Trang

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

EBOLA LOÀI VIRUS ĐÁNG SỢ

    Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO (17/10/2014) con số người lây nhiễm Ebola hiện nay là 9000 và đã có 4500 người chết. Tuy nhiên theo WHO cho đến cuối năm 2014 này con số 10000 ca lây nhiễm mới mỗi tuần tại Guinea, Liberia, Sierra Leone có khả năng xảy ra. 

Đây là một đại dịch. Không phải vì thế giới nghèo mà hiện tại chưa có thuốc chữa thích hợp chống lại  căn bệnh này,  căn bệnh "quái ác" từ tính chất "tinh khôn" của con Virus Ebola .

TẠI SAO EBOLA LẠI LÀ CON VIRUS  ĐÁNG KINH SỢ

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Món ngon Hà Nội có địa chỉ

Nguyệt Ánh phi lộ:

Xin các cụ đừng nghĩ tôi tham ăn nên toàn đăng các bài về món ăn . Vì sắp tới ngày Hội trường, lớp ta sẽ gặp mặt nhau ở Hà Nội, chúng ta sẽ được đón các bạn ở Sài Gòn ra và các tỉnh về và chúng ta cần có những địa chỉ để gặp nhau và chiêu đãi nhau. Ai muốn chiêu đãi bạn bè món gì, ở đâu thì chỉ cần vài dòng thông báo lên Đình làng ( Luson-quelam' blog ), chúng tôi lập tức có mặt

Địa chỉ của tất tần tật các món ngon Hà Nội, 

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Hai câu chuyện thật rất hay!

Có rất nhiều Quân nhân Mỹ can trường trong thế chiến thứ Hai. Một trong những anh hùng đó là Trung Tá Phi Công Hải Quân Butch O'Hare. Trung Tá O'Hare là Phi Công khu trục tùng sự trên Hàng Không Mẫu Hạm Lexington trong vùng biển khu vực Nam Thái Bình Dương.

Chuyện thứ nhất:

                                                  PHIL W. O'HARE CREW - 427th BS
(O'Hare assigned 427BS: 11 Dec 1943 - upgraded to pilot: 29 Mar 1944 - photo: 21 May 1944)

Một hôm toàn thể phi đoàn của ông được giao phó thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh và gia nhập đội hình bay, liếc nhìn bảng phi cụ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về tầu được. Trung tá O’Hare báo với Phi ĐoànTrưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình của phi đoàn và quay trở lại hàng không mẫu hạm.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Việt Nam đứng áp chót trong bảng xếp hạng “Quốc gia đáng sống” của LHQ

Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á.  Trong khi danh hiệu “Quốc gia đáng sống nhất” thuộc về Ireland
.Bảng xếp hạng “Quốc gia đáng sống” dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là “đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới,  trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng”.
Theo công bố của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng tứ 124/125 đất nước được khảo sát, chỉ đứng trên Lybia – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Việt Nam! Ăn gì cũng có thể chết


Văn Quang
Trong phần này, tôi chưa nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị trường VN trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm. Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của “người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì” này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.


Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

10 món ăn hợp tiết thu Hà Nội

Những thức quà cay nóng ở Thủ đô sẽ giúp bạn ấm lòng trong tiết trời thu se lạnh.
Bún ốc, phở vịt quay, thịt xiên nướng, bánh mỳ chiên kem, bạch tuộc nướng... là những món ăn được yêu thích trong thế giới ẩm thực muôn màu của Hà Nội.
Bún ốc
Là món ăn dân dã đặc trưng của miền Bắc, để có một bát bún ốc ngon đúng điệu đòi hỏi người làm phải khá cầu kỳ trong cách chế biến. Tô bún ốc hấp dẫn bởi có vị ngọt đậm của nước hầm xương, vị béo ngậy, giòn giòn của ốc và thơm bùi của đậu rán. Dùng kèm với tía tô, rau húng, bạn mới có thể cảm nhận được hương vị tròn trịa của món ăn này.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược

 Tổng thống Putin đề ra nhiều kế hoạch dài hơi nhằm theo đuổi giấc mơ phục hưng nước Nga hùng cường như Liên Xô, nhưng nó đang đứng trước sự phá sản

