Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Gặp Diệu Huyền ở Hà Nội

Được gặp Diệu Huyền ở Hà Nội  là điều hết sức ngạc nhiên và vui mừng đối với tôi. Suốt 2 năm qua tôi luôn theo rõi tình hình sức khỏe của Huyền. Gần đây rất mừng vì thấy Huyền đã khỏe lại, sống vui vẻ, lạc quan và thường xuyên vào Blog với nhiều bài viết rất hay. Tuy vậy tôi vẫn chưa hoàn toàn an tâm về sức khỏe của Huyền.
Khi nghe điện thoại của Huyền gọi từ “ Hồ Ba Bể “ tôi mừng quýnh lên. Biết là Huyền đã ra Hà Nội dự giỗ mẹ và đang được các em đưa đi chơi xa, thế là Huyền đã khỏe thật sự rồi.
Tôi được Huyền giao nhiệm vụ mời các bạn nữ đến liên hoan để Huyền được gặp mặt (các bạn nam thì đã có Trung Hải mời ) . Tôi và cụ Ban trưởng Lệ Thủy rất băn khoăn vì theo thông lệ thì khi có bạn ở SG ra  bạn bè HN sẽ tổ chức liên hoan đón chào. Đằng này thì…cũng khó xoay chuyển… nhưng mà …được gặp nhau là mừng rồi. Tôi đã cố gắng mời được nhiều bạn bè đến để gặp Huyền.
Diệu Huyền với 2 chức danh, vừa là học sinh QL vừa là Blogger của Làng ta vì vậy cuộc họp mặt hôm nay vừa là cuộc liên hoan vui vẻ của các bạn K5 và k3, vừa là cuộc gặp mặt các Blogger, trong đó ngoài các Blogger quen thuộc còn có những Blogger khác như Hạt Cát thì nhiều nười bây giờ mới nhìn thấy mặt.
Mở đầu buổi lien hoan Diệu Huyền nói lời phi lộ hết sức tình cảm, cám ơn bạn bè thời gian qua đã quan tâm và giúp đỡ Huyền trong quá trình chữa bệnh, Huyền ca ngợi tình bạn QL và cho rằng đó cũng là động lực giúp Huyền vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống.
Diệu Huyền đã tổ chức bữa tiệc rất chu đáo và thịnh soạn, cả buổi bạn ấy chỉ lo chăm sóc mọi người ăn, gọi món và đôn đóc nhân viên chứ chẳng chịu ăn tý nào. Mọi người vừa ăn uống vừa nói chuyện rất vui vẻ. Cụ Công Lý  đọc bài thơ mới sáng tác về buổi gặp mặt hôm nay ( xin mời xem Blog Công Lý và Trung Hải). Hạt Cát cũng đã đứng lên, nói những lời tâm sự rất chân thành và giản dị.  Bạn bè đã rất khâm phục Cát về tài làm thơ, nhưng ít ai biết Cát còn là nhà Ngoại cảm, là Bác sý  Đông, Tây Y giầu kinh nghiệm.
Mọi người còn muốn nói chuyện với nhau nhiều nhiều nữa, nhưng có lẽ vì sợ Huyền mệt nên cụ Trung Hải đã đứng lên nói lời kết, cám ơn Diệu Huyền và chia tay bạn bè.
Chúng tôi ra về và sẽ nhớ mãi ấn tượng tôt đẹp về buổi gặp mặt hôm nay.
Cám ơn Diệu Huyền, chúc bạn trở về Sài Gòn, kết thúc chuyến đi bình yên mạnh khỏe. Chúc vợ chông ĐỒNG HUYỀN luôn luôn KHỎE MẠNH- HẠNH PHÚC.
Xin mời các bạn xem một số ảnh tôi đã ghi lại được, rất tiếc là vì phòng tối nên ảnh quá xấu mong các bạn thong cảm.


Diệu Huyền nói lời mở đầu buổi liên hoan gặp mặt


Trong ảnh có 2 bạn k3, bên trái là Minh Thùy bên phải là Hồ Sỹ Nghĩa, những người khác đều quen thuộc


Ảnh này và ảnh trên chụp được cả bàn tiệc nhưng chỉ có một bên thôi

Hạt Cát và Diệu Huyền

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Chuyện Kể Lại

Chuyện trưa, trên chuyến bay SGN-HKG,

   Tôi không có thói quen giao lưu với người ngồi cạnh trên máy bay nhưng vẫn thường để ý một chút, lúc vừa ngồi xuống.Trưa nay, cạnh tôi là một anh Tàu sồn sồn, bụng to, đầu hói. Anh đi với một cô gái trẻ, đẹp vô hồn, có lẽ người Việt. Tôi chẳng nghe họ trò chuyện gì.
Đang thiu thiu, tôi giật mình vì mấy cái vỗ nhẹ. Là cô gái. Nhìn qua, tôi thấy ghế cạnh mình đang trống. Với vẻ mặt căng cứng, em chồm qua đưa tôi cái gì đó giấu trong tay và thì thào: _ Anh là Việt Nam phải hôn?
_ Đúng rồi em. 
_ Anh làm ơn cầm giùm em cái này đi. Cầm lẹ đi anh. 
Nhìn ánh mắt và nghe giọng nói khẩn cầu, tôi cầm. Là tiền. 200 đô Mỹ. 
_ Cái gì vậy em?
_ Anh cất vô liền đi. Em đọc số điện thoại của má em. Anh nhớ rồi chuyển nó cho má em giùm nha anh. 
Tôi lấy điện thoại ra và làm theo như một cái máy rồi quay sang em thắc mắc:_ Sao không đợi qua đến Hong Kong rồi nhờ dịch vụ chuyển về. 
_ Hổng được anh ơi, em khổ lắm. Em lấy thằng này là Tàu Mã Lai, nó đi đâu cũng bắt em theo. Ở nhà em cũng không ra ngoài được đâu, như ở tù vậy đó. Nó ghen lắm. Đánh đập em hoài. Nè, anh nhìn tay em còn bầm nè. Nó mới qua Saigon công tác rồi kêu má em lên, cho được có triệu bạc. Hai trăm này em mới ăn cắp của nó đó. 
Tôi ngóng về phía restroom rồi quay sang em:
_Trời ơi, nó biết rồi làm sao?
_ Em liệu được anh ơi. 
Kéo kỹ khoá chiếc túi xách, tôi hỏi em thêm một câu mà giờ ngồi lại thấy hối hận quá chừng:
_ Sao em không bỏ về Việt Nam đi?
Em nghèn nghẹn:_ "Bỏ nó thì dễ nhưng em đâu bỏ con mình được anh? Nhiều lúc em muốn ôm con nhảy lầu luôn".
_ Thôi em ơi, không được, không được nghĩ vậy. Em còn ba má.
Nói tới đây, thoáng thấy cái đầu hói vừa lú ra khỏi cửa buồng vệ sinh, tôi nhắm mắt lại.
Tôi vừa tiếp tay cho một vụ ăn cắp. Nhưng, hai trăm, hai ngàn hay hai chục ngàn cũng không bù đắp nổi những đòn roi và nhục nhằn em đã và đang gánh chịu. Em có thể đòi công bằng cho mình, bằng bất cứ cách nào.
Và tôi biết, hàng ngàn những cô gái Việt Nam cũng đang ngập ngụa trong những đắng chát này, như em. Không phải ai cũng có thể soi trước cái bến mình sắp cập vào, không phải cuộc hy vọng đổi đời hoặc báo hiếu cha mẹ nào cũng toại thành. 
Trách ai đây?

