Trang

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Hiệu quả điều trị bất ngờ trên 30 bệnh nhân tiểu đường


Sự thật việc “Ổn định đường huyết sau 5 ngày”??

 Hành trình đi tìm…
Hà Nội những ngày hè tháng năm oi ả, cái nắng gắt không cản bước được chúng tôi đi tìm hiểu sự thật của một thông tin “ổn định đường huyết sau 5 ngày??”. Dừng chân trước nhà thuốc anh phụ trách, chúng tôi được thầy thuốc Dương Văn Cương đón tiếp niềm nở. Và câu chuyện qua lời kể của anh đã cho chúng tôi một lời giải đáp trọn vẹn đầy kinh ngạc, giúp chúng tôi hoàn toàn loại bỏ dấu chấm hỏi ban đầu mà thay bằng một dấu chấm cảm lớn - “ổn định đường huyết sau 5 ngày!”
Đã gần 40 tuổi nhưng khuôn mặt anh hầu như chưa có dấu vết của thời gian. Với nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh tiểu đường cùng sự tận tâm trong nghề nên hiệu thuốc và phòng khám của anh luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều người bệnh. Anh cho biết bệnh tiểu đường là căn bệnh giết người thầm lặng do sự tiến triển âm thầm. Thông thường, những hậu quả khủng khiếp nhất mà người bệnh tiểu đường gặp phải là do những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. Những biến chứng như: suy thận, mờ mắt, bệnh lý tim mạch, cắt cụt chi,…  luôn rình rập tấn công nếu người bệnh không có biện pháp ngăn cản kịp thời. Nguồn gốc của những“tên đồ tể” này là do đường huyết tăng cao, vì vậy ổn định đường huyết là chìa khóa mấu chốt trong điều trị bệnh.
Bản thân là một nạn nhân của tiểu đường typ 2, đồng thời còn là một thầy thuốc nên anh hiểu rất rõ các thuốc hóa dược chính là con dao hai lưỡi. Trong khi đó mắc Đái tháo đường nghĩa là phải dùng thuốc cả đời, sử dụng thuốc luôn phải lo ngay ngáy về giờ giấc uống thuốc – chỉ cần quên là đường huyết lại tăng ngay, hơn nữa quá trình sử dụng còn gặp phải rất nhiều tác dụng phụ như: loạn khuẩn đường tiêu hóa gây tiêu chảy, suy giảm chức năng gan, thận,… Chính những trăn trở này đã thôi thúc anh tìm đến với những sản phẩm Đông y có nguồn gốc thảo dược.
Lời giải đáp…
Là người có kiến thức y dược, anh cẩn thận tìm hiểu kỹ về hoạt chất, thành phần của từng loại sản phẩm. Sau khi tìm hiểu kĩ lưỡng về công thức cũng như phương pháp bào chế, nguồn gốc xuất xứ của rất nhiều sản phẩm, anh quyết định lựa chọn Thanh Đường An, trước hết là thử nghiệm trên bản thân, sau đó nếu an toàn và hiệu quả mới chia sẻ cho người bệnh của mình.
Quả nhiên, Thanh Đường An đã không phụ sự kì vọng của anh, kết quả thật đáng mừng, chỉ sau 5 ngày theo dõi, đường huyết giảm rõ rệt từ hơn 7 mmol/l xuống hơn 6 mmol/l với liều dùng 9 viên/ngày mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc tân dược. Anh còn hồ hởi chia sẻ thêm: “Dùng thuốc Tây điều trị tiểu đường thì vấn đề đầu tiên của người bệnh là loạn khuẩn dẫn đến rối loạn tiêu hóa và phân lỏng, người thường mệt và mất ngủ. Nhưng từ khi mình sử dụng Thanh Đường An với liều 9 viên/ngày đã không còn tiêu chảy, người không mệt, không mỏi nữa. Mới đầu sử dụng 5, 7 ngày đã thấy khác rồi nhưng mình chưa dám kết luận đâu, phải sau hơn 1 tháng theo dõi mới dám chắc chắn hiệu quả này của Thanh Đường An nhé”.  
Từ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm Thanh Đường An của bản thân, anh chia sẻ thêm cho hơn 30 người bệnh của mình, và hầu hết đều nhận thấy đáp ứng rất tốt. Nhìn nụ cười tươi rói của anh, chúng tôi dường như cũng cảm nhận được phần nào niềm hạnh phúc của một người thầy thuốc khi tìm được lối đi cho những vấn đề tưởng như nan giải của người bệnh.
Thanh Đường An đột nhiên khiến kiểm soát đường huyết trở nên dễ dàng
  Chia tay anh khi bóng chiều đã xế nắng, chúng tôi ra về với một niềm tin rằng những chia sẻ chân thành và “không giấu nghề” của thầy thuốc Dương Văn Cương sẽ mang đến giá trị hữu ích cho nhiều bệnh nhân tiểu đường! Hy vọng lòng yêu nghề và sự tận tâm sẽ là động lực để anh tiếp tục tìm ra những giải pháp tốt như Thanh Đường An, từ đó vừa phát huy thế mạnh của nền y học dân tộc vừa mang lại lợi ích thực sự cho người bệnh.
Hãy gọi ngay số 0917.010.046 để kiểm soát đường huyết từ ngày hôm nay!
Theo DS Bảo Trâm

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

CHỮA BỎNG CẤP THỜI


http://lh4.ggpht.com/-Qoentn8RsJI/Uxu1X5l5ozI/AAAAAAAA7Fc/7WpwW3tyUBY/s1600-h/burn%255B7%255D.jpg

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra   trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị  phỏng dưới vòi nước lạnh ít nhất 20  phứt cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không 
còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .


http://lh6.ggpht.com/-HpaB9kEDVvM/Uxu1ZFx2S2I/AAAAAAAA7Fs/eJQ1oGQdCO4/s1600-h/burn%25202%255B3%255D.jpghttp://lh4.ggpht.com/-8ZsW5xVacOc/Uxu1aKH8nBI/AAAAAAAA7F8/bEbxtv1V1mQ/s1600-h/burn%25203%255B3%255D.jpg
 

  Có một người bị phỏng  nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút,   sau đó đập hai quả trứng lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó. 



http://lh3.ggpht.com/-eEeA9qa2_Yw/Uxu1bDZrbdI/AAAAAAAA7GM/nl_Jg2Mr3jk/s1600-h/burn%2520egg%255B6%255D.jpg


Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một  lớp màng. Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp  này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều   thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị  đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi  thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại  bình thường!  

Chỗ phỏng đã hoàn  toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min. 