Cải tổ quân đội
  1. Từ lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã theo đuổi một tham vọng với đích đến cuối cùng là phục hưng nước Nga như thời Liên Xô, và ông đã đề ra nhiều chiến lược, chính sách để thực hiện mục đích này, thường được gọi là "giấc mơ phục hưng nước Nga".
Trong bài diễn văn sau khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ Nga, ông Putin đã rành rọt tuyên bố: thế giới cứ ngỡ đang ở trong một cục diện đa cực, nhưng thực tế là sự đơn cực với vai trò chiếm lĩnh độc đoán của Mỹ. Nhưng từ thời điểm này, lịch sử nhân loại đã thay đổi, thế giới trở về với đa cực đúng nghĩa.
Tuy nhiên cái "đa cực" mà ông Putin nhắc đến có thể hiểu đơn giản là hai cực Nga - Mỹ, mà mở rộng ra là sự đối đầu Đông - Tây, với phe Đông dưới sự dẫn dắt của một nước Nga hùng cường.
Và động tác đầu tiên để thực hiện giấc mơ ấy là khôi phục một nền quân sự hiện đại, thiện chiến, đủ sức để đối đầu và răn đe bất kỳ thế lực nào trên thế giới.
Tổng thống Putin diễn thuyết trước Quốc hội nước này về việc chấm dứt thế giới đơn cực
Tổng thống Putin diễn thuyết trước Quốc hội nước này về việc chấm dứt thế giới đơn cực
Năm 2011, Tổng thống Putin đã phê chuẩn một kế hoạch cải tổ quân đội trị giá nhiều tỉ USD, với các mục tiêu 5 năm, 10 năm. Theo đó, năm 2015, quân đội Nga sẽ nâng cấp 30% trang thiết bị quân sự và đến năm 2020 là 70%. Và tất nhiên để đạt được kế hoạch đó, nền kinh tế của Nga luôn phải giữ đà tăng trưởng, thậm chí là siêu tăng trưởng, bất chấp nền kinh tế toàn cầu còn khó khăn sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính những năm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
Thực tế thì quân đội Nga sau khi Liên Xô sụp đổ đã rơi vào một hoàn cảnh bi đát như bất kỳ quốc gia nào của phe Xã hội chủ nghĩa. Họ phải cắt giảm các dự án đóng mới tàu sân bay, hiện Nga còn duy nhất một tàu sân bay già nua, trong khi Mỹ có 10 tàu sân bay thực sự và con số này có thể gọi là 19 nếu tính cả những tàu đổ bộ vận tải của Mỹ.
Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Nga cũng phải cắt giảm, các căn cứ quân sự ở nước ngoài rơi rụng dần. Cho đến thời điểm này, họ chỉ còn hai căn cứ thực thụ ở Crimea của Ukraine (nay của Nga) và một căn cứ tại Syria. Trong khi Mỹ có số lượng căn cứ quân sự trải khắp thế giới, đáp ứng được yêu cầu triển khai chiến tranh đến bất kỳ ngóc ngách nào.
Sự yếu kém của quân đội Nga được các nhà báo phương Tây nhận định là thê thảm khi họ chứng kiến hình ảnh luộm thuộm, trì trệ, thiếu sức sống khi quân đội Nga triển khai chiến tranh với Gruzia năm 2008.
Những nỗ lực cải tổ của ông Putin đã phát huy tác dụng khi trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, 4 năm sau kế hoạch chấn hưng quân đội được đề ra năm 2011, cũng chính các tờ báo của phương Tây phải thừa nhận sự chuyên nghiệp, thiện chiến của binh sĩ Nga hiện diện tại Crimea trong lốt "những tay súng bí ẩn."
Quân đội Nga trong Ngày Chiến thắng 2014, nước Nga đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình
Quân đội Nga trong Ngày Chiến thắng 2014, nước Nga đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình
Tuy nhiên, nỗ lực khôi phục sức mạnh quân sự này dường như đã đến hồi kết. Bởi ngày 7/10/2014, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluano đã phải thừa nhận một thực tế đau lòng: "Một chương trình quốc phòng mới đang được soạn thảo để phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, trong đó có việc cắt giảm chi tiêu. Ngay lúc này, chúng ta (nước Nga) không đủ khả năng thực hiện chương trình quốc phòng kế hoạch đến 2020."
Để thực hiện được kế hoạch ban đầu, Nga phải đảm bảo tổng sản phẩm quốc nội tăng 6% trong thập kỷ này, nhưng riêng năm 2014, kinh tế Nga chỉ tăng 0,5%. Và trong 2 năm tiếp theo, như Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, tình hình kinh tế Nga thậm chí còn bi đát hơn.
Kint tế suy thoái
Dù các lãnh đạo của Nga luôn tuyên bố những điều lạc quan về kinh tế của họ, rằng không có châu Âu thì đã có châu Á, không buôn bán với phương Tây thì tìm đến phương Đông. Nhưng đó chỉ là những lời nói mị dân, còn thực tế thế nào, có lẽ chỉ trong Điện Kremlin biết với nhau.
Nền kinh tế của Nga đang phải đối mặt với thực trạng không còn nguồn đầu tư của châu Âu do các lệnh trừng phạt mà Mỹ và EU áp đặt. Hiện tại EU là đối tác lớn nhất trong các ngành năng lượng, tài chính của Nga. Sự sụt giảm hoạt động đầu tư chắc chắn làm giảm sự tăng trưởng của kinh tế Nga, nếu không muốn nói đến khả năng khủng hoảng.
Nga hoàn toàn có thể kêu gọi đầu tư của những khu vực khác, nhưng đó không phải là điều có thể làm được trong một sớm một chiều.
Một dấu hiệu xấu khác, Bộ Tài chính Nga hồi đầu năm 2014 dự đoán mức tăng trưởng ổn định 0,6% GDP trong 3 năm tới, dựa trên tính toán giá dầu là 100 USD/thùng. Tuy nhiên, loại dầu "xịn" nhất, và là chủ lực của Nga - dầu Urals hiện mới có giá 90 USD/thùng. Trong khi khoản thu từ dầu khí chiếm tới hơn 1 nửa doanh thu của Nga.
Các quầy hàng trong siêu thị của Nga cạn kiệt thực phẩm vì lệnh trừng phạt mà Moscow áp dụng vào nông sản châu Âu
Các quầy hàng trong siêu thị của Nga cạn kiệt thực phẩm vì lệnh trừng phạt mà Moscow áp dụng vào nông sản châu Âu
Giá dầu giảm, doanh thu từ công nghiệp vũ khí cũng giảm bởi thiếu đi nguồn vốn đầu tư, chi tiêu tăng vọt do lệnh trả đũa cấm nhập lương thực thực phẩm của châu Âu... nền kinh tế của Nga khó có sự tăng trưởng đều đặn. Trong khi những nguy cơ xấu lại được nhìn một cách rõ ràng hơn.
Và những điềm xấu ấy, thật đen đủi đều do một tay nước Mỹ dàn dựng, thực hiện.
Những gì đang xảy ra với Nga khiến người ta hoàn toàn có thể liên tưởng đến những gì mà Washington đã làm với Liên Xô.
Hiện tại châu Âu đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Đặc biệt, hợp đồng 400 tỷ USD mà Nga vừa ký với Trung Quốc, tưởng rằng khổng lồ, nhưng thực tế, đơn giá cho một mét khối khí đốt lại thấp hơn giá trung bình Nga bán cho châu Âu và nó kéo dài đến 30 năm!
Những điều đó khẳng định giá dầu của Nga sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, một ngành công nghiệp mũi nhọn khác là vũ khí lại đang bị cạnh tranh trực tiếp ngay trên các thị trường ruột như Đông Nam Á, Mỹ Latinh... Nền kinh tế Nga khó giữ nổi nhịp tăng trưởng, thậm chí sẽ bắt đầu suy thoái.
Đỗ Minh Tú