Chuyện chiều, trong một nhà hàng

   Vừa ra khỏi phi trường, khách đón và đưa đi ăn ngay. Nhà hàng nằm trên tầng 5 của một trung tâm lớn. 
Xong bữa ăn, tôi xin phép khách ra ngoài hút thuốc. Hỏi cậu phục vụ, cậu kêu tôi phải xuống đất, ra ngoài. Nhưng rồi cậu kề tai nói nhỏ:_ "Tụi em có cái khu tập kết rác phía sau nè, anh có thể ra đó hút".
Chiếu manh ở sát đây cho cơn buồn ngủ, tôi vọt ra sau. Cũng sạch sẽ lắm. Và nhiều tàn thuốc lắm. 
Đốt gần xong điếu thuốc, chuẩn bị đi vào, tôi thấy một cậu trai sáng sủa mặc đồng phục bếp bước ra nghe điện thoại. Một người Việt. Nhận ra điều này bởi dù muốn dù không tôi cũng phải nghe những gì cậu nói:
_ Anh Hai đang họp, ráng vài bữa nữa, anh Hai gởi về cho nhe. Tối anh Hai gọi lại nhe. 
Tôi có thể đoán được em đang nói chuyện với ai, thấy thương quá nên sẵn thấy em rút gói thuốc, tôi mượn cái quẹt.
Sau tiếng "ủa", tôi thấy mặt em chín đỏ, có lẽ vì xấu hổ khi tôi nghe và biết rằng em đang nói dối. Em hỏi tôi sống ở đây hay mới qua, rồi như sợ tôi cướp lời, sợ tôi đánh giá không đúng về mình, em phân bua một mạch:
-   Cũng khó nói lắm anh. Quê em ở Rạch Giá, ba em mất lâu rồi, mẹ em cũng mới đi năm kia. Mấy đứa em em học giỏi lắm. Ba đứa nó giờ một tay em lo nhưng em nói dối là qua đây làm công ty để tụi nó hãnh diện, để nó nhìn theo mà ráng học. 
-  Em đừng ngại, lo được vậy là quý lắm em. Anh phục em lắm. Làm gì cũng được, miễn lo được cho tụi nó. 
Không hiểu sao nói tới đây, tôi lại bất giác nhìn xuống tay em, chắc vì ngưỡng mộ. Em nắm tay lại trốn ánh nhìn của tôi nhưng tôi vẫn kịp thấy cái gì đó thiếu thiếu. 
Em nhìn vô định rồi trải lòng:_ "Là em bị lúc mới vô bếp này làm đó anh. Rồi mai mốt về hổng biết ăn nói sao với mấy đứa em".
-  Em nè, anh tin, không, anh thề rằng mấy đứa em bên nhà của em, nếu biết em phải vất vả như vầy, phải bỏ lại một phần cơ thể mình bên này để kiếm tiền nuôi tụi nó, tụi nó sẽ quỳ xuống mang ơn em. Và chắc chắn sẽ học tốt, thành người tốt. 
-  Vậy hả anh?
-  Tin anh đi.
Tối nay hơi lạnh, một mình nhưng tôi vẫn ấm lòng lắm. Bởi đâu đó trong cái thành phố giàu có này, tôi có hai bạn đồng hương trẻ, khổ và cực. Nhưng đáng kính.
Chris Lê 

Thăm địa danh có thật trong tiểu thuyết Kim Dung

Ngũ nhạc kiếm phái trong “Tiếu ngạo giang hồ” được phóng tác từ Ngũ nhạc danh sơn (5 ngọn núi linh thiêng) có thật ở Trung Hoa, gồm: Hoa Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn,Tung Sơn.

1. Hoa Sơn  Hoa Sơn xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết Kim Dung, và thường được đề cập đến với cụm từ Hoa Sơn luận kiếm. Kim Dung đã biến Hoa Sơn thành một địa điểm đầy uy lực trong giới võ lâm Trung Nguyên, khi miêu tả đây là ngọn núi để các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành lấy ngôi vị
1. Hoa Sơn
Hoa Sơn xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết Kim Dung, và thường được đề cập đến với cụm từ Hoa Sơn luận kiếm. Kim Dung đã biến Hoa Sơn thành một địa điểm đầy uy lực trong giới võ lâm Trung Nguyên, khi miêu tả đây là ngọn núi để các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành lấy ngôi vị "Võ lâm chí tôn".
 
