Trang

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Cần có “đổi mới” ngay trong não trạng hầu hết “siêu quyền lực” các quốc gia!


Loài người dứt khoát có thể sống hòa bình hạnh phúc
nếu biết nghe theo tiếng gọi của trái tim nhân đạo (*).

          Những sự kiện đang diễn ra trên thế giới chứng tỏ Loài người vẫn tiếp tục phạm vào những sai lầm lớn. Chính sự ngạo mạn, đi cùng sự kém minh triết và phi nhân đạo của những kẻ chiến thắng nên đã cố ý hoặc vô tình tạo ra chủ nghĩa bành chướng bá quyền các kiểu, chủ nghĩa phát xít, tệ sùng bái cá nhân, các căn bệnh cực đoan – chia rẽ trước đây và chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bành chướng bá quyền hiện đại ngày nay. Tất cả dường như đang muốn tàn phá Trái Đất và tiêu diệt dần mòn Loài người. Muốn làm rõ nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục,  trước hết ta hãy xem, Loài người đã và đang phạm những sai lầm cụ thể nào để dẫn thế giới đến tình trạng như hiện nay?
          Thứ nhất là về thể chế chính trị, Loài người luôn giao động giữa 2 cực đoan: Hoặc là lạm dụng tự do dân chủ (thậm chí tự do cạnh tranh hết cỡ, như chủ thuyết tự do mới), hoặc là tập trung chuyên chế mù quáng (thậm chí trở thành phát xít, khi các nước độc tài đã lớn mạnh hoặc bị đe dọa sụp đổ). Hai thái cực này đã từng lần lượt thay thế nhau và luôn luôn đối đầu gay gắt rất khó dung hòa chủ yếu vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, hay dân tộc hẹp hòi, dù phần lớn đã chuyển từ công khai sang ngấm ngầm, nhưng vẫn đang công phá lẫn nhau dưới mọi hình thức.
          Thứ hai là kiên định nguyên tắc mạnh được, yếu thua, thực chất là “Luật rừng”, có nghĩa hoặc là sống, hoặc là chết, bỏ qua tính NGƯỜI từ bi bác ái, nhân đạo, nên càng luôn tạo tình trạng đối đầu sung đột, dù bề ngoài có thể vẫn bắt tay nhau hữu nghị, hòa hoãn, mềm dẻo, với những lời hoa mỹ sáo rỗng  . . . đã nhắm mắt và quên nhanh những tai họa khủng khiếp thủa trước và nguy cơ lại tái diễn các cuộc chiến đẫm máu . . .
          Thứ ba là lẫn lộn các học thuyết quan trọng nhất, trong đó rõ nhất là học thuyết Mác – Lê (bản chất là Chia rẽ và Cực đoan) với học thuyết Hồ Chí Minh (mà cái gốc là Đoàn kết và Sáng tạo) (Xin tham khảo tài liệu nghiên cứu của Viện SENA, số 35, Điện Biên Phủ, Hà Nội).
          Thứ tư là quá thiên về tiến hóa phát triển số lượng, bỏ qua hướng phát triển chất lượng, thậm chí nhắm mắt chạy theo GDP để làm cho chất lượng cuộc sống số đông trở nên ngày càng tồi tệ, nó bào mòn, phá hoại trở lại chất lượng của mọi thiểu số quyền lực, nhưng mọi chống trả của họ theo lối cũ mòn như hiện nay sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Đó là do: Lòng tham không đáy (Đã giầu “nứt đố, đổ vách” vẫn không thấy đủ; một số nước đã trở nên “khủng” (hoặc về dân số, đã gần 1,5 tỷ dân, hoặc về đất đai, đã chiếm tới hơn 1/10 thế giới) mà vẫn muốn bành chướng thêm . . .về lượng. Đó là do có lòng vị kỷ quá cao, không kiềm chế được lòng tham, hoặc tư duy chiến lược có sai lầm lớn.
          Thứ năm là bị lôi cuốn quá mạnh về hướng phát triển vật chất đơn thuần, coi kinh tế là mục tiêu quan trọng duy nhất, lãng quên, thậm chí phá hoại phát triển tinh thần (phá hoại cuộc sống có văn hóa, tính nhân văn, lòng nhân đạo). Nói cách khác: Luôn bị lôi cuốn rất lệch theo hướng phát triển Trí tuệ khoa học (IQ Intelligence sciense technology), quá lơ là hoặc để thui chột hướng phát triển Trí tuệ xúc cảm (IE Intelligence Emotionlity).
          Tổng hợp lại:
Nguyên nhân chính  là Loài người còn vừa quá nhầm lẫn, vừa rất bồng bột, chưa nhận ra chính mình đang làm hại hoặc tiêu diệt bản thân mình. Cụ thể là:

