Nguyễn Duy Nhiên
Pico Iyer là một tác giả rất nổi tiếng trên thế giới, ông chuyên viết về du hành (travel writer). Bạn nghĩ nơi nào mà ông thích được đi đến nhất? Ông Iyer nói: không đi đâu hết.
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng muốn đi đến
một nơi nào có nhiều điều hay lạ, hoặc một nơi mà mình có thể được thật sự nghỉ
ngơi, giúp ta cảm thấy tươi mới lại và cảm nhận sự sống sâu sắc hơn. Và theo
như ông Iyer, một người đã từng đi khắp nơi trên thế giới, và cũng là một nhà
văn chuyên viết về du hành, thì thật ra ta không cần phải đi đâu hết, vì nơi ấy
cũng đang chính là bây giờ và ở đây.
Trong một tác phẩm mới nhất, The Art of Stillness, ông Iyer có viết về những tuệ giác sâu sắc mà sự tĩnh lặng, ngồi yên có thể mang lại cho chúng ta. Trong thời đại mà chúng ta lúc nào cũng đi đây đó, luôn muốn tìm đến một nơi chốn xa lạ hoặc một thú vui nào đó, câu trả lời của ông giúp ta có dịp nhìn lại cuộc sống bận rộn và vội vã của mình. Xin chia sẻ với bạn khám phá này của ông Pico Iyer.
Là một nhà du hành
“Cả đời tôi là một nhà du hành, a
traveller. Từ khi còn là một đứa bé, tôi đã thuyết phục ba mẹ tôi rằng, cho tôi
đi học nội trú ở Anh rẻ tiền hơn là theo học ở một ngôi trường nổi tiếng gần
nhà, ở California .
Và vì vậy mà từ lúc mới chín tuổi, mỗi năm tôi đã nhiều lần đi phi cơ một mình
băng ngang qua Bắc cực, chỉ để đi đến trường.
Và càng được du hành tôi lại càng thêm yêu thích. Vì vậy mà ngay sau khi mới ra Trung học, lúc vừa được 18 tuổi, tôi đã xin một công việc lau bàn để có tiền đi thăm các nơi trên những lục địa khác nhau.
Rồi việc chắc chắn phải xảy ra, tôi trở thành một người chuyên viết về du hành, để công việc và niềm vui của mình được trở thành một.
Và tôi cảm nhận rằng, nếu như mình có may mắn được bước đi một mình trong những ngôi đền thờ tĩnh lặng với những ngọn nến thắp sáng ở Tây tạng, hay lang thang trên những bãi biển ở Havana với tiếng nhạc dập dìu chung quanh, tôi có thể mang những âm thanh ấy và bầu trời trong xanh, và ánh nắng lấp lóa trên đại dương xanh thẩm, về chia sẻ lại với những người bạn ở nhà, cũng như mang một sự kỳ diệu và trong sáng lại cho chính cuộc đời mình.
Không cần phải đi đến
đâu
Điều đầu tiên mà chúng ta ai cũng biết, là
khi đi du hành không có nơi nào là kỳ diệu hết, trừ khi ta có một cái nhìn đúng
đắn. Nếu bạn mang một người nóng tánh đến Himalayas ,
anh ta sẽ bắt đầu phàn nàn, kêu ca về chuyện ăn uống. Và tôi khám phá ra một
điều này, là cách hay nhất giúp ta phát khởi một cái nhìn sâu sắc và biết tán
thưởng, nghe cũng hơi lạ, là bằng cách không đi đến đâu hết, chỉ cần ngồi cho
yên.
Giữa cuộc sống vội vã này, có lẽ chúng ta ai cũng cảm thấy mình cần phải dừng lại để nghỉ ngơi. Nhưng theo tôi thì thật ra đó cũng là một cách duy nhất để cho ta có dịp xem lại cuốn slideshow về kinh nghiệm cuộc đời mình, để có thể hiểu sâu sắc hơn về quá khứ và tương lai. Và tôi cũng ngạc nhiên khi khám phá rằng, không đi đâu hết cũng thú vị và hấp dẫn như khi được đi du hành đến Tây tạng hay
Và không đi đâu hết, chỉ đơn giản có nghĩa là ta bỏ ra vài phút mỗi ngày, hay vài ngày trong mỗi mùa của năm, hay có người bỏ ra vài năm trong cả đời mình, để có thể ngồi yên và thấy ra được những gì thật sự thúc đẩy ta, biết được hạnh phúc chân thật của mình nằm ở nơi đâu. Và nhớ rằng, kiếm sống (making a living) và xây dựng cuộc sống (making a life) hai việc ấy đôi khi lại hoàn toàn nghịch hướng với nhau.
Do ở sự tiếp nhận của
mình
Và dĩ nhiên điều này cũng đã được các bậc
hiền nhân trong mọi truyền thống, qua bao thế kỷ, nói với chúng ta rồi. Hơn
2,000 năm trước đây, các triết gia Stoics đã nhắc nhở rằng, không phải kinh
nghiệm làm nên cuộc sống này, mà do chúng ta tiếp nhận chúng như thế nào.