 Nếu là tín đồ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên với những lần “Hoa Sơn luận kiếm” của Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây độc Âu Dương Phong, Nam đế Đoàn Trí Hưng, Bắc cái Hồng Thất Công và Trung Thần thông Vương Trùng Dương trong bộ “Anh hùng xạ điêu”.
Nếu là tín đồ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên với những lần “Hoa Sơn luận kiếm” của Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây độc Âu Dương Phong, Nam đế Đoàn Trí Hưng, Bắc cái Hồng Thất Công và Trung Thần thông Vương Trùng Dương trong bộ “Anh hùng xạ điêu”; hay lần tỉ thí võ công rồi kết tình bằng hữu giữa Âu Dương Phong, lúc này đã nhận Dương Quá làm con nuôi, với Hồng Thất Công giữa tuyết lạnh trong bộ “Thần điêu hiệp lữ”.
Hay khi tỉ thí võ công rồi kết tình bằng hữu giữa Âu Dương Phong, lúc này đã nhận Dương Quá làm con nuôi, với Hồng Thất Công giữa tuyết lạnh trong bộ Thần điêu hiệp lữ.
Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, với năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất (2.154,9 m) là ngọn Nam Phong (ở phía Nam) hay còn được gọi là Lạc Nhạn.
Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, với năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất (2.154,9 m) là ngọn Nam Phong (ở phía Nam) hay còn được gọi là Lạc Nhạn.
Nhập mô tả cho ảnh
Toàn bộ ngọn núi được cấu tạo bằng đá hoa cương, với hình dáng dựng đứng và xòe rộng như một bông hoa nên được đặt tên là Hoa Sơn. Đỉnh chính của dãy Hoa Sơn cao đến 2.083m.
 Nhập mô tả cho ảnh
Có thể do địa hình quá hiểm trở mà Kim Dung đã chọn Hoa Sơn là nơi tỷ võ chọn Đệ nhất võ lâm Trung Nguyên, vì chỉ có những bậc võ nghệ cao thâm mới có thể vượt qua những dãy núi cheo leo này để lên được đến đỉnh.
Nhập mô tả cho ảnh
Trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Hoa sơn có bản doanh nằm trên dãy Hoa Sơn, nổi danh trên võ lâm với 2 chiêu thức là Hoa Sơn kiếm phái và Tử Hà thần công.
 Nhập mô tả cho ảnh
Đây cũng là nơi đầy ắp kỷ niệm của Lệnh Hồ Xung cùng với Nhạc Linh San, con gái chưởng môn phái Hoa Sơn.
Nhập mô tả cho ảnh
Khi tới thăm ngọn núi này, bạn có thể tận mắt ngắm dòng chữ “Hoa Sơn luận kiếm” do chính tay Kim Dung tiên sinh chấp bút. 
Nhập mô tả cho ảnh
Hoa Sơn cũng là một trong những địa điểm đặt khóa tình yêu nổi tiếng của giới trẻ.
Nhập mô tả cho ảnh
Đến thăm Hoa Sơn, giữa mây núi bềnh bồng như tiên cảnh, du khách sẽ được lạc vào thế giới kiếm hiệp huyền ảo, tưởng chừng nghe cả tiếng binh đao luận kiếm giành ngôi Minh chủ võ lâm vang vọng đâu đây… Chính vì vậy, Hoa Sơn từ lâu đã trở thành địa danh thu hút du khách gần xa, đặc biệt là những “fan cuồng” của Kim Dung.
Nhập mô tả cho ảnh
2. Thái Sơn Phái Thái Sơn trong bộ tiểu thuyết Tiếu Ngạo giang hồ có bản doanh nằm ở núi Thái Sơn.
 Nhập mô tả cho ảnh
 Dù đây là môn phái không “vang danh thiên hạ”, chẳng mấy tiếng tăm trong võ lâm và cũng không được nhà văn Kim Dung đề cập nhiều trong bộ tiểu thuyết này, nhưng ngọn Thái Sơn ngoài đời thật lại là một địa điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới.
Nhập mô tả cho ảnh
Với tổng diện tích hơn 420 km2, nằm ở tỉnh Sơn Đông phía Bắc thành Thái An, núi Thái Sơn bao gồm nhiều dãy núi hùng vĩ, trong đó có đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. Vì vậy, người xưa gọi ngọn núi này là “cột chống trời”.
 Nhập mô tả cho ảnh
 Núi còn có tên gọi là Đại Sơn, hay Đại Tông, và được xem là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Hoa, bên cạnh Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn. Thái sơn thường ví với ánh bình minh, sự sinh và tái sinh, do đó được xem là nơi linh thiêng nhất trong 5 ngọn núi.
Nhập mô tả cho ảnh
Ngoài đình đài, chùa và điện, Thái Sơn còn có rất nhiều di sản quý của tự nhiên, trong đó gồm có hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt là cây ngân hạnh trong đền có niên đại 2.000 năm tuổi được mệnh danh là “hóa thạch sống”. Ngoài ra, cây cầu bằng đá được hình thành sau vụ sạt lở núi, có tên gọi là “cây cầu bất tử” cũng là một địa danh rất hút khách tại ngọn núi này.
Nhập mô tả cho ảnh
Một trong những ấn tượng thú vị nhất khi đến Thái Sơn là đứng trên đỉnh Ngọc Hoàng, ở Vọng Hà Đình để đón bình minh.
 Nhập mô tả cho ảnh
 Khi mặt trời mọc, những đám mây tầng tầng bay trên đỉnh núi, phủ khắp và biến ngọn núi này thành chốn “bồng lai tiên cảnh”. Thái Sơn cũng được xuất hiện trong nhiều cảnh quay của bộ phim Ỷ Thiên Đồ Long ký 2009.
Nhập mô tả cho ảnh
3. Hành Sơn Trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Hành Sơn có bản doanh dưới chân núi Hành Sơn, nổi tiếng với các cao thủ kiếm thuật say mê âm nhạc. Mạc Đại Tiên Sinh chưởng môn phái Hành Sơn sử dụng cây hồ cầm, chuyên chơi bản Tiêu tương dạ vũ.
 Nhập mô tả cho ảnh
 Cũng ở nơi này, Lưu Chính Phong cùng với Khúc Dương trưởng lão của Nhật Nguyệt thần giáo trước khi chết còn kịp cùng nhau tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ và sau đó nhờ Lệnh Hồ Xung truyền lại khúc nhạc này.
Nhập mô tả cho ảnh
Hành Sơn cách trung tâm thành phố Hành Dương, Hồ Nam 50 km, gồm những vách đá có địa thế dựng đứng, hình thù kỳ quái. Toàn bộ Hành Sơn có 72 đỉnh núi lớn nhỏ, nhiều suối hồ, thác nước và hang động đẹp mắt. Cách đây 2000 năm, Hành Sơn đã là địa danh nổi tiếng khắp Trung Hoa, thu hút nhiều tao nhân mặc khách đến viếng cảnh, lưu lại nhiều bài thơ được khắc trên vách đá, trong đó có bút tích của nhà thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Nhập mô tả cho ảnh
Trong số hơn 200 ngôi chùa, đình miếu trên núi Hành Sơn, đền thờ Fuyan được gọi là đền thờ chứa đựng "giáo lý Phật giáo" và là nơi sáng lập, thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Đền thờ này được xây dựng vào thời nhà Nguyên (1279-1368) và được coi là nguồn gốc một chi nhánh của Phật giáo tại Nhật Bản. 
Nhập mô tả cho ảnh
4. Hằng sơn Phái Hằng Sơn được nhà văn Kim Dung miêu tả trong bộ Tiếu ngạo giang hồ có bản doanh đặt trên đỉnh dãy núi Hằng Sơn cao chót vót.
 Nhập mô tả cho ảnh
 Đây là kiếm phái được sáng lập bởi các ni cô, với Định Nhàn sư thái làm Chưởng môn. Hằng Sơn cũng là nơi trú ngụ của ni cô Nghi Lâm thánh thiện ôm mối tình câm với chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung.
Nhập mô tả cho ảnh
Hằng Sơn nằm ở tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp giữa Trung Nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh tại Hằng Sơn rất hùng vĩ, với những ngôi chùa được xây dựng ở vị trí hiểm trở, nhưng cũng có không ít dòng suối đẹp, với nước xanh trong vắt. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh khoảng trên 2.016 m. 
Nhập mô tả cho ảnh
Thời cổ, Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, tuy nhiên ngày nay chỉ còn tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khẩu và Huyền Không Tự. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc ngụy với kiến trúc đặc sắc. Chùa treo lơ lửng trên không và đã tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung hòa cả ba triết lý Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa. 
Nhập mô tả cho ảnh
5. Tung sơn Tọa lạc tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà, Tung Sơn từng được xem là “Đệ nhất danh sơn” của Trung Nguyên (Trung Hoa xưa). Nơi cao nhất của núi là đỉnh Tuấn Cực, cao 1.491,7m trên mực nước biển. Ngọn núi này từ lâu đã đón tiếp hơn 30 vị hoàng đế Trung Hoa và trên 150 văn nhân trứ danh đến thăm thú, thưởng ngoạn danh lam. Trong Kinh Thi cũng có một câu ca ngợi về vẻ đẹp hùng vĩ của Tung Sơn: “Tung cao duy nhạc, Tuấn Cực vu thiên" (Núi cao chỉ có Tung Sơn, Tuấn Cực so với trời)”. 
Nhập mô tả cho ảnh
Tung sơn là ngọn núi thứ 5 trong Ngũ nhạc danh sơn, và cũng là bản doanh của giáo phái Trung nhạc Tung sơn trong bộ tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”. Chưởng môn của phái Tung sơn là Tả Lãnh Thiền, đồng thời cũng được tôn là minh chủ của Ngũ nhạc kiếm phái. Ở gần cuối tiểu thuyết, Tả Lãnh Thiền thực hiện âm mưu thống nhất Ngũ Nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất gọi là Ngũ Nhạc phái, nhưng lại bị Nhạc Bất Quần âm thầm đoạt chức vị chưởng môn.
Nhập mô tả cho ảnh
Đến Tung Sơn, ngoài việc đến thăm di tích cổ, như miếu Trung Nhạc được xây dựng từ thời nhà Tần - một trong những công trình kiến trúc cổ đại nhất Trung Quốc, du khách còn được trải nghiệm cảm giác mạo hiểm khó quên khi dạo bước trên cây cầu treo lơ lửng bắt qua đỉnh núi, hay những con đường cheo leo trên vách đá.
 Nhập mô tả cho ảnhPhóng to
Ảnh:ChinaImag