·        Sự say mê cạnh tranh để hưởng thụ không biết kiềm chế, không điều tiết, thậm chí điên rồ, dẫn đến tàn phá Trái Đất, diệt dần mòn toàn Nhân loại.
·        Thông minh quá hóa rồ (loại điên rồ cao cấp sâu xa khó nhận ra, nói khác đi cũng vẫn là do Trí tuệ IQ phát triển lấn át mất cả, hay làm đui mù Trí tuệ xúc cảm IE). Loài người đang tự tiêu diệt mình bằng những việc làm thiếu trí tuệ tổng hợp, bỏ qua lòng nhân đạo và tầm nhìn xa, trong đó nguy hiểm nhất là:
1/ Đang vô tình kích thích sự cạnh tranh và phân liệt giầu nghèo quá cái ngưỡng an toàn, thậm chí chủ tâm kích thích cho Thế giới đại loạn, tưởng nhầm rằng như vậy là để bản thân có thể hưởng lợi, hay “đại trị” được nước khác;
2/ Là con người mà nhiều nơi lại hành động thiếu trí tuệ, u mê điên rồ ngu xi như con vật;
3/ Say xưa thiếu cảnh giác lao vào các công nghệ mới GNR như công nghệ robot, công nghệ gene, và công nghệ nano (Robotics + Genetics + Nanotechnology ) bởi chúng có thể đang đe dọa làm biến dạng tự nhiên ở mức cao nhất mà Loài người chưa lường hết, cứ cắm đầu “sáng tạo” kiếm lời và mua vui trước mắt. Ví dụ: Trước đây là bom hạt nhân, nay lại đang chạy đua tạo ra trí tuệ nhân tạo để trang bị cho người máy (vì người máy không có trái tim người, nên rồi chúng có thể sẽ thống trị lại loài người);