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu



Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.

Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.

Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại - kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.

Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á.

Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản.

Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á.

Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này.

Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.

Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học.

Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.

Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của mình. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ.

Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này.

Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới.

Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?
Cao Huy Huân
09.09.2014

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Tẩy độc cơ thể


Bác Sĩ Y Khoa Gene JM Dillague
Mời quí vị và quí bạn thử áp dụng cách săn sóc ruột già theo BS Gene JM Dillague… có thể chúng ta sẽ sống thêm vài ba chục năm để an hưởng tuổi già chăng?

Cẩm nang về sức khỏe trong đường Ruột Già.Hãy cùng nhau tìm hiểu…

* Tại sao chúng ta đang chết sớm hơn so với khả năng chúng ta có thể sống?
* Tại sao Ruột Già khiến chúng ta có nhiều vấn đề về sức khỏe?
* Tại sao có sự gia tăng về trường hợp Ung Thư Ruột Già?

Tác Giả: Bác Sĩ Gene JM Dillague, M.D.
Người dịch: Nguyên Thụy

Đôi dòng về tác giả:

Bác Sĩ Y Khoa Gene JM Dillague là một Bác Sĩ Y Khoa Gia Đình.
Lòng nhiệt thành của ông đối với Y Khoa Phòng Ngừa đã bộc phát từ khi bà mẹ của ông qua đời vì bệnh ung thư ruột già.
Kể từ biến cố ấy ông đã dốc tâm đeo đuổi con đường Y Khoa Phòng Ngừa và cống hiến cuộc đời sự nghiệp vào công cuộc phát huy phương thức phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ.
Ông cũng đã tốt nghiệp hậu đại học về ‘Homotoxicology’ nhằm tìm hiểu vai trò của độc chất đối với các căn bệnh của con người.
Ông cũng là tác giả của một số sách phổ thông về “Chất độc từ bên trong: Sự thật chết người về những gì trong cơ thể bạn” và “Tử thần trong Ruột Già”.

“TỬ THẦN Ở TRONG ĐƯỜNG RUỘT GIÀ.”
Hippocrates
Sức khoẻ của chúng ta quý giá vô cùng. Đó là kho tàng vĩ đại mà nhiều người vẫn chưa nhìn thấy để trân quý. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào nhiều thứ trên đời hơn là dùng tiền tài để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Một điều nực cười là họ quên rằng tài vật ngoại thân có thể bị mất hết và có thể tạo dựng lại được… nhưng khi sức khỏe không còn nữa thì đời sống của họ cũng kể như chấm dứt.
Ngày nay, hầu hết các vụ khánh tận mới xảy ra bắt nguồn từ những khoản tiền chi phí về y tế. Lời thông điệp này rất rõ: Khi mất sức khoẻ, không những bạn mất đi cái đời sống của bạn mà bạn sẽ mất cả cái sinh động của cuộc sống.
Cho nên chúng ta cần phải đầu tư vào kho tàng sức khỏe để bảo đảm có được một đời sống lâu dài và thịnh vượng.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu vài điều liên quan đến điều kiện của sức khỏe chúng ta ngày nay.