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Cảm Tác ‘Từ’ To Nhỏ.

Không nhớ tôi nghiện chữ từ bao giờ hễ thấy chữ là đọc, đọc ngấu nghiến đọc quên ăn quên ngủ những áng văn chuyên chở tư tưởng khó nuốt, đọc cả tin tức xe cán chó, chó cán xe ngay đến quảng cáo, rao vặt, tìm bạn bốn phương… tôi cũng không tha.
Nói tóm lại, tôi nghiện chữ đến độ hễ thấy chữ là đọc, đọc bất cứ thứ gì, bất luận đề tài gì từ văn chương cung đình đến văn chương đường phố? Đó chỉ là nói về mặt đọc chữ. Về phần thích đọc thể loại gì, xin thành thật trả lời rằng tôi rất thích đọc các bài viết phản ảnh con người và xã hội của hiện thực xã hội, xã hội chủ nghĩa.
 Tôi say mê đọc mọi bài viết của các tác giả đã thành danh chưa thành danh lẫn cả vô danh, từ văn xuôi dài vằng vặc như cách chơi chữ kiểu thơ bút tre diễn tả: "Anh đi chiến dịch bờ lây… Cu dài vằng vặc biết ngày nào vê"(1) cho đến các câu ca dao dễ gây ấn tượng mạnh: "Chiều chiều ra bến Ninh Kiều…Dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân."(2)
Có thể nói trong số văn chương bác học hay bình dân, văn xuôi hay văn vần phản ảnh hiện thực xã hội, xã hội chủ nghĩa mà tôi đã có cơ hội đọc, có rất nhiều bài hay, đọc rất thích và kể đến các bài viết hay, xuất sắc không thể không nhắc đến bài thơ vè xoay quanh hai từ ngữ "to" và "nhỏ" thật thông minh, dí dỏm nhưng không thiếu chiều sâu tư tưởng làm cay rát cả lòng người.Chỉ cần cặp đôi từ ngữ "To Nhỏ" đối lập, đối nghĩa nhau, tác giả đã mở ra bước đột phá hoàn hảo cho thơ văn hiện thực xã hội, xã hội chủ nghĩa, điều mới này đã nói lên tác giả bài thơ vè sở hữu trí tuệ lẫn trình độ nhận thức không tầm thường. Hiện nay có nhiều bài thơ "To Nhỏ" không dài vằng vặc… được tung lên các trang báo mạng có khác biệt về từ ngữ, hình thức nhưng tất cả đều không làm sai lệch ý nghĩa độc đáo của bài thơ, nhất là khai triển được cặp đôi từ ngữ "To Nhỏ" rất thông mimh và các bài thơ "To Nhỏ" nguyên tác hay chế tác đều lột tả được sự thật khách quan về hiện thực xã hội, chính xác là hình tượng "mẫu" của các quan chức, của chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đọc thơ "To Nhỏ" chúng ta sẽ nhận ra tài sử dụng chữ nghĩa điêu luyện thuộc bậc thầy của tác giả bài thơ, với giọng điệu chất thơ vừa cay đắng vừa hóm hỉnh, tác giả "to nhỏ" lần lượt giới thiệu đến bạn đọc những nghịch lý sâu lắng không cuồng nộ như những con sóng thần, nó hiền hoà như những con sóng lăn tăn gờn gợn nhè nhẹ, từng đợt rồi từng đợt chạm vào ý tưởng, đi vào con tim qua những con chữ bình dị gần gủi với cuộc sống đời thường:

