoa Phượng, một CT có nhiều
kinh nghiệm trong tổ chức Du lịch. Đặc biệt, người đứng đầu CT, người trực tiếp
làm Hướng dẫn viên là ông Tiến, theo tôi là một người có tài.
Ông Tiến có kiến thức sâu và rộng
cả về Lich sử, Địa lý. Có trí nhớ rất tốt, đi đến đâu kể đến đấy mà tuyệt đối
chính xác : Tên người, thời gian, địa điểm. Hát hay như Ca sỹ và thuộc rất
nhiều thơ để minh họa.
3- Đoàn
Du lịch gồm nhiều thành phần gộp lại, nhiều nhất là K5-LSQL, có nhiều người
chưa hề gặp nhau, tuổi tác cũng chênh lệch nhiều, trẻ nhất là em Hà 46 già nhât
là cụ Phiến đã gần 80. Nhưng đây là một tập thể hết sức Đoàn kết, rất cởi mở,
chan hòa. Ai cũng muốn làm cho bạn bè vui bằng những lời tâm sự chân thật của
mình hoặc chia sẻ với bạn bè nhưng tài liệu hay mà mình sưu tầm được. Đặc biệt
anh Ngô Trí Hưng còn tặng cho mỗi chúng tôi một quyển chuyện do anh sang tác.
4- Riêng
cá nhân tôi xin được nói lời cảm ơn với tất cả các bạn. Chân tôi đau lên xuống
xe hay khi phải đi bộ xa đều phải có người dìu. Nếu không có sự giúp đỡ của mọi
người tôi không thể hoàn thành chuyến đi này được.
Cuối cùng, nếu muốn nói về nhược điểm hay điều đáng tiếc của chuyến Hành Hương này thì tôi xin nói đến việc số lượng người tham gia vào đoàn hơi ít. Tổ chức tốt như vậy, công phu như vậy mà chỉ có 16 người tham gia thì hơi phí. Hôm họp trù bị thấy không khí sôi động lám, nhiều người phát biểu rất hào hứng, tôi nghĩ đoàn cũng phải có trên 20 người. Đáng tiếc là nhiều người bận không đi được. Tôi tiếc nhất là 3 cô bạn là bác sỹ đã không đi làm tôi rất buồn
Xin viết tiếp theo yêu cầu của cụ Lê Tiến Hoàn
Tóm tắt Nhật ký hành trình:
Xuất phát từ Hà Nội- Nhà cụ Xuân Hoài, 75b Trần Hưng Đạo lúc
6g30. Xe chạy trên đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên được 99Km thì dừng lại ăn sáng
ở ngã ba Bờ Đậu. Tiếp theo, theo Quốc lộ số 3 qua mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Trại
Cau đến phố Đu. Đây là nơi Đại Đoàn Quân Tiên Phong ra đời. Tiếp đến là Khu
Gang Thép Thái Nguyên. Nơi cụ Khoa Phi đã cống hiến toàn bộ tuổi Thanh niên
tràn đầy nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà, 35 năm và
6 tháng là thời gian cụ làm việc ở đây. Xe đi tiếp đến thị xã Bác
Kan lúc 10g45. Nơi đây cụ Nguyễn
Văn Tố bị gặc Pháp bắn chết. Chiến dịch
Bắc Kan ta tiêu diết 5 nghìn quân Pháp.
Ở đây Bác Hồ làm bài thơ :
Không có
việc gì khó
Chỉ sợ lòng
không bền
Đào núi và
lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bài thơ sau đó đã được nhạc sỹ Hoàng Hà ( Cao Hy Vọng ) phổ
nhạc.
Xe chạy tiếp trên con đường mà Bác Hồ đã đi chiến dịch Biên
Giới.
Xe đến khu Di tích lịch sử Nà Tu lúc 11g30. ( Thôn Nà Tu, xã Cẩm Ràng ). Tiếp đến là Thị Trấn Phú Thông, rẽ trái thì đến Hồ Ba Bể, nhưng xe chạy thẳng đến Đồn Phú Thông, qua Đèo Giàng rồi lên Đèo Giá lúc 12g35. Giữa trưa mà trên đèo sương mù bao phủ lại luôn phải tránh xe Containe nên xe đi khá chậm. Đây là quê của nhà văn Hồ Zếnh. Anh Tính đã kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện về nhà Văn này. Xe qua cầu Lương Sơn, nơi giặc Pháp đã giết ông Phùng Chí Kiên. Tướng Kiên và Tướng Giáp là Tướng văn và Tướng Võ mà Bác Hồ đã trao tặng.