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Chuyện người Việt Nam chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho Libya

(PetroTimes) - Ông Phan Bội Trân - người vừa hoàn thành hợp đồng đóng 5 tàu lặn cho Malaysia tiết lộ bí mật gây sốc: “Tôi chính là người đã chuyển giao các công nghệ đóng tàu ngầm cho Libya để nước này có thể chống lại phương Tây trong suốt thời gian dài”. 
Tuổi thơ gắn với một chữ “i”
Thuở sinh thời, ông Phan Bội Trân còn nhớ cái tên của mình luôn gây ra nhiều phiền toái. Cha mẹ đặt tên cho ông với họ lót “Bội” như gửi gắm sự xuyên suốt của một dòng họ. Những năm thập niên 50, cha ông tham gia phong trào đánh Pháp nên cái tên của ông cũng gặp nhiều trở ngại.
Cảnh sát chế độ cũ nắm lý lịch thân sinh ông Trân khá rõ. Khi đi khai sinh, cha ông Trân khai tên cho con thì bị bắt lần thứ 2. Chính quyền thời bấy giờ phát hiện ông nội là Phan Bội Châu nên nghi ngờ cha ông Trân hoạt động chống Pháp.
Ông Phan Bội Trân.
Cha bị bắt, mẹ ông Trân lại đi khai sinh tên cho con. Rút kinh nghiệm, cụ bà khai đổi tên lại thành Phan Bộ Trân, tức bỏ bớt 1 chữ “i” phía sau họ lót. Trong suốt 12 năm học, thầy giáo cũng đều tự thêm một chữ “i” như gắn với số mệnh. Cứ dịp đầu năm học, mẹ ông Trân lại phải lên trường xin điều chỉnh lại tên con trong học bạ.
Sinh ra trong gia đình bậc trung, ngôi trường ông Trân học từ thời thơ ấu cho đến bậc trung học đều là trường dành cho con cán bộ cao cấp của chế độ cũ. Đến bây giờ, ông Trân vẫn còn nhớ cái tên ngôi trường gắn bó với ông suốt từ thời ấu thơ đến trưởng thành.
Ngôi trường tên LaSanTaBerd - nay là trường Trần Đại Nghĩa. Những đứa trẻ Tây cũng chung lớp, chung một mái trường với ông. Cụ bà rất ngại chuyện này. Mẹ ông ngại con không cùng “hệ” sẽ dễ bị ăn hiếp. Ông ý thức được gia đình thân với cách mạng nên chỉ biết chăm chỉ học và đạt khá giỏi suốt 12 năm. Đến thời đại học, ông Trân đến Lãnh sự quán Pháp để xin cấp hộ chiếu du học.
Lần này, ông mang sẵn 1 bộ hồ sơ đề phòng việc khai lại tên. Sự chuẩn bị trước không thừa, cán bộ lãnh sự quán lại tự thêm một chữ “i” vào sau họ lót trong hộ chiếu. Ông Trân phải lấy bộ hồ sơ mang theo để xin điều chỉnh tên.
Ông Trân sinh ra tại quận Bình Thạnh. Ông sống từ nhỏ đến lớn trong căn nhà trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, sát cầu Thị Nghè. Tuổi thơ của ông Trân gắn bó với dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trong xanh. Cha mẹ ông có cuộc sống không êm đềm.
Ông Trân kể về người mẹ với niềm tự hào vô bờ bến. Quãng thời gian cha ông bị bắt, mẹ ông phải thay cha tảo tần sớm hôm chăm sóc các người con. Đến khi cha được thả ra, cụ ông bị tra tấn và tàn phế dưới đòn roi của chế độ thực dân phong kiến.
Gia đình ông Trân có 5 anh em. Ý thức được hoàn cảnh đất nước thời chiến, cả 5 anh em đều yêu thương, bao bọc và cùng nhau học hành. Các anh em lần lượt ra nước ngoài học trong niềm vui sướng của ông bà cụ. Nhà có 5 người con thì 2 người đã sống ở Pháp, 2 người sống ở Mỹ và chỉ một người sống ở Việt Nam.
Ông Trân kể, hồi học xong đại học ở Pháp, ông quyết định chọn mảnh đất này làm nơi lập nghiệp. Năm đó, ông vừa tròn 24 tuổi. Tốt nghiệp đại học thuộc lại ưu, ông được nhận vào làm tại công ty Comes, chuyên đóng tàu ngầm, phi cơ, máy bay…
Thời trai trẻ, ông Trân vốn dĩ đẹp trai và mang dáng vẻ hào hoa nên được nhiều cô gái yêu thầm, nhớ trộm. Ông bộc bạch rất thật: “Hồi còn trẻ, tôi cũng từng có những mối tình với 4 cô bạn người nước ngoài, 2 cô người Hà Lan và 2 cô người Pháp”.
Ông nói ra không phải để khoe mà để minh chứng, con gái ngoại quốc vẫn thích những người đàn ông “có tài” và không hề bị phân biệt sắc tộc hay màu da. Ông đã cho ra nhiều sản phẩm và được cấp bằng sáng chế xe đạp ba bánh của Cục sở hữu trí tuệ Pháp.
Cống hiến công nghệ đóng tàu ngầm quân sự cho tổ quốc
Sáu năm quần quật với công việc, đến năm 30 tuổi, ông Trân lập gia đình với một cô gái người Việt và có được 1 cháu trai kháu khỉnh. Sống tại Pháp với công việc ổn định và là niềm say mê nhưng ông vẫn nung nấu ý định quay về để phục vụ cho đất nước. Ông Trân thích sống tại Pháp nhưng lúc tuổi xế chiều về Việt Nam ông vẫn cảm thấy thoải mái hơn.
Quãng thời gian sang Pháp học tập và làm việc, ông Trân đã bắt đầu nghiên cứu rất nhiều trong ngành kỹ thuật Composite. Hơn 27 năm về trước, ông âm thầm nghiên cứu tàu ngầm và ấp ủ ước mơ có khả năng cống hiến cho tổ quốc, cho đất nước xây dựng một lực lượng tàu quân sự đủ mạnh. Năm 1988, ông Trân từng chuyển giao công nghệ và bản vẽ tàu ngầm cho Libya để họ có thể tự sản xuất.
Ông Phan Bội Trân bên tàu ngầm Yết Kiêu 1.
Thời điểm này, Libya bị “chèn ép” bởi các thế lực phương Tây nên ông đã dang tay giúp đỡ không vụ lợi. Đặt câu hỏi thắc mắc về việc “tiết lộ” bí mật vũ khí cho quốc gia khác khi đang làm việc trên đất Pháp, ông Trân nói ngay: “Bản vẽ tàu ngầm của tôi được dựa trên những thiết kế đã được Pháp công bố rộng rãi trước đó. Bằng khả năng hiểu biết và tự nghiên cứu của bản thân, tôi cải tiến thành sản phẩm công nghệ riêng của mình và trao cho chính quyền Libya”.
Ông Trân tình nguyên giúp họ thiết kế những mẫu tàu ngầm để có thể phục vụ cho việc bảo vệ đất nước. Không lâu sau đó, quân đội Libya đã sản xuất được hàng loạt các tàu ngầm phục vụ cho công cuộc bảo vệ và tái thiết đất nước.
Năm 2006, cơ duyên trở lại Việt Nam đã đến với ông. Một công ty tại Pháp đặt hàng làm tóc giả cho ma-nơ-canh nên ông Trân quyết tâm về quê hương để tổ chức sản xuất và xuất hàng sang Pháp. Thời điểm này, ông đã ngoài 52 tuổi. Bỏ hẳn mọi danh lợi đang được thụ hưởng tại Pháp, ông Trân về Việt Nam lập gia đình và có được 2 cháu trai, cháu lớn 7 tuổi, cháu nhỏ 3 tuổi.
Người vợ của ông ở nhà chăm bẫm 2 đứa trẻ kháu khỉnh. Ông nhẩm tính mình mới chỉ sống ở Việt Nam có 20 năm. Suốt quãng thời gian đầu định cư tại quê nhà, công việc làm tóc giả thuận lợi chỉ được vài năm đầu. Đến năm 2009, nền kinh tế thế giới bị rơi vào suy thoái, lượng tóc giả xuất ra nước ngoài ít hẳn so với trước. Đến bây giờ, ông Trân chỉ sản xuất để cầm chừng.
Hằng ngày, ông vẫn cắp cặp đi dạy tại một công ty Việt Nam (có trụ sở tại khu Cát Lái, quận 2) chuyên sản xuất về du thuyền làm bằng vật liệu composite. Ông Trân muốn truyền đạt lại tất cả những hiểu biết về loại vật liệu này cho các thế hệ sau này.
Trong suốt quãng thời gian còn học tập và làm việc tại Pháp, ông bỏ công nghiên cứu rất nhiều trong ngành kỹ thuật Composite và sáng chế rất nhiều sản phẩm liên quan. Về Việt Nam, ông Trân chế tạo thành công xe đạp điện 2 bánh bằng vật liệu nhựa composite và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận vào năm 2013.
Khi từ Pháp về Việt Nam, ông Trân muốn chuyển giao tất cả các công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Bộ quốc phòng và được đón nhận nồng nhiệt. Vấn đề thủ tục chuyển giao còn gặp nhiều khó khăn nhưng ông vẫn nhận được sự động viên khích lệ. Ông chỉ muốn cống hiến những kiến thức, những kinh nghiệm về đóng tàu ngầm ở nước ngoài đã từng học được.
Dòng máu Lạc Hồng trong con người Việt như thôi thúc ông càng tâm huyết hơn việc nghiên cứu những thiết bị quân sự, nhất là tàu ngầm để tự vệ với những thế lực bên ngoài uy hiếp, xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ông tự tin khả năng của mình có thể xây dựng một lực lượng đủ mạnh để đáp trả những vũ khí tiên tiến hiện nay.
Ông Trân tự nghiên cứu và sản xuất tàu chỉ nhằm mục đích “đơn giản hóa các thủ tục”. Về nguyên tắc để đề tài được nhà nước duyệt kinh phí, cá nhân người trình đề tài hoàn thành và nghiệm thu đề tài. Trải qua quá nhiều khâu, ông bỏ tiền túi ra làm tất cả. Khi tàu ngầm hoàn thành, ông Trân nói: “Nhất định tôi sẽ tặng và không lấy tiền của cơ quan nhà nước”...
(Còn tiếp)
Hưng Long