Trong đất nước nho nhỏ

Có thủ đô thật to
Trong thủ đô thật to
Có những con đường rất nhỏ.

Với đoạn thơ dẫn nhập, tác giả "To Nhỏ"chỉ ra cái hài hước và phản ảnh hình ảnh một đất nước nhỏ, có một thủ đô to với những con đường nhỏ thật đối nghịch, không bình thường không cân đối trong quy luật phát triển đất nước, nó chỉ ra cảnh tượng bát nháo của một đất nước nhỏ có những kẻ có trách nhiệm lại vô trách nhiệm, cố dựng lên một thủ đô to thật to, để rồi phải gồng mình gánh chịu những con đường rất nhỏ không xứng tầm với một đất nước có chiều dài lịch sử hơn bốn nghìn năm. Phải công nhận, cái hay của tác giả bài thơ không "nói xấu, chống phá" những nghịch lý của một đất nước hơi nhỏ có cái thủ đô hơi bị to kia. Tác giả "To Nhỏ" khéo léo dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới hiện thực xã hội, xã hội chủ nghĩa khá thú vị khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác đầy bất ngờ bởi những sự việc cụ thể sống động xảy ra trên những con đường nho nhỏ khắp mọi ngả đường đất nước bị xem là còn rất nhỏ, còn vị thành niên kia:


Trên con đường nho nhỏ

Có những biệt thự thật to
Trong biệt thự thật to
Có những cô vợ bé nhỏ.

Thật ra, nếu trên những con đường nhỏ nhỏ, có những dinh thự thật to là chuyện bình thường của phát triển, không việc chi phải bàn cãi, phải chú ý đến. Điều làm cho bạn đọc chú ý lẫn khêu gợi thắc mắc dẫn đến tâm lý tò mò muốn biết những căn biệt thự to, những cô vợ nhỏ, là của ai, ai là chủ nhân đích thực của mặt hàng quá đổi nhạy cảm này? Cái xuất sắc của tác giả "To Nhỏ" là không ởm ờ như các "bác" trên trung ương chỉ dám len lén to nhỏ phê và tự phê nhưng với tác giả "To Nhỏ" không thậm thò thậm thụt như thế, ông thẳng thắn nói huỵch tẹt ra cho mọi người cùng biết:


Những cô vợ bé nhỏ

Là của các ông quan to
Những ông quan thật to
Có những cái cặp nho nhỏ.

"Chúng ta thấy, sau vài câu ngập ngừng dẫn nhập đã khơi dậy hồn thơ lai láng phóng trào trên đầu ngọn bút, có thể là trên bàn phiếm không chừng? Tác giả "To Nhỏ" nói thẳng ra các cô vợ nhỏ là của các ông quan to và các cô vợ nhỏ lượn lờ trong các căn biệt thự to, không cần phải nói ai cũng biết sở hữu chủ của các căn biệt thự đó là của ai, chắc chắn không phải là sở hữu toàn dân? Chỉ ra như thế, tác giả "To Nhỏ" đã gián tiếp phơi bày sự thật trần trụi của cái được gọi là sở hữu toàn dân và chỉ cần nguệch ngoạc một vài câu tác giả đã lột trần được bộ mặt đạo đức lối sống của các quan to của cái đảng lãnh đạo độc quyền.Rồi dường như tác giả "To Nhỏ" không muốn cho bạn đọc xa rời cảm giác thích thú với ngạc nhiên và bất ngờ. Ông đưa thêm hình ảnh chiếc cặp nho nhỏ, ông xoáy sâu vào các chiếc cặp kè kè bên mình của các ông quan to, dẫn đưa trí tưởng tượng của bạn đọc đến một dấu hỏi khác. Chiếc cặp của các quan to dùng để làm gì, chứa cái gì bên trong?"


Trong cái cặp nho nhỏ
Chứa những dự án thật to
Những dự án thật to
Hiệu quả lại rất nhỏ.

"Không đợi cho người đọc thắc mắc trong cặp của các quan to có gì, súng ngắn… phong bao phong bì chăng? Có thể lắm chứ! Nhưng không ông vội đính chính sợ bạn đọc nghĩ sai "nói xấu" các quan to bởi trong cặp của các quan chứa dự án, các dự án thật to. Ngẫm các dữ kiện, chất liệu có được từ trong bài thơ và trong thực tế khách quan của quan trường Việt nam, hẳn các quan to này phải ở tầm thứ, bộ trưởng có chân trong trung "qủy" thì phải? Ở đoạn thơ này tác giả "To Nhỏ"giới thiệu "tài" lãnh đạo của các quan to, ông khẳng định tất cả các dự án của các quan đều thật to, chỉ có hiệu quả là nhỏ thôi và tác giả tiếp tục "giới thiệu" hiệu quả nhỏ của các dự án rất to ra làm sao, như thế nào?