MỘT SỰ ĐẦU TƯ XỨNG ĐÁNG
Bạn có tin rằng cơ thể của chúng ta có thể tồn tại vói số tuổi đời là MỘT TRĂM HAI MƯƠI NĂM nếu chúng ta có đầu tư vào sự khỏe mạnh của nó.
Có thể nói là cơ thể con người được cấu tạo để sinh tồn và chịu đựng.
Tuy nhiên những thống kê về sức khỏe mới đây cho thấy rằng tuổi thọ trung bình của con người chỉ khoảng giữa 70 và 77 tuổi.
Những nguyên nhân chính của tử vong bắt nguồn từ BỆNH TIM MẠCH và UNG THƯ.
Điều hiển nhiên là cơ thể của chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều. Sự lạm dụng và phế mặc không chăm sóc cơ thể với thời gian đã đưa đến sự phát triển của những căn bệnh giết người.
Những gì chúng ta đang làm đối với cơ thể chúng ta đã làm giảm tuổi thọ của chúng ta hàng thập niên.
“Chúng ta không CHẾT… mà thực ra chúng ta TỰ GIẾT chúng ta thì đúng hơn.”

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT SỚM?
Câu trả lời cho vấn đề này có phần phức tạp.
Nhưng kinh nghiệm và những tìm hiểu của tôi đã đưa đến chỗ tôi tin rằng sự giải thích như sau có phần thích đáng: Nguyên nhân của các bệnh tật có thể bắt nguồn từ sự tích tụ cặn bã bên trong cơ thể.
Hãy thử tưởng tượng cơ thể của bạn là một cái hồ cá kiểng trong nhà!
Giống như một cái hồ cá kiểng trong nhà, 70% cơ thể chúng ta là dung dịch nước. Các tế bào của chúng ta giống như các con cá vàng đang bơi tung tăng trong khung cảnh hồ cá đầy nước.
Cái lý do mà cá bị chết trong hồ không phải chỉ là vì chúng ta không cho cá ăn… mà chính là vì chúng ta đã không giữ cho nước được sạch sẽ.
Chất độc hoặc cặn bã đã được xâm nhập vào cơ thể và tích tụ trong cơ thể. Chúng đe dọa các tế bào một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Chúng có thể đi vào các tế bào và can thiệp vào chức năng của các tế bào hoặc làm biến dạng DNA trong tế bào để đưa đến kết quả là các tế bào trở nên bất bình thường không còn sinh hoạt đúng chức năng của chúng hoặc tạo ra những kết quả bất bình thường.
Theo một số công cuộc khảo cứu thử nghiệm thì chất độc được coi là có liên hệ mật thiết với nhiều căn bệnh kể cả sự hình thành của những phiến trong động mạch dẫn đến sự cấu tạo của các bướu.
Cho nên khi nào chúng ta có sự tích tụ độc chất trong cơ thể là chúng ta gia tăng nguy cơ của sự phát triển những căn bệnh nguy đến tính mạng.