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Bữa tiệc trong nhà vệ sinh

Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoài ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời nhiều bạn bè, quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo:
- Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không?
- Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi.
Ông chủ ân cần:
- Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.
Chị mang theo con trai đến. Đi đường chị bảo với nó rằng:
- Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm.
Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết mẹ mình làm Oshin là như thế nào! Vả lại, cũng không muốn cho nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua hai chiếc xúc xích.
Quan khách đến nhà mỗi lúc một đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận, không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người, cuối cùng chị tìm được cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của ông chủ… Đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay.
Đặt hai miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với con:
- Đây là phòng dành riêng cho con đấy. Nào, tiệc đêm bắt đầu!
Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức như chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương và âm ư hát… Tự mừng cho mình.
Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà chợt nhớ đến chú bé, gặp chị đang trong bếp và hỏi. Chị trả lời ấp úng:
- Không biết nó đã chạy đi đằng nào…
Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm điều gì khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Ngang qua phòng vệ sinh nghe thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người:
- Cháu núp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ?
Thằng bé hồ hỡi:
- Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm. Mẹ cháu bảo thế. Nhưng cháu muốn có ai ngồi đây cùng ăn với cháu cơ!
Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kềm nước mắt. Đã rõ tất cả mọi chuyện, ông nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp:
- Con hãy đợi ta nhé.
Rồi ông quay ra bàn tiệc bảo với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ. Vì ông bận tiếp một người khách đặc biệt của buổi tối hôm nay. Để một chút thức ăn trên cái đĩa to và mang xuống phòng vệ sinh, ông gõ cửa phòng lịch sự. Thằng bé mở cửa. Ông bước vào:
- Nào, chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé!
Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa… Mọi người phát hiện nên liên tục có khách ân cần đến gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng. Thậm chí còn có nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!
Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên bữa tiệc đặc biệt trong nhà vệ sinh và luôn giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh ta. Ông chủ nhà giàu có năm xưa đã vô cùng nhân ái, trân trọng và bảo vệ tình cảm của một đứa bé 5 tuổi như thế nào… Có lẽ đây là điều thú vị để mỗi một chúng ta suy gẫm!
Tất cả chúng ta ai cũng đều bắt đầu từ tâm hồn nguyên thủy của đứa bé tinh khôi. Theo thời gian, mọi thứ trong đời hằn lên làm cho tâm hồn ấy bị méo mó, tạo nên mọi thứ sang hèn, sai đúng... Từ đây, con người ngày càng trở nên rối ren, phức tạp, bày biện quá nhiều những thứ để rồi mang lại đau khổ cho nhau. Với trí tuệ sáng suốt và một tâm hồn tinh khôi, hồn nhiên, trong trắng ban sơ của một đứa bé, chỗ nào chẳng phải là nơi hạnh phúc, an bình!

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Phim 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé.

Một bộ phim được thực hiện để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà nước Việt Nam đầu tư đến 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé.
Bộ phim 'Sống cùng lịch sử' của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có nội dung nói về ba thanh niên trẻ tình cờ 'mơ thấy' mình hóa thân thành những công binh kéo pháo, đào hầm của quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến 56 ngày đêm, theo báo điện tử VnExpress.
Tuy nhiên, tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất công chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì "số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người", báo này cho biết thêm.
BBC Tiếng Việt đã liên hệ với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hôm 19/09, tuy nhiên ông nói chưa tiện trả lời trong thời điểm này, do cảm thấy "khá mệt mỏi".
Khi BBC yêu cầu được nói chuyện với nhà sản xuất hoặc phát ngôn viên đại diện, đạo diễn cho biết đoàn làm phim đã "tản mát" mỗi người một nơi, "rất khó gọi".
Trong một bài viết hồi tháng 6, báo Nhân Dân cho biết 'Sống cùng lịch sử' có đoàn làm phim thường trực 92 người, lúc cao điểm lên đến gần 300 người, được quay tại Hòa Bình, bản Then, dãy núi Tà Phì Láng, Phìn Hồ, và các địa điểm lịch sử khác ở thành phố Điện Biên.
Bộ phim có những cảnh tái hiện lại "những cái chết xả thân anh dũng của Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn" dù không nêu rõ tên các nhân vật này, báo này cho biết.
Cũng theo Nhân Dân, trong phim còn có cảnh "ba bạn trẻ hòa vào dòng người xếp hàng đi qua quảng trường Lăng Bác để đến ngôi nhà 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Báo này cho biết cảnh viếng tướng Giáp là "một cảnh quay thực tế" hôm 10/10 năm ngoái và "toàn bộ các cảnh khóc là diễn viên khóc thật sự, nhập vai đến mức quên mình đang diễn".