Xe đến khu Di tích lịch sử Nà Tu lúc 11g30. ( Thôn Nà Tu, xã Cẩm Ràng ). Tiếp đến là Thị Trấn Phú Thông, rẽ trái thì đến Hồ Ba Bể, nhưng xe chạy thẳng đến Đồn Phú Thông, qua Đèo Giàng rồi lên Đèo Giá lúc 12g35. Giữa trưa mà trên đèo sương mù bao phủ lại luôn phải tránh xe Containe nên xe đi khá chậm. Đây là quê của nhà văn Hồ Zếnh. Anh Tính đã kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện về nhà Văn này. Xe qua cầu Lương Sơn, nơi giặc Pháp đã giết ông Phùng Chí Kiên. Tướng Kiên và Tướng Giáp là Tướng văn và Tướng Võ mà Bác Hồ đã trao tặng.
14 g 15 xe qua đèo Kheo Khang thuộc thị trấn Ngân Sơn, tiếp đến là đèo Cao
Bắc ( Bren) rồi qua đèo Tài Hồ Sình, qua bên kia đã là đất Cao Bằng. Đến Bằng
Khẩu lúc 14g30. Qua chợ Bằng Khẩu Rẽ trái là Khe Phác Nà Ngần, nhưng chúng tôi
đi thẳng, đây là một vùng giồng rất nhiều thuốc lá, nhà nào cũng có một lò gạch to
để sấy thuốc lá. Qua đèo Cao Bắc lúc 14g56 rồi đèo Tèo Hồ Xìn lúc 15g23. Ở đây
có khúc sông nơi mà không biết bằng cách nào bọn Tầu đã đưa thuyền chở 20 vạn
quân vào đây, thuyên giặc treo cờ đen ( đen là Ô) vì vậy dân mình gọi bọn gặc này là TẦU Ô .
Thăm đền Nùng Chí Cao rồi xe chạy về Khách Sạn Hoa Lan ở Cao
Bằng lúc 17g.
Chúng tôi nhận phòng, lên nghỉ ngơi khoảng 1 giờ rồi đi ăn
tối. Khách sạn bình dân, chỉ 2 sao thôi, nhưng cũng sạch sẽ gọn gang. Phòng có
đủ nhưng 3 chúng tôi ( Ngân, Ánh Hà ) chỉ nhận một phòng để còn buôn dưa lê.
Tuy vậy tôi vẫn uống 2 viên thuốc ngủ và ngủ được một giấc ngon lành để có sức
cho ngày mai tiếp tục cuộc hành trình.
Ngày 28-2, ngày thứ 2 của cuộc Hành Hương cũng khởi hành lúc
6g sáng. Xe rời khách sạn, chạy dọc theo chiều dài bức tường Thành Nhà Nguyễn.
đây là Quốc lộ 4A nối Cao Bằng với Lạng Sơn. Chúng tôi đến Đèo Bông Lau lúc
8g30. Trận đánh đồn Bông Lau năm 1949 ta đã tiêu hủy 200 xe cơ giới của giặc Pháp.
Đến Thất Khê lúc 9 giờ. Đèo Khách thuộc huyện Văn Lãng là quê của ông Hoàng Văn
Thụ.
Đến Lũng Vài ( Trong
câu thơ của Tố Hữu Phổ Thông đèo Khế, Lũng Vài ) rồi đến đèo Bó Củng ở đây
chúng tôi vào viếng Nghĩa trang Liệt sỹ. 9g30 thì đến Ghép, đi tiếp để đến Thị
trấn Nà Sầm huyện Văn Lãng.
Đến cửa khẩu Tân Thanh lúc 10g. Xe vào chợ và dừng lai đây 20 phút để mọi người đi mua sắm.
Đến cửa khẩu Tân Thanh lúc 10g. Xe vào chợ và dừng lai đây 20 phút để mọi người đi mua sắm.
Đến cầu Khánh Khê lúc 11g. Đây là một địa danh lịch sử hết sức bi thương. Đây là lần đầu tiên tôi được nghe kể nhiều và nói rõ như vậy về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Biên gới chống bọn giặc Tầu. Hôm đó là ngày 17-2-1979. Bọn gặc đã vượt qua biên giới 60km mà ta vẫn không tin là chúng sang để đánh ta. Chỉ có dân quân và bộ đội địa phương ra ứng chiến. Một chiến sỹ ta thấy rõ thằng Chính Ủy trong đoàn quân bởi cách ăn mặc khác thường bèn tìm cách chặt đầu hắn và đem bêu trên cầu. Điều này khiến bọn giặc điên tiết lên và khi Tiểu đoàn 4 thuộc sư đoàn 337 được điều từ Phú Thọ lên để tiếp cứu thì đã bị chúng triệt hạ đến người lính cuối cùng.