Vậy để sửa sai, nên thế nào ?
Trên thế giới đã có những nhà hiền triết nói rất rõ rồi:
·  Đức Phật Thích Ca đã nói: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình” (tất cả lỗi lầm tai họa đều bắt nguồn đầu tiên từ chính con người, từ bản thân mình, dù vô tình), “Hãy tinh tấn (minh triết) để tự thoát khỏi khổ đau”;
·  Platon cũng nói: “Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm người”, “Học để biết cái điều mà con người phải tìm đến” (chẳng hạn tìm đến sự minh triết, cần bằng, hài hòa, lòng nhân đạo, biết kiềm chế và các bên cùng thắng);
·  Sau mấy chục năm đi tìm đường cứu nước, đã sống và làm việc tại các thuộc địa, tìm hiểu sự thật tại các trung tâm TBCN và CSCN lớn nhất thế giới, tiếp súc với đủ các loại người, từ những nhân vật có tên tuổi trên thế giới, đến anh công nhân làm việc trên boong tầu, hoặc dưới tầng hầm nhà hàng, nên có cái khác với hầu hết tất cả những lãnh đạo lớn khác trên thế giới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu lòng Từ bi của Phật Thích Ca, tính Bác ái của Chúa Giêsu, phép Biện chứng của Kark Mac, chủ nghĩa Tam dân (Dân chủ, Dân quyền và Dân sinh) của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã nhận ra “Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình” và cần phải “Học để biết cái điều mà con người phải tìm đến”, nên Người đã nói: Nếu các Vị ấy mà sống lại, họ sẽ là những người bạn tốt của nhau, còn tôi xin nguyện là người học trò của các Vị ấy. Vì vậy, cuối cùng, Hồ Chí Minh thực sự đã “Học được cái điều mà con người phải tìm đến” là “Đoàn kết, đại đoàn kết. Trân trọng, liên kết, thống nhất các mặt khác biệt, kể cả đối lập, để thực hiện mục tiêu chung: Hòa bình, Độc lập,Tự do, Dân chủ, Bình đẳng và Hạnh phúc”. “Trong khi cần đoàn kết để thực hiện mục tiêu chung mà cứ kêu gọi đấu tranh giai cấp (cứ trừ khử lẫn nhau) là một điều ngu ngốc” . . .Tuy nhiên trước thế kỷ XXI, Hồ Chí Minh đã là thiểu số thảm hại, kể cả trên đất Việt Nam, ngay giữa các đ/c của Người, bởi Thế giới, bao gồm cả TBCN và CSCN, đều chưa đủ minh triết để nhận ra những chân lý tổng quát mới mẻ này.
·        Cụ thể hóa ra như sau:
1/ Hãy chắt lọc những điều tốt, loại bỏ những điều xấu của cả CNTB lẫn của CNXH, trong đó đảm bảo cạnh tranh tự do dân chủ trong công bằng bình đẳng xã hội, điều tiết phát triển cân đối hài hòa giữa Tri thức khoa học (IQ) và Tri thức xúc cảm (IE) . . Nói khác đi, ngoài luật pháp, trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo và lòng dũng cảm . . .thì để “chiến thắng” một cách trọn vẹn và an toàn, con người còn cần có lòng nhân đạo (từ bi, bác ái, bao dung, che chở) và các mối quan hệ hài hòa, cân đối giữa con người với nhau và với môi trường đủ mức độ thông minh cần thiết để có được một cuộc sống hòa bình hạnh phúc thực sự và đảm bảo an toàn tự nhiên vững bền.
2/ Loại bỏ triết lý rất cực đoan Thắng – Thua, thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc triết lý “Các bên cùng Thắng” trên cơ sở luật pháp quốc tế, lòng nhân đạo phổ quát và mọi đối tượng được thụ hưởng công bằng bình đẳng dựa trên kết quả đóng góp công của có thực của mỗi bên. Lòng tham và thái độ cực đoan thường cản trở thực thi đạo lý “các bên cùng thắng”.
3/ Từ bỏ học thuyết Mác – Lê (Chia rẽ - Cực đoan).Phổ cập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Đoàn kết – Sáng tạo): “Đoàn kết, đại đoàn kết. Trân trọng, liên kết, thống nhất các mặt khác biệt, kể cả đối lập (dù quan điểm chính trị, sắc tộc, đạo giáo, lối sống, giầu nghèo . . . khác nhau), để dồn sức thực hiện mục tiêu chung: Hòa bình, Độc lập,Tự do, Dân chủ, Bình đẳng và Hạnh phúc”,
 4/ Nếu các nước phát triển sau muốn vượt phương Tây hiện nay, thì không thể lặp lại con đường sai lầm của phương Tây đã trải qua (như TQ của Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình đang làm, dù có thay đổi về hình thức bề ngoài với nhiều mưu cao kế sâu hơn). Còn nếu phương Tây muốn giữ vững ngọn cờ dẫn đầu thế giới văn minh của mình, thì không thể vẫn phạm sai lầm như kiểu cũ, như đã làm từ hôm nay trở về trước, mà cần thông minh, sáng tạo chuyển thật mạnh, thật dũng cảm, thật bản chất, như lời răn của các tiền bối của Loài người, như là/ và có thể theo kịp – tương ứng với - những thứ tuyệt diệu mà họ đã sáng tạo ra bởi IQ cao trong công nghệ thông tin và các kỹ thuật cao cấp khác của họ, (và đã từng vô tình giúp cho phần thế giới còn lạc hậu lâu nay đang vận dụng cho mục tiêu còn rất lạc hậu, thậm chí rất dã man của thế giới còn lạc hậu này).Cuối cùng, xin xem điểm 5 sau đây.
5/ Chừng nào Thế giới đã “phẳng”, đã hội nhập Toàn cầu, Trái đất đã thu nhỏ (bởi đã có InterNet và máy bay với tốc độ gấp 3 lần tốc độ âm thanh và còn nhanh hơn thế) nên đã trở thành “một ngôi Làng”, thì ta nên áp dụng có sáng tạo cách tổ chức quản lý của một quốc gia tiên tiến (do Liên hiệp quốc sẽ tuyển chọn) cho ngôi “làng toàn cầu” này. Nghĩa là nên sớm tiến tới thành lập hệ thống pháp quyền toàn cầu phục vụ phương thức “các bên cùng thắng” để tạo dựng cộng đồng hòa bình dân chủ hạnh phúc nhằm mục tiêu hướng tới của toàn Nhân loại thế kỷ XXI: không phải là “tàn sát nhau để sâu xé cái bánh Trái Đất đã có”, mà chính là “làm cho cái bánh Trái Đất to hơn để chia nhau hợp lý hơn”. Như nhiều người đã mấy lần đề cập: Tiến đến dựa vào trưng cầu ý dân để phân bố tổ chức quản lý lại Trái Đất sao cho tương đối hợp lý, sử dụng khai thác tối ưu nhất có thể, mặt khác đưa ra những “khoảng” định mức (giới hạn du di linh động được) những yếu tố được phân bổ quan trọng nhất của xã hội, của mỗi bang (tức mỗi nước theo cách gọi hiện nay) cùng trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bang đối với toàn cộng đồng, tức là để tránh những sự vô lý do tự nhiên và nhân tạo đã xẩy ra trước đây, ví như có sự chênh lệch dân số hay diện tích sử dụng đất của các nước lớn bé hơn nhau gấp hàng trăm ngàn lần, cực kỳ bất hợp lý, nhưng nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng ngôi “làng toàn cầu” thì cũng rất bất hợp lý, chỉ khác nhau theo sự tự giác, tự nguyện . . ., hoặc cộng đồng giúp lẫn nhau giải quyết những khó khăn mâu thuẫn cũ tồn đọng,. . .từ đó mới có thể trừ diệt tận gốc mọi tệ nạn của Loài người, như dịch bệnh, thiếu đói, tham nhũng tiêu cực, vi phạm nhân quyền, xáo trá bịa đặt, chiến tranh bành chướng xâm chiếm và khủng bố liều chết  . . .đang diễn ra hiện nay.  Tức là sẽ triển khai tư tưởng Đoàn kết và Sáng tạo để tổ chức lại và chinh phục thắng lợi Trái đất (dũng cảm từ bỏ dã tâm chinh phục lẫn nhau, thường không phải là giỏi hơn, mà chỉ là dã man thâm độc hơn). Sau khi, hoặc đồng thời với, việc dọn dẹp vứt đi các rác rưởi, xây dựng lại Hành tinh xanh, toàn Nhân loại sẽ hòa bình cùng vận dụng các Trí tuệ IQ cao và Tri tuệ IE minh triết hơn để tiến nhanh vào Vũ trụ.
 Toàn thế giới hãy sớm tỉnh ngộ lại, từ bỏ những thứ “cũ kỹ hư hỏng” và cương quyết ra tay dành lấy những gì “mới mẻ tốt tươi”. Mỹ hiện vẫn đang đứng đầu toàn cầu, nên Mỹ cần tỉnh ngộ lại trước tiên, hãy chủ động kêu gọi trước hết các nước lớn phải thừa nhận những chân lý hiển nhiên nói trên và ngồi lại bàn cách triển khai. Liên hiệp quốc cần nhận rõ vai trò là bà đỡ đón nhận thế giới kiểu mới này.
Xin nhắc lại: Hãy tinh tấn dũng cảm từ bỏ ý đồ xâu xé chém giết lẫn nhau nhằm chiến thắng để dồn sức dũng cảm chinh phục Trái đất và Vũ trụ,.