Nguyên nhân thất bại?


Ông cũng cho biết đợt chiếu vừa qua là để mừng lễ 2/9 chứ không phải phát hành quy mô toàn quốc.
VnExpress hôm 19/9 dẫn lời đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết nhóm làm phim của ông đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng "không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý" trình chiếu bộ phim do e ngại về "bài toán kinh doanh".
Bên cạnh đó, VnExpress cũng cho biết đại diện của một số nhà phát hành và hệ thống rạp lớn tại Hà Nội và TP HCM đều khẳng định không nhận được bất kỳ lời đề nghị hợp tác phát hành, quảng bá hay đề xuất trình chiếu nào từ phía đoàn phim của đạo diễn Thanh Vân.
Trang Facebook quảng bá bộ phim tính đến ngày 19/9 chỉ có 102 lượt thích (likes).
Trong phần bình luận trên các báo mạng lớn trong nước, nhiều độc giả nói họ không được biết về bộ phim này cho đến khi tin về quyết định hủy chiếu được loan tải.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng nêu những lý do khác khiến họ không tiếp đón bộ phim theo như mong đợi của nhà sản xuất.
Bình luận được nhiều lượt thích nhất của độc giả nick Louis H-Navy trên trang Facebook của VnExpress viết:
"Người ta đâu có làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt. Sau đó Đảng và Nhà Nước rút kinh nghiệm, Quốc Hội phê và tự phê, sau cùng dân ta tự hào đang sống trong thiên đường Xã hội Chủ nghĩa! Thế thôi."
Một nick với tên Bảo Minh chia sẻ trên Facebook: "Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm phim về lịch sử nếu ko trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững."
Nick Facebook Đào Tuấn thì viết: "21 tỷ đồng tiền ông cụ được dùng để làm phim “Sống cùng lịch sử”, và đây là tiền thuế của dân ... Cả một tuần không một người dân nào đến mua dù chỉ một vé".

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Liên hoan ngày 18 - 9 -2014

Nhân dịp vợ chồng bạn Minh Đức và bạn Duy Khắc ra Hà Nội. Ban LL hội LSQL đã tổ chức một buổi liên hoan rất vui vẻ để chào đón tại nhà hàng Thành Đoàn trên phố Đại Cồ Việt.

Cũng lâu rồi không được gặp nhau cho nên khi nhận được thông báo, mọi người đều rất vui vẻ nhận lời. 
Cơn Bảo số 3 đang hoành hành, Hà nội mưa to gió lớn suốt đêm qua, sáng nay vẫn mưa sối xá, nhưng mọi người vẫn đến đông dủ và đúng giờ, tôi đếm được 30 người. 
Trong đó phải kể đến : Bạn Công Lý và Phu Nhân, Vợ chồng Thu Giang - Mạnh Kính (K3). Trưởng lão Fiohantb và bạn Phan Khoản lớp 5C.
Mừng nhất là gặp bạn Duy Khắc, thấy bạn vui vẻ, khỏe mạnh, béo tốt rất chi là Phong độ. Khác hẳn những thông tin mà tôi biết là hiện nay trong người bạn mang rất nhiều bệnh tật, thường xuyên phải ra vào bệnh viện và Bí Đao phải chăm sóc hàng ngày rất tận tình chu đáo nhưng cũng rất vất vả.
Vợ chồng Minh Đức thì tràn đầy Hạnh Phúc. Tôi phải thốt lê lời khen Hương : Nom em Tươi tắn và Xinh đẹp hơn rất nhiều so với ngày đâu về làm Dâu Quế Lâm.
Duy Khắc và Minh Đức làm rất tốt nhiệm vụ Quản Ca vì vậy mà mọi người được hát với nhau nhiều bài rất sôi nổi..
Các Phó nháy làm việc hết công xuất : Khoa Phi, Trung Hải, Minh Đức, Thế Long, Bích Ngân.... Sẽ có rất nhiều ảnh đẹp để trình Làng.
Riêng Tôi, tay bấm máy đã Run lắm rồi nên ảnh Xấu và Mờ, tuy thế tôi vẫn đưa lên Blog của mình để khoe với các bạn và cất làm Kỷ Niệm


Phó ban Nữ Hiếu tuyên bố lý do và chúc mọi người Liên hoan Vui vẻ.
Nữ Hiếu thông báo tin vui của Gia đình : Đã hoàn thành Bảo Tàng Nguyễn Văn Huyên và mời mọi người đến tham quan.
Hiiếu sẽ tổ chức xe để mọi người đi trong một ngày gần đây.


Ban Trưởng Lệ Thủy chân đau phải ngồi phát biểu nhưng giọng nói vẫn hùng hồn sang sảng., đã thông báo về những công việc sắp tới của hội ta : Họp Thiếu Sinh Quân Hà Nội, kế hoạch hội lớp cuối năm ... 


Bữa ăn bắt đầu với Bia và rất nhiều món ăn ngon.


Bạn Duy Khắc đến nói chuyện với từng bàn.


Băng Ngạn - Thanh Bình - Bích Ngân - Nữ Hiếu - Thanh Mai


Bích Ngân - Thanh Mai - Minh Gương - Nữ Hiếu - Thu Giang



Tiến Hoàn - Huy Châu - Lệ Thủy


Đỗ Bảo - Một nhân vật rất quan trọng nhưng ít khi xuất hiện


Duy Khắc - Rất Phong độ phải không ạ ??.




Mạnh Kính - Xuân Hoài - Khoa Phi
Bạn Xuân Hoài, người đã tổ chức chuyến du lịch về phương Bắc rất thành công. Nay đang chuẩn bị cho chúng ta một chuyến du lịch về Phương Nam. Đến A sầu - A lưới rồi quay ra viếng Mộ Bác Giáp tại Vũng Chúa.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Vụ 72 Tỷ đồng Sau giải trình, không thuộc diện vi phạm nữa” (!).


(NLĐO) - Thanh tra Hà Nội kết luận ban giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm (cũ) đã chi sai tới 72 tỉ đồng nhưng sau nhiều lần giải trình với UBND TP Hà Nội, chiều 16-9, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã khẳng định “không thuộc diện vi phạm nữa” (!).