CHÚNG TA TÍCH LŨY ĐỘC CHẤT RA SAO?
Chất cặn bã độc hại không phù hợp với cơ thể chúng ta, cho nên cơ thể chúng ta có khuynh hướng thải bỏ độc chất cặn bã đã chất chứa trong cơ thể.
Một trong những bộ phận tiêu trừ cặn bã độc hại chính là RUỘT GIÀ.
Ruột Già chính là “cái thùng rác” của cơ thể và có nhiệm vụ tháo đổ rác rến cặn bã từ cơ thể hằng ngày.
Những khám phá mới đây cho thấy ruột già của chúng ta bắt đầu thất bại trong việc tiêu trừ cặn bã của cơ thể một cách đúng mức.
Cách thức ăn uống, lối sống và sử dụng thuốc men đã đưa đến chỗ tích lũy chất cặn bã hoặc phân trong ruột già. Sự thất bại trong việc tiêu trừ cặn bã một cách đúng mức đã đưa đến sự tồn đọng chất cặn bã trong cơ thể.
Phân đang thối rữa ra trong ruột già
Phân bị tồn đọng đang tan rã hoặc thối rữa trong ruột già tạo ra chất độc có hại cho sự sống cùng chất hơi khí để rồi thẩm thấu vào mạch máu và tích tụ lại trong các mô (tế bào cùng loại) và các bộ phận trong cơ thể.
Chất nhờn từ vách ruột tiết ra do phản ứng
Ruột già phản ứng lại ảnh hưởng của phân đang thối rữa bên trong ruột bằng cách tiết ra chất nhờn.
Tuy nhiên, khi chất nhờn càng dày đặc thì chúng lại càng chất chứa thêm phân cặn bã khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
“Phiến màng nhầy”: Một tổng hợp rắn do cặn bã phân và chất nhờn. Chất độc hại thấm vào vách ruột và dẫn đến các mô (tế bào cùng loại)
Với thời gian, sự tổng hợp của chất nhờn tiết ra từ vách ruột và chất phân cặn bã đang thối rữa sẽ tạo thành từng lớp chồng chất lên nhau và cứng lại thành từng mảng bám chặt nơi vách ruột già.
Những mảng này đã được Bác Sĩ Y Khoa Richard Andersen đặt tên là “MUCOID PLAQUE” (“phiến màng nhầy”)
Cho đến nay thì chất phân cặn bã bị tồn đọng nhiều hơn và do đó số lượng chất độc hại đi vào cơ thể có phần gia tăng.
Nói tóm lại thì phần tử đóng góp quan trọng trong việc tích lũy chất độc hại cho cơ thể chính là RUỘT GIÀ.
Đây là nơi xuất phát của sự tự chuốc độc cho cơ thể.
“PHIẾN MÀNG NHẦY” LÀ GÌ?
Sau đây là trích dẫn từ công trình nghiên cứu của Bác Sĩ Richard Andersen, N.D., N.M.D.
“Cái ruột trong cơ thể chúng ta có thể tích trữ cả hàng chục năm những vật thể đã được tiêu hóa một phần hoặc đang rữa nát (kể cả thuốc men và các hóa chất có độc tính).
Sau những cuộc giải phẩu tử thi, kết quả cho thấy một vài bộ ruột người đã cân nặng đến 18 kí lô (40 pounds) và đã trương phình lên với đường kính khoảng 30 phân (12 inches) nhưng bên trong chỉ có một con đường nhỏ bằng cái viết chì mà thôi để cho phân vận chuyển.
18 kí lô (40 pounds) ấy chính là kết quả của những tầng lớp của chất nhờn tiết ra từ ruột được trộn lẫn với phân cặn bã kết tinh lại và chồng lên nhau, chúng có hình dạng giống như cao su của vỏ xe đặc cứng với màu xanh đen hoặc một miếng da thú cũ kỹ được phơi khô. Tôi gọi đây là ‘MUCOID PLAQUE’ (‘phiến màng nhầy’). Phiến màng nhầy này, khi được gỡ ra trong một lần rửa ruột, thường nhìn giống như dây thừng cuốn vào nhau, màu trắng đen, chồng lớp lên nhau, cuộn gập lại, xếp nếp, có hình dạng và cấu trúc của vách ruột.
‘Phiến màng nhầy’ có thể thay đổi khác nhau nhiều tùy theo tình trạng sinh hóa của bộ ruột trong mỗi cá nhân. Nó có thể cứng, dòn và mỏng; nó cũng có thể rắn chắc và dày, dai, ướt và giống như cao su; cũng có thể mềm, dày; hoặc mềm, trong suốt và mỏng; màu sắc có thể từ nâu nhạt, đen, loặc xanh đen cho đến vàng hay xám, và đôi khi tiết ra mùi rất khó ngửi.
Một khách hàng của tôi, suốt trong thời gian tiến trình rửa ruột một tháng, đã thải ra một phiến màng nhầy dài gần 5 mét (15 feet); một khách hàng khác đã thải ra tổng cộng 5 kí lô (11 pounds) phiến màng nhầy trong suốt thời gian rửa ruột.
Việc xổ để tống ra khỏi cơ thể một tổng số phiến màng nhầy có chiều dài từ 10 mét đến 15 mét (35 đến 45 feet) là một điều không có gì là bất thường cả, điều này thường xảy ra ở tuần lễ cuối cùng.
Trong suốt hơn 14 năm qua, kinh nghiệm y khoa thực hành của chúng tôi trong việc theo dõi hàng ngàn chương trình rửa ruột già cho thấy là hầu hết mọi người đã thải ra vô số chất lạ lùng này.
Tôi đặt ra từ ngữ ‘MUCOID PLAQUE’ (‘phiến màng nhầy’), có nghĩa là một màng chất nhờn để diễn tả sự tích lũy không tốt cho sức khỏe của những chất lầy nhầy trên vách ruột. Ngành y khoa qui ước cho rằng chất lầy nhầy này chỉ là một tầng chất nhớt hay ‘glycoproteins’ (cấu tạo bởi 20 amino acids và 50% carbohydrates) được tiết ra một cách tự nhiên bởi đường ruột để thích ứng với nhu cầu bảo vệ chống lại acid và độc chất…”
Phỏng theo báo USA Today số ra ngày 11 tháng giêng năm 1999:
“Hầu hết mọi người ăn thực phẩm dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ‘lầy nhầy và dính như keo hồ’ có khoảng từ 5 đến 10 pounds chất phân cặn bã chất chứa trong ruột già. Theo sự giảo nghiệm tử thi, John Wayne đã có khoảng 40 pounds chất này vào lúc chết. Elvis cũng đã có khoảng 60 pounds phỏng theo hồ sơ”.

CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI CHÚNG TA CÓ ‘PHIẾN MÀNG NHẦY’ TRONG CƠ THỂ?
Phiến màng nhầy này tạo thành vật cản khiến cho phân cặn bã đang thối rữa bị vướng mắc thêm trong cơ thể.
Nếu chúng ta có một THÙNG RÁC ĐÃ ĐẦY TRÀN nhưng lại tiếp tục quăng vứt thêm rác vào trong đó, để rồi rác thặng dư sẽ tràn ra các mô tế bào xung quanh và thấm vào hệ thống trong cơ thể.
Bác Sĩ Bernard Jensen gọi đây là ‘lúc khởi đầu của SỰ CHUỐC ĐỘC TỰ ĐỘNG’hoặc sự tự đầu độc…
Một thân xác đầy cặn bã bẩn thỉu có khuynh hướng sinh ra những vấn đề, chẳng hạn như:
1. Vấn đề ngoài da (mụn, viêm, ngứa)
2. Nhức đầu đông hay thường xuyên
3. Cảm mạo thường xuyên, vấn đề viêm xoang mũi, ho
4. Hơi thở dốc, tức ngực
5. Vấn đề bụng dưới (sưng, bón, acid cao, không tiêu)
6. Đau nhức ở bắp thịt và khớp xương
7. Trì trệ, thiếu năng lực
8. Lên cân
9. Bướu và tiểu nang
10. Vấn đề kích thích tố
Lẽ dĩ nhiên hậu quả lâu dài là căn nguyên của các chứng bệnh đường ruột, chẳng hạn như bệnh túi nhỏ vách ruột già, bướu, nhiễm trùng ở túi vách ruột già… và UNG THƯ RUỘT GIÀ!
Cho nên, điều tối quan trọng cho bạn là bạn cần giữ cái thùng rác của bạn cho sạch sẽ và đổ rác cho đều đặn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỤC NHỮNG PHIẾN MÀNG NHẦY RA KHỎI CƠ THỂ?
Một trong những phương pháp phổ thông để trục xuất những phiến màng nhầy đòi hỏi nhịn đói bảy ngày và trải qua một chuỗi thủ tục có tên là COLON ENEMAS. Enema là một thủ tục dùng ống xuyên qua đường hậu môn để bơm vào ruột già dung dịch rửa ruột hoặc chất nước có tên là ‘Bentonite’.
Có nơi dùng dung dịch cà phê đun nóng trong khi có chỗ lại dùng dung dịch nước muối.
Những dung dịch được sử dụng sẽ xâm nhập vào khắp ruột già để rồi sau đó chúng sẽ tự thoát ra khỏi cơ thể hoặc được rút ra bằng máy rửa ruột.
Có nhiều người không thích phương cách kể trên. Phương pháp GIẢN DỊ, AN TOÀN và ÍT TỐN KÉM là chương trình “SO EASY”.
CHƯƠNG TRÌNH “SO EASY”
Đây chính là một CHƯƠNG TRÌNH THỰC PHẨM DINH DƯỠNG 3 NGÀY trong đó quí vị chỉ dùng hoàn toàn chất dinh dưỡng thiên nhiên lấy từ rau trái có chất xơ. Những bữa ăn có dạng bột pha trong nước (meal replacement shakes) hầu giúp quí vị rửa sạch, làm trẻ trung cùng tăng cường sinh lực cho hệ thống tiêu hóa.
Chương trình này được thực hiện với những mục đích sau đây:
1. Cung cấp chất sơ thiên nhiên từ thảo mộc hầu giúp đường ruột được sạch sẽ và giúp cặn bã phân tụ tập thành từng khối khiến việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.
2. Giúp tái tạo các phân hoá tố và vi khuẩn tốt cần thiết cho sự tiêu hoá.
3. Tống xuất “Phiến Màng Nhầy” và cặn bã phân tồn đọng ra khỏi ruột già.
4. Giúp trung hòa chất acid trong cơ thể và giúp nuôi dưỡng các tế bào.
5. Phục vụ sức khỏe tổng quát và cải tiến chất lượng của đời sống.
CÁC SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH “SO EASY” gồm có:
Bio Wheatgrass: Wheatgrass nguyên chất và các phân hoá tố
Bio Cell: Cà rốt, đậu nành, chanh giấy, át xít béo
Bio Diet: Chất xơ thảo mộc, guar gum, wheatgrass