Người Hà Nội

(*) Đây là bức thư tác giả đã kính gửi các ông Obama, Ban Ki Moon, Tập Cận Bình, Putin và các Vị đứng đầu các nước còn lại,

Cùng tất cả công dân hành tinh từ Hà Nội, ngày 9 tháng 4, 2015.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

VIỆT NAM PHẢI SỚM CÓ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN

 I-VIT NAM PHI SM CÓ CÁNH CHIM ĐU ĐÀN Đ ĐƯA DÂN TC ĐI THEO ĐƯỜNG LỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ  
Nhờ sáng tạo và  trang bị hệ tư tưởng tiên tiến riêng, tư tưởng Đoàn kết, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng của Người đã cùng dân tộc Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Tư tưởng Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế của Người vừa nhân văn, vừa là  tư duy triết học “Trân trọng, Liên kết và Thống nhất các yếu tố Khác biệt, kể cả Đối lập”. Tư tưởng này phát huy mạnh mẽ ở trong nước và  trên trường quốc tế.
Vì thế  khi  kế hoạch  đi cùng  phe Đồng minh Dân chủ có Pháp và Mỹ không được chấp thuận,  thì để giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn phe Xã hội Chủ nghĩa  có Liên Xô, Trung Quốc  - phe có tư tưởng Khác biệt làm đồng minh.