Ông Nguyễn Kim Vinh (đứng) trả lời báo chí tại cuộc họp giao ban tại Thành ủy Hà Nội chiều 16-9.
Ông Nguyễn Kim Vinh (đứng) trả lời báo chí tại cuộc họp giao ban tại Thành ủy Hà Nội chiều 16-9.
 Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 16-9, ông Nguyễn Kim Vinh - Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm - đã trực tiếp trả lời về những vấn đề được Báo Người Lao Động nêu ra trong bài viết “Sai phạm vẫn được lên chức” đăng ngày 23-7.
Theo ông Vinh, tuyến quốc lộ 32 là công trình trọng điểm, phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của TP Hà Nội. Chính vì thế, TP đã có chính sách đặc thù riêng cho việc giải phóng mặt bằng để làm đường 32 chứ không áp dụng theo chính sách chung. Sau khi được UBND TP Hà Nội chấp thuận, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm) đã áp dụng, lập hồ sơ giải phóng mặt bằng cho 300 hộ dân. Sau đó, Thanh tra TP Hà Nội năm 2013 đã kết luận hội đồng giải phóng mặt bằng đường 32 làm sai chế độ 72 tỉ đồng.
Ông Vinh khẳng định sở dĩ có con số chi sai lên tới 72 tỉ đồng là do cách hiểu khác nhau về cơ chế đặc thù giữa cơ quan thanh tra và hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm.
“Tôi là chủ tịch hội đồng giải phóng mặt bằng đường 32. Sau khi UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo rà soát lại, chúng tôi đã có nhiều báo cáo giải trình về việc đã làm. Gần nhất, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chấp thuận huyện Từ Liêm trước đây và quận Bắc Từ Liêm hiện nay được tận dụng chính sách đặc thù với 209 trường hợp mà Thanh tra Hà Nội đã kết luận, tương đương với 53 tỉ đồng đã nói trong kết luận thanh tra là làm không đúng. Với con số này, chúng tôi không thuộc diện vi phạm nữa”- ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, còn một số nội dung kết luận thanh tra nói có vi phạm, quận Bắc Từ Liêm vẫn đang tiếp tục giải trình với lãnh đạo UBND TP Hà Nội. Hà Nội đã giao cho Ban giải phóng mặt bằng TP và Sở Xây dựng xem xét những kiến nghị này.
Trong khi đó, ông Phan Đăng Long - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - cho rằng kết luận thanh tra không phải kết luận cuối cùng trong việc xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân. Theo ông Long, việc quyết định xử lý thế nào trong trường hợp này thuộc về UBND TP Hà Nội. Đến nay, Hà Nội đã chấp thuận những kiến nghị của quận Bắc Từ Liêm nên những cán bộ được nêu tên “dính” trách nhiệm trong kết luận thanh tra trước đây vẫn được bố trí công tác bình thường. “TP khi xử lý cán bộ sai phạm không bao che, không có vùng cấm, cương quyết xử lý người sai phạm. Không phải ngẫu nhiên nếu sai phạm lớn như thế mà các cán bộ vẫn công tác bình thường”- ông Long nhận định.
Ông Nguyễn Kim Vinh nói: “Trách nhiệm tới đâu để các cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tôi không né tránh. Cái gì làm không đúng tôi xin nhận, nhưng những gì liên quan đến đường 32 chúng tôi làm đều đã có báo cáo giải trình và đến giờ phút này, hầu hết những báo cáo giải trình đã được chấp nhận”.

Thế Kha

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Tại sao chỉ để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người?

Tuyến đường sắt hiện đại trên không này chỉ có 13km nhưng cần 600 người vận hành. Ảnh: nguồn internet

Tuyến đường sắt hiện đại trên không này chỉ có 13km nhưng cần 600 người vận hành. Ảnh: nguồn internet

Tại sao chỉ để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, cứ 3 công nhân thì phụ trách một cái bơm, hàng ngày vác bơm ra bơm bánh tàu?
Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông cho biết, khi đưa vào vận hành 13km đường này vào năm 2015 sẽ cần 600 người. Toàn bộ kinh phí đào tạo cho 600 người này nằm trong kinh phí dự án.
Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 9/9 vừa qua, ông Nguyễn Mạnh Hùng - quyền Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) đã cung cấp thông tin: “Cần 600 người vận hành tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông có chiều dài 13km sau khi tuyến đường này hoàn thành vào năm 2015”.
Tôi đọc bản tin mà ngỡ như đang đọc một câu chuyện đùa. 600 người cho một tuyến đường dài hơn 10 cây số, vị chi là khoảng gần 60 người cho 1km đường sắt tuyến Cát Linh- Hà Đông. Họ sẽ làm gì ở đó nhỉ?

Tuyến đường sắt hiện đại trên không này chỉ có 13km nhưng cần 600 người vận hành. Ảnh: Báo Tiền Phong.  
Thử hình dung với một quãng đường dài như thế, bằng ấy con người đứng ra nắm tay nhau thì có lẽ chiều dài của dòng người đó cũng đã phủ kín suốt quãng đường rồi, còn làm gì được nữa?
Ông Hùng cho biết thêm: “Chi phí để đào tạo 600 người này hoàn toàn nằm trong kinh phí của dự án. Cuối tháng này sẽ có 37 người đầu tiên được đưa sang Trung Quốc học lái tàu. Hiện Bộ GTVT và thành phố Hà Nội đang thảo luận xem có trả lương cho những người được cử đi đào tạo hay không, khi họ trở về và chờ việc thì có được trả lương không, nếu không trả lương mà họ đi làm việc khác thì cũng gay go”.
37 người sẽ được đưa sang Trung Quốc học lái tàu, còn 563 người còn lại, công việc của họ cụ thể là gì? Giá như có phóng viên nào đó có mặt trong buổi họp báo đặt câu hỏi xoáy vào con số này, hẳn chúng ta đã có một câu chuyện thú vị hơn nhiều.
Tôi cũng có dịp từng được sử dụng dịch vụ giao thông ở nước ngoài, và chắc chắn nhiều bạn đọc cũng vậy, nên chúng ta hoàn toàn có cơ sở để so sánh. Những tuyến đường sắt trên không, tàu điện ngầm ở nước ngoài hầu như đã được tự động hóa hoàn toàn, vắng tanh không có bóng người soát vé. Và công nghệ tự động hóa này không phải mới được áp dụng ngày một ngày hai mà đã rất nhiều năm.

Vậy vấn đề là tại sao chúng ta đi sau các nước khác lâu như thế mà lại chọn một công nghệ tiêu tốn nhiều nhân lực đến như vậy? Tại sao chỉ để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, cứ 3 công nhân thì phụ trách một cái bơm, hàng ngày vác bơm ra bơm bánh tàu?