Bio Balance: Gạo lức, chất xơ lấy từ palm oil, hương vị trái cây thiên nhiên
Mỗi gói sản phẩm là một hỗn hợp của thực phẩm thiên nhiên không dùng hóa chất và được chế biến bởi những khoa học gia thương thặng của Á Châu.
Những bột thức ăn bổ dưỡng cung cấp cho người sử dụng một sự dinh dưỡng vẹn toàn cùng những sinh tố, khoáng chất, phân hoá tố vả chất sơ cần thiết cho việc rửa sạch, quân bình, và nuôi dưỡng hệ thống tiêu hóa của quý vị trong vòng ba ngày.
THỜI KHÓA BIỂU CHO BA NGÀY:
Buổi sáng lúc thức dậy: Bio Wheatgrass
Điểm tâm: Bio Diet + Bio Balance
Ăn thêm vào buổi sáng: Bio Cell
Bữa trưa: Bio Diet + Bio Balance
Ăn thêm vào buổi chiều: Bio Cell
Bữa tối: Bio Diet + Bio Balance
Trước khi đi ngủ: Bio Wheatgrass
Phương Pháp của Việt Nam hoàn toàn Miễn Phí
Phương Pháp nhịn ăn 12 ngày để chữa bệnh
Phương Pháp này các vị đạo gia gọi là phương pháp Thanh Lọc Bản Thể, còn theo khoa học dựa vào kết qủa thực tế trong chữa bệnh gọi là phương pháp thanh lọc độc trong cơ thể.
Lần đầu tiên cách đây 30 năm khi còn ở Việt Nam, tôi theo các sư huynh y sĩ áp dụng phương pháp nhịn ăn, tôi hơi sợ sức khỏe của mình không đủ sức chịu đựng trong thời gian nhịn ăn lâu đến 12 ngày, (vì tôi bị bệnh phổi), nhưng nhìn vào các sư huynh vẫn thường dùng phương pháp này mỗi năm 2 lần, lần thứ nhất bắt đầu từ ngày nhập hạ rằm tháng 4, lần thứ hai bắt đầu vào ngày mãn hạ rằm tháng 7, kết qủa là các vị sư huynh càng trẻ và khỏe mạnh hồng hào so với tuổi và không bao giờ bị bệnh tật, nên tôi cũng bớt sợ và tin vào kết qủa của phương pháp này Tôi nghĩ chắc khi theo phương pháp nhịn ăn cần phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để khỏi mất calories, nhưng ngược lại, các sư huynh khuyên tôi vẫn tiếp tục đi làm, đi chữa bệnh bình thường như mọi ngày, chỉ khác một điểm khi đến giờ ăn thì mình uống nước, và khi khát mình cũng uống nước, khi thèm ăn mình cũng uống nước. Một loại nước pha chế đặc biệt không phải là nước lạnh như phương pháp của Thầy Phạm Văn Chính trong lúc nhập thất, không làm việc.
Phương pháp nhập thất nhịn ăn của thầy Phạm Văn Chính bên California, ngắn hạn là theo thầy 3-7 ngày, đến giờ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, thầy mời chúng ta cùng ăn với thầy bằng các bài tập các động tác dưỡng sinh, sau đó ai khát muốn uống nước thì cứ uống tự nhiên, và uống ít, rồi ngồi lại với nhau, giảng giải về phương pháp, rồi tập hít thở, rồi cân trọng lượng cơ thể, đo áp huyết… rồi đến giờ ăn thầy lại mời chúng ta ăn bằng các bài tập.
Sau một ngày có người cân sụt mất 1-2 kg, bạn tôi là một dược sĩ, bị bệnh phong thấp đau nhức, mập phì, cao áp huyết, sau 2 ngày xuống 3 kg, Những người chịu đựng nổi 1 tuần sẽ thấy kết qủa khả quan, nhưng cơ thể mất nhiều calories không đủ sức làm việc, nên khi ra khỏi nhập thất, cơ thể đói hơn ăn nhiều hơn, sau 1 tháng trọng lượng gia tăng, chính những thức ăn đem vào cơ thể lại là mầm gây ra bệnh trở lại, đường, áp huyết, cholesterol lại cao như cũ .Cho nên phương pháp này Thầy Chính khuyên thỉnh thoảng phải áp dụng để cơ thể có thời giờ nghỉ ngơi và giải độc.