chúng tôi đến Ải Chi Lăng lúc 4g kém 9. Rời Ải Chi Lăng xe đưa chúng tôi về Hà Nội. Khi nhìn thấy cột cây số chỉ còn cánh Hà Nội 100 cây số, cũng là lúc trên xe bắt đầu chương trình “ Lưu luyến chia tay “. Bắt đầu là Tổng Tư Lệnh với bài tổng quan rất đầy đủ về chuyến đi, lời cảm ơn với CT Du lịch với mọi thành viên đã có đóng góp cho đoàn ( Như anh Khoa Phi về kinh phí bổ xung để chúng ta được đi trên chiếc xe to rộng, thoáng mát thế này và em Hà trong vai trò kế toán, thủ quỹ). Tiếp theo là rất nhiều phát biểu cảm tưởng của cá nhân : Cụ Phiến, Phạm Phu, Trung Hải…
chúng tôi đến Ải Chi Lăng lúc 4g kém 9. Rời Ải Chi Lăng xe đưa chúng tôi về Hà Nội. Khi nhìn thấy cột cây số chỉ còn cánh Hà Nội 100 cây số, cũng là lúc trên xe bắt đầu chương trình “ Lưu luyến chia tay “. Bắt đầu là Tổng Tư Lệnh với bài tổng quan rất đầy đủ về chuyến đi, lời cảm ơn với CT Du lịch với mọi thành viên đã có đóng góp cho đoàn ( Như anh Khoa Phi về kinh phí bổ xung để chúng ta được đi trên chiếc xe to rộng, thoáng mát thế này và em Hà trong vai trò kế toán, thủ quỹ). Tiếp theo là rất nhiều phát biểu cảm tưởng của cá nhân : Cụ Phiến, Phạm Phu, Trung Hải…
Em Thu Gang đã hát tặng đoàn bài dân ca quan họ “ Người ơi
Người ở đừng về “. Tôi xin nói thêm là trong suốt chuyến đi này. Thu Giang giữ
vai trò Ủy Viên Văn nghệ của đoàn. Lên xe là phát cho mỗi người một tập in sẵn
các bài hát của Quế Lâm rồi thỉnh thoảng lên dọng cho mọi người cùng hát hay
hát cho mọi người cùng nghe.
Xe vẫn bon bon chạy về Hà Nội, muốn chậm lại cũng không
được. Đúng 7 g tối xe về đến điểm xuất phát, nhà cụ Xuân Hoài. Mọi người đều
khỏe mạnh vui vẻ, bắt tay nhau một cái thật chặt rồi mỗi người một kiểu phương tiện ai về
nhà nấy để trở về cuộc sống bình thường. Nhưng những gì đã được trải nghiệm
trong những ngày đã qua sẽ là những kỷ niệm còn được nhớ mãi.
Rất nhiều người chụp ảnh và ảnh ai cũng giống nhau, nhưng cây nhà lá vườn vẫn là quý nên tôi cứ đưa lên đây, mong các cụ chiếu cố để xem cho tôi vui nhé.
Xe xuất hành từ Hà Nội lúc 6g30 từ 75b Trần Hưng Đạo
(Nhà cụ Trần Xuân Hoài)
Đi theo đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đến Ngã ba Bờ Đậu (99km) nghỉ để ăn sáng
Đoàn đã đến Bắc Kan
Từ trái sang : Hà, Xuân Hoài, Bích Ngân, Trí Hưng, Minh Tính, Khoa Phi, Thu Giang, chị Thoa ( vợ anh Liêm), Bá Tuấn, Hồng Nhật, Uy Liêm, Trung Hải.
Đã đến Cao Bằng, vào thăm Đền thờ Nùng Chí Cao
Quang cảnh đường lên nhà thờ Nùng Chí Cao
Xin phóng to lên để đọc về Danh Nhân Nùng Chí Cao
Thắp hương tại Đèo Bông Lau
Đây là Biểu Tượng cho Chiến Thắng trận đánh Đèo Bông Lau ( Ngọn lửa ) năm 1949
Cầu Khánh Khê trên sông Kỳ Cùng, nơi đây ngày 17-2-1979 Tiểu đoàn 4 sư đoàn 337 đã hy sinh đến người cuối cùng. Máu các anh đã nhuộm đỏ khúc sông này. Mối thù này chúng ta sẽ phải ghi nhớ muôn đời...
Viếng Nhà Bia Chiến Thắng
Đây là sự " Nhập Nhèm " không đáng có khi viết chữ TQ trên các tấm Bia
Nghĩa trang Liệt sỹ Thành phố Lạng Sơn tại Đèo Bó Củng
Đường đi lên phía bên trong Nghĩa Trang
Kính chào Ải Chi Lăng, Xin tạm biệt.
Mừng các anh chị vẫn khẻo mạnh ddeer du xuân!