Có người đọc xong con số gây sốc này đã bình luận: “Ôi dào, chắc là ngành đường sắt lo xa, các bác ấy biết thế nào khi vận hành cũng có lúc tàu sẽ chết máy, phải có đủ đội quân cứu hộ hùng hậu đi mà đẩy tàu về bến chứ, chả nhẽ để tàu nằm lù lù giữa đường thế à”.
Mong chờ biết bao nhiêu ngày tháng để có một tuyến đường sắt hiện đại trên không nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến Cát Linh- Hà Đông, đầu tư mất bao nhiêu tiền của, cái tuyến đường sắt chỉ “điều chỉnh một tý” đã mất hơn 300 triệu đô, tức là tương đương hơn 7.000 tỷ đồng ấy, chưa thấy hiện đại đâu mà nghe chừng té ra là hại điện bà con ạ.
Thật hãi hùng biết bao, chỉ có 13km đường sắt mà phải tới 600 người mới vận hành nổi, vậy thì khi nó đi vào hoạt động, chỉ nguyên tiền lương trả cho ngần ấy người, đã tốn kém biết là bao nhiêu.  
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến giờ chưa thấy mặt mũi đâu, vì nó chậm tiến độ 2 năm trời, đội giá thành vào “hàng khủng” và đã được các chuyên gia bình luận là “quá đắt đỏ”, mức trung bình làm 1km tàu điện của thế giới chỉ là 20-30 triệu USD, còn tuyến đường này là 70 triệu USD.
Có câu “đắt xắt ra miếng”. Cái dự án này chắc là cũng xắt ra được vô vàn “miếng” rồi đó chứ chẳng chơi. Miếng ngon miếng ngọt thì chẳng biết về đâu nhưng cái miếng đắng cay khổ sở vất vả chịu tắc đường trong suốt mấy năm nay và sẽ còn tiếp tục chịu đựng trong vài năm tới thì chắc chắn là dân đã được hưởng no cả bụng.
Mất cả đống tiền đã tiếc, mất cả núi thời gian còn tiếc hơn, vì thời gian còn quý hơn tiền bạc, nhưng đổi lại chúng ta có gì? Một dự án tốn kém, chậm tiến độ, công nghệ “thế nào đó” nên phải cần tới 600 người vận hành cho 13km đường.
Ai sẽ phải đứng ra trả lời và chịu trách nhiệm trước người dân về những vấn đề này?
600 người cho 13km đường, không phải các vị đang đùa đấy chứ ạ?
Theo Mi An/ Đất Việt

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Người thông minh nhất hành tinh