"Hiệu quả rất là nhỏ
Nhưng thất thoát thì thật to
Thất thoát thật là to
Trách nhiệm lại rất là nhỏ…

"Hiệu quả nhỏ của các dự án to của các quan là nó đã gây ra thất thoát, thiệt hại cho ngân sách nhà nước, đúng ra là tiền thuế của dân thật to và thực tế khách quan của chủ nghĩa xã hội chỉ cho chúng ta thấy, dù thất thoát to như thế nào các quan cũng không hề hấn gì, các quan không chịu trách nhiệm với ai cả, chỉ cần các quan chịu làm mặt lì ra trước đảng, trước quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất nước tuyên bố khơi khơi: " tôi không quyết định gì sai trái trong vụ việc này nhưng tôi nhận trách nhiệm về mặt chính trị" là mọi việc đều yên ổn và chuyện trách nhiệm kể như xong phim..!Có thể do các quan to nhận trách nhiệm khá đơn giản, không có trách nhiệm gì là cụ thể, nếu không nói là khá hài hước như các tên hề trên sân khấu kịch nói, nên trong một phút cao hứng trên đỉnh phẫn nộ bởi các ý tưởng cuồn cuộn chảy lên đến cao trào, tác giả "To Nhỏ" không nhẫn nhục chịu đựng như lúc nguệch ngoạc vài câu mở đầu, ông chỉ thẳng mặt lãnh đạo to mà rằng:

"Trong đất nước nho nhỏ
Có lãnh đạo thật to
Những lãnh đạo thật to
Có cái đầu rất nhỏ
Những cái đầu rất nhỏ
Có túi tham thật to
Trong túi tham thật to
Chứa hiểu biết rất nhỏ
Những hiểu biết rất nhỏ
Gây hậu quả thật to…

"Qua bài thơ đã dẫn cho chúng ta thấy, có nhiều ưu điểm ẩn chứa trong bài thơ vè "To Nhỏ." Theo thông tin bài thơ có nguồn gốc từ một du học sinh và bỗng dưng nổi tiếng trong một thời gian rất ngắn, nó đã trở thành sản phẩm đặc biệt dành cho mọi người cùng đọc, cùng làm mới, cùng hoàn thiện cặp đôi từ ngữ "To Nhỏ". Có lẽ, bài thơ sớm được biết đến, được yêu thích nhờ vào nội dung giản dị dễ hiểu, rất thoáng không giới hạn ý tưởng, không giới hạn số câu, thể hiện tinh thần tự do rất rõ, không gò bó trong khung niêm, luật, vận ngay cả không sử dụng, không trau chuốt chọn lọc những con chữ đẹp để chuyển tải tư, ý, từ…Với bài thơ "To Nhỏ" có thể thêm ý tưởng viết dài ra, dài ra mãi trên nền tảng của cặp đôi từ ngữ đối lập, phản nghĩa "To Nhỏ" và mọi người từ kinh nghiệm xương máu bản thân với đảng nhà nước cộng sản, ai cũng có thể thêm ý làm mới nội dung bài thơ, miễn sao không đi ngược lại chủ đích từ đầu của "To Nhỏ" là phản ảnh hiện thực xã hội, xã hội chủ nghĩa.Trong chiều hướng làm mới bài thơ "To Nhỏ" của nhiều đồng tác giả khuyết danh, ẩn danh, vô danh chúng ta thấy có nhiều phó bản khác bài thơ gốc nhưng vẫn không đánh mất tính chất độc đáo hay đáo để của bài thơ. Dưới đây là trích đoạn được chế ý thêm lời cho bài thơ có cặp đôi từ ngữ "To Nhỏ" thêm phong phú, có những câu như sau:

"…Các biệt thự thật to
Là của các ông quan nhỏ
Các ông quan chức nhỏ
Tổ chức tiệc tùng thật to
Trong các tiệc tùng to
Có rất nhiều cô gái nhỏ
Các cô gái bé nhỏ
Là của các ông quan to
Các ông quan thật to
Có chiếc xe hơi hơi nhỏ
Chiếc xe hơi tuy nhỏ
Nhưng giá trị thì thật to
Giá trị chiếc xe to
Là quà của các quan nhỏ…

"Đoạn thơ vừa dẫn, tiếp sức diễn giải thêm những sự kiện có thật "…một bộ phận không nhỏ suy thoái đạo đức, lối sống…." đang đú đởn…đang xảy ra trong các căn biệt thự to nằm trên các con đường nhỏ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù ý tưởng đoạn thơ vừa kể vẫn còn chịu ảnh hưởng cũng như xoay quanh phạm vi của nguyên tác bài thơ "To Nhỏ" nhưng vẫn tạo được nét tinh tế, độc đáo với cái cười ý nhị của riêng nó. Ngoài ra cũng đã có một số bài thơ lấy cảm hứng từ cặp đôi từ ngữ "To Nhỏ" khai triển, phản ảnh hiện thực xã hội, xã hôi chủ nghĩa đi xa hơn nguyên bản bài thơ "To Nhỏ" chuyên chở đã khẳng định được giá trị tư tưởng của bài thơ "To Nhỏ":

"Việt Nam là một nước nhỏ.
Phía trên có nước thật to
Chúng ưa ăn hiếp nước nhỏ.
Tranh cướp nhiều miếng đất to.
Đảng bảo đất là chuyện nhỏ.
Răng môi mới là chuyện to.
Nhân dân kề tai nói nhỏ.
Trời ơi…biển đảo rất to.
Đảng cãi cho là chuyện nhỏ.
Mười sáu chữ vàng mới to…

"Có thể nhờ nghiện chữ nên tôi có cơ hội và may mắn đọc được bài thơ "To Nhỏ," xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc để chúng ta cùng nhau thưởng lãm, cùng nhau làm cho bài thơ "To Nhỏ" trở thành tác phẩm vĩ đại chung của mọi người. Tôi biết bài thơ "To Nhỏ" còn hạn chế, chưa phải là siêu phẩm hay kiệt tác nhưng tôi tin "To Nhỏ" sẽ vĩ đại hơn nhờ vào đặc tính trung thực của nó. Tôi cũng tin rằng bài thơ "To Nhỏ" sẽ bất tử bởi nó phản ảnh đúng thật thời kỳ đen tối một thời của lịch sử Việt Nam trong thời đại xã hội chủ nghĩa và nhất định "To Nhỏ" sẽ đi vào văn học sử như là chọn lựa khách quan tình cờ của lịch sử. Nào chúng ta cùng nhập cuộc chơi, cùng sáng tác thơ vè "To Nhỏ" của riêng mình làm thành bài học thực tiễn cho muôn người, muôn đời…

Lê Nguyên

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Những câu nói bất hủ, đọc sẽ không buồn ngủ...