Còn phương pháp nhịn ăn 12 ngày của chúng tôi, vẫn đi làm bình thường, chỉ uống nước pha chế thay bữa cơm, mỗi ngày uống từ 4-6 lít.
Thành phần pha chế của 1 lít nước như sau:
1 lít nước nấu chín pha vào 3 quả chanh với đường ngọt vừa đủ, công thức pha chế thế nào cho hợp với mình để đừng chua đừng ngọt.
Những người bị loét bao tử cho bớt chua tăng ngọt hơn để bao tử không có phản ứng khó chịu, hoặc những người có bệnh tiểu đường pha ít đường bớt ngọt
Cách uống:
Khi đến giờ ăn cơm, uống 1 ly 250cc, nửa giờ sau 1 ly, nửa giờ sau nữa 1 ly.
4 bữa ăn: sàng, trưa, chiều, tối mất 12 ly là 3 lít, còn 1-3 lít để uống vào khi cảm thấy khát, mỗi lần ½ ly. Như vậy mỗi ngày tiêu thụ 4 lít.
Với tiêu chuẩn 4 lít một ngày là 12 qủa chanh.
Đường giúp cơ thể giữ năng lượng và thân nhiệt, không làm suy tim hay cơ bắp bị mệt mỏi khi làn việc, chanh để tẩy độc hạ áp huyết, cholesterol, tan mỡ, lọc máu.
Mỗi ngày tôi vẫn đi chữa bệnh cho các bệnh nhân ở các phòng mạch từ thiện từ chùa này sang chùa khác bằng xe đạp, thỉnh thoảng lại lấy nước ra uống, đến những bữa cơm, thấy người ta ăn cơm mình lại thèm, lại uống 3 ly nước thay 3 chén cơm, rồi cũng qua 1 ngày, đi tiểu nhiều hơn, đi đại tiện phân vẫn có lọn cục bình thường.
Ngày thứ hai đi phân vẫn có lọn cục mền hơn, đi tiểu nhiều hơn.
Ngày thứ ba bắt đầu đi phân loãng 50% nước 50% phân.
Ngày thứ tư phân ra như tiêu chảy 70% nước 30% phân.
Ngày thứ năm, buồn đi cầu là đi ngay tiêu ra nước ồ ạt nhiều nước hơn phân.
    Ngày thứ sáu mỗi lần đi đại tiện giống như mở một túi nước đổ ra 1 lần chảy ào ào là xong.
Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 đi tiểu nhiều hơn, đi đại tiện toàn ra nước trong, không có phân, tôi nghĩ có lẽ xin mấy sư huynh cho nghỉ, cơ thể sạch lắm rồi, uống nước vào là đi ra nước ngay, cơ thể không mệt mỏi, vẫn đi làm bình thường vui vẻ, nhưng cảm thấy thèm ăn. Các sư huynh khuyên cố lên 4 ngày nữa.Quả nhiên có điều kỳ lạ xảy ra.
     Ngày thứ 9 tự nhiên hơi đau lâm râm trong bụng và mắc đi đại tiện liền, chảy ra nước xối xả toàn là mầu đen như nước ống cống.
Ngày thứ mười, tiêu chảy ra nước đen hơi lợn cợn .
Ngày thứ mười một đi đại tiện 2-3 lần ra rất nhiều khoảng 2 kg phân lầy nhầy, lung bùng, mầu đen có lẫn mỡ, bùi nhùi, giẻ rách, có xơ sợi, tôi nghĩ đây chắc là mấy sợi rau muống ăn từ ngoài bắc hồi di cư hay dưa giá khi mới vào miền Nam, nó dính vào thành ruột bị chất chanh làm tróc ra.
Ngày thứ mười hai, uống vào một ly nước, là đi ngay ra một ly nước trong không có tí phân nào. Uống vào ly nào là ra ngay ly ấy. Trong bụng bao tử và ruột thật sạch, vách thành bao tử và ruột mỏng đi.
Ngày thứ nhất đến ngày thứ tư lên cân 2 kg, từ ngày thứ năm đến hết 12 ngày xuống mất 2 kg., trong bụng hơi bào bọt muốn đòi ăn là vừa đúng hết hạn kỳ chấm dứt vào lúc 7 giờ tối. Tất cả tụ tập lại nhà đại sư huynh để ăn một món ăn do đại sư tỷ nấu để phục hồi lại chức năng trường vị.
Món ăn đặc biệt là món cháo huyết heo với nhiều gừng sắc chỉ, mỗi người được quyền ăn 1 tô nhỏ, ăn xong, chất bột cháo lót lại vách thành bao tử và ruột, chất gừng làm ấm trường vị giúp các cơ co thắt lại, trong thời gian uống nhiều nước cơ co bóp của trường vị chứa nhiều nước đã bị giãn nở, còn huyết heo theo đông y là đội quân dùng để lấy độc tố còn sót lại trong máu theo đường phân ra ngoài.
Ai nấy ăn xong, lấy thêm một tô lớn đem về nhà để dành cho bữa điểm tâm sáng hôm sau là ngày thứ mười ba. Lúc đó mới xong một giai đoạn thanh lọc độc trong cơ thể, trưa ngày hôm thứ mười ba, chỉ được quyền ăn 1 chén cơm với thức ăn nhẹ là canh, chiều ăn 2 chén.
Ngày thứ mười bốn ăn trở lại bình thường 3 chén cơm với canh, thịt, cá, sau đó ăn uống như thường lệ. Cơ thể lại phục hồi trọng lượng như cũ, nhưng thần sắc hồng hào khỏe mạnh, nhiều năng lượng vô cùng. Ăn rất ngon miệng, dễ ăn không kén ăn, các lục phủ ngũ tạng đều được thanh lọc độc thay cũ đổi mới, không còn những bướu mỡ, hay máu cặn bẩn hóa vôi trong cơ thể, trong xương khớp, không còn đau đớn, hay đau bệnh vặt, áp huyết, đường cholesterol ổn định.
So sánh với các phương pháp nhịn ăn khác, có chỗ khác biệt ở chỗ chưa lấy ra ra được hết phân đen bùi nhùi giẻ rách xơ bướu trong cơ thể ra hết được bằng phương pháp thanh lọc độc trong cơ thể
Những người bị bệnh cao áp huyết, tiểu đường, cholesterol, đau thấp khớp, huyết hóa vôi, bệnh bao tử, đường ruột, gan thận, ung thư, nếu áp huyết không bị qúa thấp, có thể áp dụng phương pháp này.
Nhịn ăn trong 12 ngày chính là cho các tế bào ung thư bị bỏ đói, thêm vào phương pháp hít thở (ăn không khí) làm tăng hồng cầu và giúp khí huyết tuần hoàn khắp cơ thể phục hồi lại các tế bào khỏe, tăng khả năng miễn nhiễm phòng chống bệnh tật, giúp phục hồi các cơ co bóp tống độc ra ngoài bằng đường tiêu tiểu, thì dấu hiệu ung thư sẽ từ từ biến mất.
Phương pháp này không áp dụng được cho người áp huyết thấp và bệnh thiếu máu.
Còn những người mập phì, muốn giảm mập nên theo phương pháp Nhập Thất của Thầy Phạm Văn Chính trong link sau đây :
Nguồn:       https://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=118835