Grigori Perelman, sinh năm 1966-đứng thứ 9 trong danh sách 100 thiên tài đang sống giữa chúng ta (bầu năm 2007 khi ông còn chưa được giải Clay vì lời giải bài toán “thiên niên kỷ” của Poincare , trong khi đó đứng đầu danh sách là Hoffmann, cha đẻ của “thuốc lắc”). Tuy vậy theo tôi biết thì cộng đồng khoa học đã từ lâu công nhận ông là nhà khoa học thông thái nhất hành tinh, tôi tuy ngoại đạo nhưng cũng rất tò mò muốn biết con người này thực ra là ai, ngoài những thông tin “lá cải” về việc ông từ chối nhận giải thưởng 1 triệu đôla và ở ẩn đối với tất cả xã hội và sống nghèo đói.
Đơn giản khi một con người đã tuyệt đỉnh thông minh, thì ngoài việc “lập dị” ra thì mỗi hành động của ông ta phải có cả một câu chuyện dài phía sau, chứ không phải kiểu “nổ” bất thình lình…Và qua cuộc đời ông, tôi thấy được một câu chuyện rất hay về các nhà toán học thời hiện đại, cũng như toán học cần thiết để làm gì, từ những cuộc tranh cãi “32 con gà” ngày nay cho đến thành tựu của Ngô Bảo Châu đều có ý nghĩa cao siêu hơn ta hằng nghĩ!
Đầu tiên phải nói thật, gây tò mò nhất đối với tôi là việc ngài Perelman là “chuyên gia từ chối các giải thưởng danh giá”. Hãy xem ông đã từ chối gì:
-1996 từ chối giải của Hiệp hội toán học châu Âu (EMC) dành cho các nhà toán học trẻ-giải thưởng này như một bảo đảm cho người lĩnh giải sẽ được nhận vào làm việc tại các trường đại học danh giá nhất của Âu, Mỹ và đảm bảo cuộc sông vật chất dài lâu.
-2006 ông từ chối nhận giải Fields danh giá (lần kế tiếp Ngô Bảo Châu đã giành giải này cùng 3 nhà toán học khác tại Ấn Độ, 2010).
-2010 ông từ chối nhận giải thưởng của Viện toán học Clay với số tiền 1 triệu đô la do giải được 1 trong 7 bài toán “thiên niên kỷ”-đó là bài toán Poincare từ 1904 và 98 năm sau loài người mới có lời giải! 6 bài toán kia vẫn còn chờ đợi…
-2011 ông từ chối trở thành viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Nga. Tuy chỉ là danh hiệu trong nước, nhưng về giá trị vật chất còn lớn hơn cả những lần “từ chối” trước kia…
Vì sao như vây? Sinh ra ở Leningrad (CCCP), cậu bé Do Thái Perelman học ở một trường bình thường ở ngoại ô cho đến năm lớp 9, chỉ sinh hoạt ở nhóm học sinh giỏi toán tại Cung thiếu nhi thành phố. Năm 1982 cậu học sinh 15 tuổi này đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối ở cuộc thi Olimpic Toán quốc tế tại Hungary (khá giống Ngô Bảo Châu, trẻ hơn mấy tháng). Sau đấy cậu mới được vào học trường chuyên toán-lý 239 nổi tiếng của Leningrad. Vào đại học, vì được chọn trường, cậu suýt chọn trường nhạc (có chơi violin nhưng không cơ bản) nhưng sau nghe lời mẹ, lại đi vào khoa toán. Sau khi bảo vệ luận án tiến sỹ toán, cậu sang Mỹ đầu những năm 90 để làm việc tại một số trường đại học.
Ngay lúc còn rất trẻ này cậu đã rất khác người: sống rất khắc khổ, thường xuyên chỉ ăn bánh mỳ, sữa và phomat. Ngay từ lúc này cậu đã bắt tay vào giải bài toán thiên niên kỷ của Poincare. Các phát hiện quan trọng lần lượt ra đời, ví dụ như một cách chứng minh ngoạn mục của Perelman cho “Lý thuyết về tâm hồn” (1994, hình học vi phân).
Lần “từ chối” đầu tiên năm 1996, Perelman không chịu nhận giải EMC cho các nhà toán học trẻ xuất sắc đồng nghĩa với chìa khóa vàng mở cánh cửa vào những vị trí làm việc danh giá và nhiều bổng lộc, nhưng đối với chàng trai 30 tuổi này “nó không quan trọng”! Ông bắt đầu cuộc đấu tranh không khoan nhượng nhưng tất nhiên không hề cân sức với lề thói quan liêu, giả tạo của làng toán học thế giới. Ví dụ sau này khi đi xin việc ở đại học Stanford bắt buộc phải nộp lý lịch, ông kiên quyết từ chối đưa C/v. Ông bảo: “Nếu họ biết các công trình của tôi, thì họ cần gì C/v của tôi? Còn nếu họ cần C/v của tôi, nghĩa là họ không đọc các công trình của tôi…”-thật tự tin, một tuyên bố của chàng trai hơn 30 tuổi!
Sau 1996 ông về nước, sống trong căn hộ một buồng với bà mẹ ở ngoại ô Sant Peterburg (Leningrad đã quay lại tên cũ)-bố và cô em gái đã ra sống ở nước ngoài. Người ta thường thấy người đàn ông trán hói, tóc dài, không già không trẻ đi bộ mua bánh mỳ, mua trứng hoặc đi tàu vào thành phố, ít khi giao tiếp với ai. Ông hoàn toàn không quan tâm đang ăn mặc gì, chẳng chịu cắt tóc, cạo râu, thậm chí không mấy khi cắt móng tay-tại sao như vậy chả ai biết, bởi vì ông chả nói chuyện với ai…
Năm 2002-2003 ông công bố 3 bài viết lập tức gây nên xáo động trong làng toán thế giới, ngay từ bài đầu tiên đã suy ra được rằng Perelman đã có lời giải bài toán thiên niên kỷ Poincare! Cách ông công bố cũng chả giống ai: khác với truyền thống là phải gửi đến tòa soạn các tạp chí toán học uy tín trên thế giới, thì ông đưa lên internet cho tất cả mọi người khảo nghiệm! Bài toán có đầu đề chỉ hai chục chữ này đòi hỏi cách giải siêu phức tạp, và Perelman phải kết hợp cả những hiểu biết rất sâu sắc về vật lý lý thuyết của mình mới đi đến thành công.
Nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới công bố những công trinh nghiên cứu về lời giải của Perelman, và đăng trên các tạp chí uy tín,do đó danh tiếng của Perelman được càng nhiều người biết đến. Trên đường chứng minh định lý đó Perelman đã phát triển tiếp nghiên cứu của nhà toán học Mỹ Richard Hamilton, người đã phải dừng bước giữ chừng vì không đủ các công cụ toán học. Lạ một cái, Hamilton lại không tin là Perelman đã giải được bài toán Poincare, do đó đã đề nghị “ông trùm toán học Trung Quốc” Khâu Thành Đồng nghiên cứu tiếp. Thế là họ Khâu cùng hai đệ tử của mình là Tào Hoài Đông và Chu Hy Bình tuyên bố với toàn thế giới rằng chính họ mới đưa ra lời giải trọn vẹn của giả thuyết Poincare, và “công lao của Perelman nếu có thì cũng nhiều nhất là 20% mà thôi!”.
Thế là nhiều trường đại học lớn lập những nhóm chuyên tập trung để phân tích về lời giải bài toán thiên niên kỷ, trong đó tất nhiên có cả Viện toán Clay. Trong thời gian hàng chục triệu đô la được bỏ ra để tìm chủ nhân của cách giải bài toán hóc hiểm này, thì Perelman như ông đã kể lại, thi thoảng kiếm chút tiền còm qua việc được mời nói chuyện ở nước ngoài về chính cách giải bài toán của mình. Sự thật khoa học không thể bôi đen, nhất là trong thời đại internet, và đến 2006 thì tất cả, trong đó có cả Richard Hamilton đi đến kết luận, chính PERELMAN MỘT MÌNH đã giải quyết vấn đề trọn vẹn! “Bang hội toán gốc Trung Quốc” đành xấu hổ rút lại lời 
tuyên bố của mình, tuy vậy vẫn cay cú dọa kiện những ai đã vạch mặt họ, kể cả Viện toán Clay.
Trong thời gian này, Perelman một mặt không mấy khi quan hệ với xã hội bên ngoài, mặt khác khá tích cực hợp tác với các đồng nghiệp quốc tế để làm sáng tỏ vấn đề, tất nhiên là qua…internet. Những cuộc chiến ngoài toán học, theo ông là quá vô bổ và thấp hèn, khiến ông mệt mỏi và từ 2005 tự ra hỏi trường đại học, ông thực tế đã chính thức xa rời giới khoa học. Khi cả nước nhận tin ông sẽ được giải Fields 2006 lập tức ông nổi tiếng kinh khủng, xung quanh căn hộ của mẹ con ông bao giờ cũng có bọn “kền kền” báo chí lấp ló, và ông không còn dễ đi bộ mua thực phẩm như trước nữa.