Ví dụ có một trận bão lớn kéo ngang qua vùng bạn ở và làm xập đổ hết tất cả. Một người thì cảm thấy hoàn toàn bất lực và tuyệt vọng. Còn một người khác lại cảm thấy tự do hơn, thấy rằng đây là cơ hội cho họ bắt đầu lại một cuộc đời mới. Không có gì là chỉ có tốt hay xấu, như văn hào Shakepeare nói với chúng ta trong “Hamlet”, mà tất cả đều do ở sự suy nghĩ của mình tạo nên mà thôi. Và vì vậy mà tôi nghĩ nếu như ta thật sự muốn thay đổi đời mình, thì có lẽ ta nên bắt đầu trước hết bằng cách thay đổi cái nhìn trong tâm ta.
Và như tôi nói, điều này cũng không có gì là mới mẻ hết, Shakespeare và triết gia Stoics cũng đã nói đến từ mấy thế kỷ về trước. Nhưng có điều là Shakepeare không phải đối diện với 200 emails mỗi ngày. Còn các triết gia Stoics thì cũng đâu phải lên Facebook. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống nhiều đòi hỏi này, thì một trong những điều bị đòi hỏi nhiều nhất là chính chúng ta. Bất cứ ở nơi đâu, bất cứ khi nào ngày hay đêm, xếp của ta, những tin nhắn rác, ba mẹ ta, đều có thể tìm đến ta được.
Các nhà xã hội học có đủ dữ kiện để tuyên bố rằng, trong những năm gần đây người Mỹ làm việc ở công sở ít giờ hơn 50 năm về trước, nhưng lại cảm thấy mình phải làm việc nhiều hơn. Chúng ta có thêm những thiết bị công nghệ giúp tiết kiệm thời gian hơn, nhưng thời giờ mình có dường như lại càng ít đi hơn. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng kết nối được với một người ở xa tận cùng trái đất, nhưng đôi khi trong quá trình đó ta lại đánh mất đi sự kết nối với chính mình.
Sự sáng tạo cần một
không gian
Và một trong những điều làm tôi ngạc nhiên
nhất là khám phá ra rằng, chính những người đã cung cấp những phương tiện giúp
ta có thể đến được khắp mọi nơi, lại là những người không có một ý định đi đâu
hết. Nói một cách khác, chính những người đã sáng tạo ra những kỹ thuật giúp
chúng ta vượt thoát ra các giới hạn xưa cũ, lại là những người rất ý thức về sự
cần thiết của những giới hạn, cho dù đó là trong lãnh vực của công nghệ.
Có lần tôi đến trung tâm Google headquarters, tôi chứng kiến được tận mắt những điều mà nhiều bạn đã nghe nói đến, như là bên trong có những căn nhà xây trên cây, có những chiếc trampolines, và nhân viên được lấy 20% giờ làm việc của mình để không làm gì hết, cho trí tưởng tượng rong chơi.
Nhưng điều tạo ấn tượng cho tôi nhất là một anh làm việc ở đó, một Googler, kể cho tôi nghe là anh đang chuẩn bị mở một chương trình đào tạo cho các bạn trong sở trở thành huấn luyện viên yoga. Một Googler khác chia sẻ rằng anh ta đang viết một quyển sách về “công cụ tìm kiếm của tâm hồn”, inner search engine, và khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng ngồi yên, hay thiền tập, không những chỉ mang đến cho ta sức khỏe tốt, trí óc minh mẫn, mà còn làm tăng trưởng trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) của mình nữa.
Tôi có một người bạn khác sống ở vùng công nghệ
Đúng là khi ta thay đổi cách nhìn thi...mọi việc cũng thay đổi Chị Ánh nhỉ! Một bài viết hay chị ạ!
Trả lờiXóaGửi Ánh mấy ảnh chụp bằng điện thoại nên không đẹp lắm !
Trả lờiXóa[img]https://lh5.googleusercontent.com/-EKVAcNSQfNI/VSJZJC8CE3I/AAAAAAAAAzs/IwBW2k0rYQU/s640/CAM00265.jpg[/img]
[img]https://lh6.googleusercontent.com/-jHd3VVmZ3Ws/VSJZVcga48I/AAAAAAAAAz0/5KbJ1ncGwG4/s640/CAM00267.jpg[/img]
[img]https://lh6.googleusercontent.com/-jD7L4eS89CQ/VSJZbP23j6I/AAAAAAAAAz8/qgBVC6XxLHM/s640/CAM00269.jpg[/img]
Mấy tấm ảnh này là Bích Ngân chụp buổi liên hoan đón Nhật Lệ tại nhà Ánh.
Trả lờiXóaChị em liên hoan Bún Chả rất vui vẻ.
sang thăm chị đây, chúc chị luôn an vui chị nhé.
Trả lờiXóahay qua chị ơi. em làm bên thẩm mỹ nếu chị muốn biết thêm về bấm mí mắt có đau không thì liên hệ với em nhé
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóabài viết chất lượng và bổ ích mời bạn ghé thăm website bên mình ủng hộ Vỏ gối Sông Hồng