Tôn trọng sự khác biệt tư tương của bạn, song để ngừa bệnh ấu trĩ tả khuynh,
mù quáng sao chép mô hình Xã hội Chủ nghĩa của Liên Xô, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc cần độc lập, sáng tạo về tư tưởng. Người nói: “Làm rái Liên Xô cũng là Mác-xít” và “Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin có lý, có tình (Mà có lý, có tình thì không còn Chủ nghĩa Mác-Lênin như nó vốn có vì bản chất chủ nghĩa này là bạo lực  cách mạng  và chuyên chính vô sản  –  tác giả)”.
Người nói thẳng: “Đừng thấy người ta đấu tranh giai cấp rồi mình cũng bắt chước giai cấp đấu tranh”. Năm 1949, Người viết: “Đấu tranh giai cấp là một điều ngu ngốc” và các tối  trước Đại hội Đảng II năm 1951, Người xách đèn bão đến từng lán đại biểu giải thích việc không lấy tên “Cộng sản” cho Đảng. Sau này trong Di chúc, Người chỉ nhắc xây dựng “Đất nước” chứ không nhắc xây dựng “Chủ nghĩa”.
Dễ thấy  tư  tưởng và việc làm đậm chất Nhân văn, Minh triết và Khoa học của Người luôn có giá trị thời đại. Đây là điều mà Chủ nghĩa Mác-Lênin không có.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy cứ khi Chủ nghĩa Mác-Lênin lên ngôi là phong trào cách mạng  tổn thất  đau đớn,  nặng nề, ngược lại cứ khi nào  ngọn cờ Đoàn kết Dân tộc,
Đoàn kết Quốc tế giương cao thì khi đó cách mạng Việt Nam khởi sắc và thành công.    
Về mặt này, phát biểu khai mạc Hội nghị TW 11 của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú
Trọng đã có điểm sáng mới khi đặt việc xử lý các quan điểm khác biệt về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo  theo cách  thức trao đổi kiểu “Phải chăng”, chứ không  theo cách áp đặt các ý kiến khác biệt là “Suy thoái” như trước: “Tôi đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên TW cần lưu ý, … Phải chăng, về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời điểm hiện nay cần nhấn mạnh phải có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương  lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; ….”. Tiếc là ngoài yếu tố mới “Phải chăng”, các nội dung trên mới đề cập về các vấn đề tư tưởng trong Đảng, chưa thấy nói đến các vấn đề có tầm vóc quốc gia, cũng như các vấn đề có tầm khu vực và thế giới, cho nên đây khó có thể là tiêu chí để lựa chọn lãnh đạo đất nước. Đó là chưa kể còn nhiều nội dung chưa hợp lý, hợp tình, hợp thực tiễn, như:
Không thể đồng nhất “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; vì Độc lập dân tộc đã có thực hàng nghìn năm, còn CNXH chỉ có trong ảo tưởng bảo thủ. Hay lầm lẫn giữa mục tiêu và biện pháp: “Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc”. Trong khi đó ai cũng hiểu, Việt Nam có hàng ngàn năm văn hiến là do “Lợi ích Dân tộc” được cha ông gìn giữ chứ đâu vì có “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước”.
Đây chỉ là công cụ, xuất hiện, mất đi hay thay đổi phải vì “Lợi ích Dân tộc”. Quan niệm này cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Lại nữa: Chủ nghĩa Mác-Lênin coi đấu tranh giai cấp, thủ tiêu tôn giáo, … là
mục tiêu,  là động lực phát triển xã hội. Trong khi đó  tư tưởng Hồ Chí Minh  lại coi Đoàn kết không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chính trị, … là cốt lõi của thành công.
Làm gì có chuyện cùng lúc kiên định hai con đường ngược nhau này, nếu không tự xé mình thành hai mảnh hoặc  đứng  ì  tại chỗ khi cả thế giới chuyển động. Đây  là nguyên nhân cốt lõi làm Việt Nam ngày càng trì trệ và nếu kéo dài sẽ lâm vào tình trạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Ngồi giữa hai cái ghế nhất định sẽ ngã”.