Tuy vậy ông kiên quyết không hề thay đổi: ăn mặc lôi thôi, không cắt tóc cạo râu, chẳng cắt móng tay và chưa bao giờ có vợ con. Môn thể thao yêu thích là bóng bàn và cờ vua lâu lắm rồi chẳng chơi cùng ai, chỉ còn âm nhạc ông chơi trên violin chứng tỏ sự tồn tại của ông trong xã hội…
Tình trạng Perelman có thể từ chối giải Fields là “cú sốc” cho giới lãnh đạo trong làng toán. Chính chủ tịch Hội đồng chọn lựa giải thưởng Fields đến tận nơi vầ 2 ngày trời tìm cách đề xuất với ông các phương án khác nhau, kể cả “nhận giải mà không cần đến”. Tuy vậy Perelman vẫn khăng khăng không đến, ông “giận” giới toán học đã quá quan liêu và kẻ cả, làm ông và bao người khác tốn công tốn sức trong cuộc tranh chấp với “phe Tàu”.
Ông giải thích: “Những người lập dị (như ông) không hề vi phạm chuẩn mực đạo đức” và “tôi dừng lại, để cho mọi người thấy tôi không phải là vật nuôi trong vườn bách thú”. Không nhận giải-đó là chính kiến của ông! Đối với người ngoại đạo như chúng ta, ông đơn giản là người “từ chối bắt tay Nhà vua Tây Ban Nha (Fields 2006 được trao tại Tây Ban Nha)-nhưng giới khoa học thì đều hiểu thông điệp của Perelman. Chẳng đi nhận giải, ông đã làm toán học trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết!
Ông vẫn sống như một ẩn sỹ, chỉ đôi lần ông trả lời phỏng vấn báo chí Nga, nhưng sau đó dừng hẳn, vì “không tin tưởng”. Người ta quay được một phim ngắn về cuộc sống ngày thường của ông bằng cách xông cả đoàn quay phim vào nhà ông, đẩy bật bà mẹ già ra và quay ông đang vô cùng ngơ ngác. Sau đó ông chỉ đồng ý quay một phim tài liệu ngắn nữa của đài truyền hình Nhật NTK, còn lại người ta biết về ông càng ngày càng ít đi!
Khi công trạng của ông đã được làm rõ, ngay cả Viện toán Clay (đơn vị xét và trao giải) cũng như cộng đồng quốc tế kêu gọi ông công bố công trình của mình lại trên tạp chí toán học uy tín bất kỳ nào, và trong vòng 2 năm không ai phản bác được, thì sẽ đủ tiêu chuẩn xét trao giải cho tác giả. Thế nhưng không ai thuyết phục được ông làm cái điều tưởng chừng đơn giản và hiển nhiên đó –tạp chí toán học uy tín đối với giới toán học như một dấu “OTK” về chất lượng, nhưng riêng Perelman kiên quyết không cần đến cái sự OTK đấy…
Cuối cùng Viện toán Clay chịu thua, công nhận ông là người xứng đáng được trao giải 1 triệu $ vào năm 2010, khi mà theo một số nguồn tin thì Perelman đã tiêu hết tiền tích cóp thời còn “làm toán”, ông rất khát tiền. Ông suy nghĩ 3 tháng trời, rồi sau đó đưa ra câu trả lời làm tất cả mọi người phải kinhngạc: “Tôi có rất nhiều nguyên nhân để đi nhận hay không đi nhận giải thưởng này, do đó tôi đã cân nhắc khá lâu, nhưng tôi quyết định không nhận nó. Nếu nói thật ngắn gọn về nguyên nhân, thì đó là sự không đồng ý với cách điều hành của giới toán học quốc tế. Tôi không thích các quyết định của họ, tôi thấy không công bằng. Tôi đánh giá đóng góp của ngài Richard Hamilton hoàn toàn không thua kém đóng góp của tôi trong việc giải bài toán”.
Đây là một ví dụ tuyệt vời về tinh thần hiệp sỹ trong khoa học: ông đề cao chính Hamilton, người đã không tin tưởng ở ông, và đã cùng với nhà toán học Trung Quốc Khâu Thành Đồng cứ luẩn quẩn mãi ở cái lời giải và việc đó đã làm khổ ông mấy năm về trước!
Từ chối nhận 1 triệu $ (hơn một năm sau các nhà tổ chức mới quyết định dùng số tiền này để hỗ trợ các nhà toán học trẻ) Perelman nổi tiếng vô cùng, biết bao người tìm cách hỏi ông tại sao lại không nhận tiền khi bây giờ ông nghèo rồi, thì chỉ một lần ông trả lời: “Tôi cái gì cũng có đầy đủ”. Câu chuyện cũng kết thúc có hậu cho Richard Hamilton: năm 2011 ông này cùng với một người nữa được nhận giải “Nobel châu Á”-giải Shaw và 1 triệu $ cho những thành tự toán học, mà trên cơ sở đo Perelman đã giải quyết thành công bài toán thiên niên kỷ. Hamilton đã đi nhận giải…
Việc ông từ chối làm Viện sỹ viện hàn lâm khoa học Nga năm 2011 khá dễ hiểu, vì sau này ông xin visa 10 năm đi Thụy Điển. Nhưng để hiểu ông và bài toán của ông hơn, tôi xin tóm tắt một trong rất ít các cuộc phỏng vấn của ông-ngay cuộc phỏng vấn này (với một nhà làm phim Izrael-qua quan hệ Do Thái của mẹ ông giới thiệu) đến nay cũng là đề tài tranh luận, rằng có nó hay là bịa. Những ý chính ông đã nói ra:
-thời niên thiếu làm toán đối với ông như môn thể dục cho trí não. Hồi đó chỉ có bài khó, bài dễ chứ chưa gặp bài nào không giải được. Bài toán ông thấy khó nhất hồi đó do ông tự đặt ra: Chúa phải đi với vận tốc bao nhiêu mới có thể lướt trên mặt nước mà không chìm, đúng như trong Kinh thánh. Ông giải với những khái niệm về tô-pô học- “tôi thích tô-pô vì nhiều ứng dụng thực tế của môn học đó! Giải nhất toán quốc tế của tôi chỉ có rất ít ý nghĩa”.
-bất kỳ một lý thuyết toán học đúng đắn nào đều sẽ tìm ra áp dụng thực tế của nó, ít ra là Perelman tin như vậy và từ trước tới nay đều thấy như vậy! Ví dụ tiêu biểu: George Bul muốn định đề hóa triết học, cuối cùng pháp mình ra lý thuyết hàm số Bul, trên cơ sở đó con người mới tạo ra được máy tính, tàu vũ trụ…
-Định lý Poincare có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Nó giải thích cho nhiều quá trình trong việc hình thành vũ trụ, và sắp tới sẽ rất quan trọng trong công nghệ nano.
-những phát mình mới đây trong khoa học nano đều vớ vẩn hết, cũng như nhiều hình dung sai lầm về việc hình thành vũ trụ. Vũ trụ xuất hiện ban đầu từ một điểm vô cùng nhỏ, sau đó là các khoảng không xuất hiện để vũ trụ to ra nhanh chóng. Định lý Poincare chính là “Công thức của vũ trụ”-dựa vào đó ta có thể có cách thu vũ trụ lại thành một điểm ban đầu. Tôi chính là người biết điều khiển các khoảng không đó!
Bình luận thêm của tác giả: nghe thì có vẻ là “học thuyết âm mưu” nhưng thực sự những hiểu biết siêu đẳng của Perelman có nguy cơ đe dọa loài người và vũ trụ. Không phải ngẫu nhiên mà tình báo Nga cũng như nhiều nước khác không thể rời mắt khỏi ông. Và Perelman-con người với trí tuệ xuất chúng và hoàn toàn tỉnh táo này-phải biết làm gì, nói gì, hành xử ra sao để ít nhất là bảo vệ được bản thân và bảo vệ được nhân loại. Có cần thiết để chúng ta điều khiển được vũ trụ không, nếu ngay một trái đất này mà chúng ta còn làm cho bung bét hết cả? Đừng tin tất cả những gì ông tuyên bố, mặc dù đúng là “tôi là con người điều khiển được vũ trụ, vậy tại sao tôi còn phải chạy theo 1 triệu đôla gì đấy để làm gì?”
P.S. Mới đây Stiven Hawking-nhà vật lý đương đại và là một trong những bộ óc sáng lạn nhất hành tinh đã tuyên bố :”các thí nghiệm với hạt Giggs có thể tiêu diệt không gian, thời gian!” và “Bozon Giggs có thể dẫn đến việc phá tan chân không, làm cả vũ trụ chuyển sang trạng thái vật lý mới” tác giả nhớ lại cuộc nói chuyện hầu như là duy nhất mấy năm trước của Perelman, ông đã nói về hiện tượng này trước đó lâu rồi. Chứng tỏ Perelman đã nói hoàn toàn tỉnh táo và nghiêm túc-ông biết “Công thức của vũ trụ”!
Còn chúng ta thì vẫn phân vân với 32 gà và 4 chuồng…
năm 1993 ông biết nhiều và rộng hơn rất nhiều so với các nhà toán học khác. Ông tự coi mình là nhà triết học! như đạo của người Do thái đòi hỏi, ông yêu và kính trọng mẹ hơn ai hết! 
Stiven Hawking-những tư tưởng lớn thường gặp nhau…