Bạn là người khen ta khi ta đúng, chê ta lúc ta sai. Kẻ thù là người khen ta khi ta sai, chê ta lúc ta đúng. Còn kẻ mà lúc nào cũng chê ta, dù rằng ta đúng hay sai thì chính là...là...Vợ ta (Quá đúng !) Chút chút tào lao để xả stress. 

1. Già người, già tóc, già râu. Bộ phận chiến đấu còn lâu mới già. 

2. Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn, cho nên được gọi là khôn hơn người. 
3. Tái dê chấm với tương gừng,ăn xong rồi lại phừng phừng như dê. 

4. Ở giữa 2 cái chân thật, là 1 cái chân tình.  
5. Yêu nhau cởi áo cho nhau. Ghét nhau trợn mắt : Áo đâu? Mặc vào ! 
6. Phải bình tĩnh trước gái xinh, không giật mình trước gái xấu !  
7. Nhan sắc có hạn, mà lựu đạn thì có thừa.  
8. Muốn ngủ ngon thì đừng lấy vợ. Muốn không nợ thì đừng có yêu. Muốn cao siêu thì đừng dại gái. Muốn thoải mái thì vào ... nhà tu.

9. Buổi sáng thức dậy.Thể dục thể thao. Da dẻ hồng hào. Hứng khởi tuôn trào.    Lại vào ngủ tiếp.
10. Hội trường yên lắng ngủ say.Thuyết trình vừa dứt... vỗ tay ra về.  
11. Ăn hột mít luộc, có thể gây mất đoàn kết nội bộ & nghi ngờ lẫn nhau !  
12. Không có gì làm anh em ta xa cách. Chỉ ... hôi nách là xa cách anh em.  
13. Văn hay chữ tốt, sao bằng thằng dốt lắm tiền.  
14. Bò không ăn cỏ, bò ngu. Trai không cua gái, trai ngu hơn bò ! 

15. Nếu tiền không làm bạn hạnh phúc thì hãy đưa nó cho tôi.  
16. Em xinh đâu phải nụ cười, em xinh là bởi nhiều người xấu hơn !  
17. Vì một người "đi cố" làm cả phố ‘’ tắc đường’’. 
18. Em đen nhưng tâm hồn em trong trắng, vì nhà em nghèo em dang nắng ...em đen.  
19. Bia độc hơn rượu, bằng chứng trên thế giới chỉ có bia mộ chứ nào thấy rượu mộ ở đâu.  
20. Mập không phải là cái tội. Mập là để thể hiện sự vượt trội về thể xác hơn người.

          ĐỖ VIỆT TUẤN
   

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Những lý giải khoa học về sự đầu thai chuyển kiếp


Ảnh minh họa

"Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái sinh vào các cõi khác nhau".
Có những đứa trẻ sinh ra không nhận cha mẹ mình hiện tại, chỉ nhận cha mẹ mình trong kiếp trước. Có nhiều trẻ nhỏ mới sinh ra đã là thần đồng âm nhạc, văn, toán học... và người ta cho rằng đó là do các siêu linh về các lĩnh vực này đầu thai vào... Thực tế có đúng như vậy và khoa học lý giải gì về các hiện tượng này?

Chết là hết hay sự sống vẫn tiếp diễn
Năm 2010 xôn xao câu chuyện kỳ lạ của cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình. Theo đó, cháu tên là Bình sinh ngày 6.10.2002- con của anh Hoan, chị Dự nhưng cháu cứ nằng nặc nhận mình là cháu Quyết Tiến (con chị Thuận - anh Tân) - đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều "bằng chứng" chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu Bình đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.

TS Vũ Thế Khanh- Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA cho biết, trong 20 năm qua ông đã cùng nhiều giáo sư đầu ngành nghiên cứu và ghi nhận nhiều trường hợp tương tự như câu chuyện trên. Thậm chí, trên thế giới cũng có nhiều trường hợp trùng lặp đến kỳ lạ như vậy. Đơn cử một cặp trùng lặp rất thú vị giữa Napoléon và Hitler: Chẳng hạn, Napoléon sinh năm 1760, Hitler sinh năm 1889 - chênh nhau 129 năm. Đặc biệt, rất nhiều sự kiện trùng và chênh nhau đúng 129 năm như: Napoléon nắm quyền năm 1804, Hitler năm 1933 - chênh 129 năm. Napoléon chiếm Viên (Áo) năm 1809, Hitler năm 1938 - chênh 129 năm. Napoléon tấn công Nga năm 1912, Hitler tấn công Nga 1941; Napoléon thua Nga 1816, Hitler thua Liên Xô 1945. Napoléon và Hitler đều nắm quyền binh năm 44 tuổi, đánh chiếm Viên năm 49 tuổi, đánh chiếm Nga năm 52 tuổi và đều vỡ mộng bá chủ ở tuổi 56...

TS Vũ Thế Khanh nhấn mạnh, theo thống kê, những cặp có sự tương đồng (về sự kiện trong cuộc đời, về tính cách, về tài năng...) nhiều không sao kể hết và sự trùng lặp cũng rất đa dạng. Từ xa xưa, con người cũng đã biết và đã bàn luận nhiều về hiện tượng này. Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái sinh vào các cõi khác nhau.

Quy trình tái sinh được mô tả như trong truyền thuyết về cầu Nại Hà. Theo đó, nơi cõi âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, khó đi, gọi là cầu Nại Hà, bắc ngang một con sông lớn gọi là sông Truyền kiếp. Dưới sông lớn có đủ các thứ rắn độc, thủy quái hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt. Các linh hồn muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn.

Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà làm bằng 6 loại vật liệu khác nhau, tương ứng với lục đạo luân hồi. Các linh hồn sau khi thẩm định phước phần, sẽ cho đi đầu thai vào các nơi tương ứng theo nghiệp báo (nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu...). Việc đi tái sinh không chỉ ở cõi người (thai sinh), mà còn có 5 loài: Noãn, thai, thấp, hóa, và bàng sinh. Hình dạng có: Loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết...".

Để giải thích hiện tượng tái sinh, trên thế giới đã có hàng trăm ấn phẩm nói về lĩnh vực này như bí ẩn tiền kiếp-hậu kiếp, luân hồi, nhân quả, sự sống sau khi chết, tử thư, chết đi về đâu, Tây Tạng huyền bí, Ai Cập huyền bí, xứ Phật huyền bí, nghiệp báo, Địa ngục du ký, Liêu trai, Lạt Ma Tây Tạng, Cao tăng dị truyện, Kinh Pháp Cú, các hiện tượng tái sinh, soi kiếp của Kaysi...

Phật Giáo đã nói rõ về sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên một trục thời gian vô tận (vô thủy vô chung) theo quy luật nhân quả - luân hồi (luân là quay, hồi là trở lại). Hiện tượng tái sinh cũng chỉ là một trong các hiện tượng nằm trong quy luật của luân hồi mà thôi.

Lộn kiếp truyền lại những tài năng bẩm sinh

GS-TSKH Đoàn Xuân Mượu- nguyên Viện trưởng Viện Vắcxin, tác giả cuốn sách "Loài người từ đâu về đâu"- cho biết, từ xa xưa đã tồn tại học thuyết về sự luân hồi với nội dung là có người sống nhiều hơn một kiếp trên đời. Sau khi chết, linh hồn người ấy đầu thai lại trên đời và sống kiếp khác. Có thể đầu thai vào người mẹ trước của mình, cũng có thể đầu thai vào một người đàn bà khác. Chẳng hạn, có một thiếu niên sinh ra ở Los Angeles (Mỹ) năm 1965. Tháng 8.1971, cha mẹ phát hiện ra cậu bé 6 tuổi có khả năng chơi đàn piano tuyệt vời, mặc dù cháu chưa bao giờ được học chơi piano. Các chuyên gia âm nhạc trong vùng xác định rằng những bản nhạc cậu chơi thường là các khúc nhạc jazz độc đáo của nhà dương cầm nổi tiếng đã mất năm 1954.

Đầu thế kỷ XX, một cô gái Anh tên là Romary bỗng nhiên biết tiếng Ai Cập cổ đã bị thất truyền lâu rồi. Romary tự xưng là người Syria vào năm 1400 trước Công nguyên, bị bắt đến Ai Cập làm nô lệ và làm vũ nữ trong cung điện thờ thần Ai Cập; nhưng ít ai tin lời Romary. May nhờ một nhà bác học Ai Cập biết tiếng Ai Cập cổ xác nhận thì người ta mới tin câu chuyện của cô là có thật.

GS-TSKH Đoàn Xuân Mượu nhấn mạnh, có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về chuyển kiếp và luân hồi. TS Stephenson thuộc Trường Đại học Louisana (Mỹ) khi nghiên cứu về vấn đề này cho rằng, khắp nơi trên thế giới có những trường hợp lộn kiếp thường xảy ra khi trẻ mới lên 3-5 tuổi. Chúng bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước của mình làm cha mẹ và người thân rất hoang mang, trừ ở Ấn Độ, nơi mà quy luật luân hồi được nhiều người biết đến và người ta phản ứng rất bình tĩnh trong gia đình có một đứa bé lộn kiếp. Tuy nhiên, từ 7-8 tuổi trở lên đứa trẻ bắt đầu quên những ký ức về kiếp trước cho đến khi quên hẳn, nhưng cũng có trường hợp ký ức về kiếp trước còn tồn tại lâu dài. Chẳng hạn như trong cuốn tự tuyện "Tây Tạng - tổ quốc của tôi" Đạt lai Lạt ma đời thứ 14 đã kể tường tận sự đầu thai chuyển kiếp của mình.

GS-TS Ian Pretyman Stevenson là bác sĩ tâm thần học rất nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Virginia (Mỹ) đã đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu sự luân hồi. Trong suốt hơn 40 năm, trung bình mỗi năm ông đã đi một đoạn đường 89.000 cây số vòng quanh Trái đất để khảo sát các trường hợp nghi vấn luân hồi. Tổng cộng, ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới và trình bày các bằng chứng đó một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ. Sau đó, ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được và kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố, để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không...

Theo GS-TSKH Đoàn Xuân Mượu, hiện tượng chuyển kiếp thuộc lĩnh vực tâm linh đã được thừa nhận bởi "Phật giáo" trong luật "luân hồi" 500 năm TCN và các nhà  khoa học tâm linh phương Tây đề ra cũng giống với phương pháp chọn Đạt lai Lạt ma ở Tây Tạng gồm 3 điều kiện: Có những ký ức về kiếp trước của người đã chết; người chuyển kiếp có những đặc trưng về khả năng kỹ thuật và các kỹ năng của người chết khi còn sống và những đặc điểm trên thân thể của người chết khi còn sống.                     

Việc tái sinh thể hiện rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Có những người sinh ra, hình dáng bề ngoài có những nét mang dấu tích của loài vật. Các nhà sinh vật học thì giải thích rằng "loài người có nguồn gốc từ loài vật tiến hóa, nên một số trường hợp vẫn còn mang theo di chứng của loài vật, giống như bị thoái hóa...". Trong giáo lý của đạo Phật, không chỉ "vật tiến hóa thành người" như các nhà sinh vật học giả thiết, mà sự chuyển hóa đa chiều hơn, rộng khắp trong lục đạo. Sự tái sinh trong kiếp sau sẽ được xoay vòng trong 6 nẻo là: Trời, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Con người. Tùy theo sự "gieo nhân tạo nghiệp" của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong 6 nẻo kể trên". 

TS Vũ Thế Khanh