Trả lờiXóaNghĩ đến tuổi quá cao cũng thấy sợ Cát an ( 74 rồi), nhưng mà nằm nhà thì chắc là nằm luôn vì vậy chị luôn tự nhủ là phải cố gắng, còn đi được thì cố mà đi để sau này khỏi tiếc.
XóaÁnh viết tiếp ngay đi nhé. Phần 1 đã hoàn hảo, nhất là ảnh của Ánh rõ ràng, bố cục rất đẹp. Mừng là cả đoàn đi đến nơi về đến chốn an toàn mạnh khỏe, chân Ánh có sao không?
Trả lờiXóaÁnh viết tiếp rồi đấy Hoàn ạ.
Xóacám ơn N.A đã cho xem ảnh cuộc hành hương về các tỉnh CAO BẮC LẠNG để tưởng nhớ công ơn các lệt sĩ và đồng bào chống quân TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC.Ảnh chụp rất đẹp và rõ .Rất tiếc ko được đi cùng các bạn.Thật khâm phục bạn chân bị đau mà vẫn đi đến nơi về đến chốn!
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã theo rõi rất sát sao mọi hoạt động của bọn mình ở nhà. Cũng vì vậy mà có thêm động lực cho mình trong việc đưa thông tin lên Blog đấy. Chúc bạn và các cháu khỏe. Kiếm được đủ tiền về một xhuyến nhé.
XóaBạn Ng.Ánh đã ghi chép "nhật ký chuyến đi" cụ thể và đầy đủ, ảnh đẹp.
Trả lờiXóaPhần "cảm tưởng cá nhân' rất chí lý và chính xác và như nói hộ 3B và nhiều người khác trong Đoàn.
Mình xin đính chính "hộ" Ng.Ánh cho chính xác nhé.
1- "PHỔ" Thông = PHỦ Thông
"Ai về ai có nhớ không? / Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng./ Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng/ Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.." (Việt Bắc - thơ Tố Hữu)
2- Trong anh tập thể "Đoàn đã đến Bắc Kạn", người đội mũ phớt đứng cạnh chi Thoa (vợ anh H.U.Liêm) là anh NGUYỄN BÁ TUÂN (K4 ở Tây Ninh) không phải là anh Bá Hùng (K4, có đăng ký nhưng không đi được).
Cám ơn bạn rất nhiều. Ban bao giờ cũng là người phát hiện lỗi giúp mình một cách nhanh chóng và chính xác nhất. mình ghi chép trên xe, về nhà nhiều chỗ không đọc được nên viết bừa thành sai. Tên các cụ cũng vậy không biết thì cứ viết bừa rồi sẽ có người sửa cho.
XóaBài này đến sáng nay 2-3 mình mới viết xong, cac com lại đề ngày 1-3 cả. Không biết các bạn có đọc lại không ( Đoạn bổ xung về Hành Trình). Nếu được nhờ bạn mời các bạn giúp mình từ Blog của bạn nhé ( bằng đường Link)
Ánh đã kể lại khá tỉ mỉ, ảnh nét, khuôn hình rộng dễ hình dung nơi các bạn đến.
Trả lờiXóaCảm ơn Ánh!
Tiếc quá, Mai không đi nên thiếu mất một bài Phóng sự ảnh chất lượng cao. Mình đang chờ xem ảnh của Bích Ngân. Cụ ấy chụp rất nhiều máy ảnh tôt, kỹ thuất tốt. chắc ảnh đẹp lắm
XóaChúc mừng chị mã đáo thành công!
Trả lờiXóaCám ơn Ánh đã tường thuật của đoàn hành hương lên BG rất chi tiết kèm theo nhiều hình ảnh rõ nét và ý nghĩa !
Trả lờiXóaHay quá, nhất là được xem tường thuật rất cụ thể tỷ mỉ của cụ. Tiếc là tôi không biết trước để đi cùng đoàn. Nếu có lần sau thì cụ thông báo sớm sớn cho nhé. "PremoreThank!"
Trả lờiXóaCảm ơn Dang Nguyet Anh đã nói thêm nhiều điều trong chuyến đi. Nguyệt Ánh chân không đủ khoẻ mà đi được như vậy là kiên cường bất khuất rất khâm phục rồi đó.Tôi xin vài hình ảnh của Nguyệt Ánh để bổ sung vào bài của mình. Lần nữa cảm ơn Dang Nguyet Anh.
Trả lờiXóaBái phục các bạn tham gia đoàn hành hương lịch sử
Trả lờiXóaNguyệt Ánh đã mô tả hành trình bằng lời văn thật cô đong với những hình ảnh thật đẹp làm cho chúng tôi tuy không được đi cũng cùng theo chân các bạn đi qua những địa danh mang dấu ấn lịch sử hào hùng trong dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Tuổi già nhưng sức không già
Tư duy trí tuệ vẫn là anh minh