II. VỪA ĐOÀN KẾT, CÁC CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN VỪA PHẢI ĐỦ BẢN LĨNH
 DẪN DÂN TỘC VƯỢT THÁCH THỨC, NẮM VỮNG CƠ HỘI ĐỂ GÌN GIỮ CHỦ QUYỀN, LÃNH THỔ, LÃNH HẢI, ĐƯA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Xác định phương hướng công tác nhân sự phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Có nhiều chỗ chưa rõ trong nội dung này:
Tại sao  là “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” mà không là Tổ Quốc Việt Nam? Phải chăng đây là biến tướng của tư tưởng áp đặt trước đây “Yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã hội”?   Rõ ràng lối tư duy này đã luôn  làm rạn nứt khối Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế và đi ngược tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó là chưa kể, hiện nay  ta mới có “Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ quá độ CNXH” mà chưa hề có “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Vậy làm sao để xây
dựng và bảo vệ một sản phẩm của ảo tưởng? Năm 2012, Tổng Bí thư phát biểu ở Cu Ba là thời kỳ quá độ lên CNXH “vô cùng khó khăn và phức tạp”. Nghe nói một dịp khác Tổng Bí thư  đã  cho  biết  100 năm nữa  theo  con đường này  không biết  có  tới đích?  Nếu vậy là đúng thì cớ gì chúng ta không chọn con đường Đoàn kết  - Thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cứ kiên định mãi con đường đưa cả dân tộc vào chỗ “vô cùng khó khăn gian khổ” và chưa biết đến bao giờ ra?
Tổng Bí thư nhận định: “Những năm sắp tới, đối với nước ta sẽ là thời kỳ mà cả thời cơ và thách thức đều rất lớn”. Không thấy Tổng Bí thƣ nhắc điều mà người Việt Nam nào cũng lo lắng: Làm thế nào để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải củaTổ Quốc trươc các  thế lực thù địch ngày càng hung hãn, xảo quyệt? Làm thế nào để - văn hóa, giáo dục, kinh tế, … của đất nước sớm thoát cảnh suy thoái? Làm thế nào để loại bỏ thứ suy thoái nguy hiểm nhất là suy thoái về Chí khí, Trí tuệ và Phẩm cách
Lãnh đạo? Làm thế nào để môi trường không còn ô nhiễm nghiêm trọng? Làm thế nào để con người lấy lại niềm tin vào con người, và tin vào các điều tốt đẹp? … Cũng không thấy Tổng Bí thƣ nhắc các tiêu chí để lựa chọn lãnh đạo có đủ năng lực vượt mọi thách thức, nắm vững thời cơ để giữ gìn và đưa đất nước phát triển bền vững.
 Trong khi đó, việc bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, về Dự án sân bay quốc tế Long Thành  lại chiếm  thời  lương quá lớn  trong Hội nghị TW 11.
Ngay thế, nhiều nội dung Tổng Bí thư yêu cầu sẽ rất khó giải quyết xác đáng trong một thời gian quy định như: “Trung ương cần tập trung cho ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của Dự án; nhu cầu sử dụng đất và giải phóng mặt bằng; phương án tái định cư, bảo đảm việc làm và môi trường sống cho đồng bào vùng di dời; phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật và mô hình quản lý, vận hành, khai thác, …”.

 Rõ ràng, đặt các nội dung trên vào Hội nghị TW 11 chưa phù hợp. Các đề án
như vậy cần có đánh giá nghiêm túc, khách quan của các tổ chức quản lý, khoa học trong và ngoài nươc và thí điểm trên vùng lãnh thổ đủ lớn, không quá đặc thù. Từ đây có thể thấy, sẽ tốt hơn nếu như  Hội nghị TW 11 tập trung bàn về các giải pháp để có được đường lối đúng đắn và tìm ra người lãnh đạo xứng đáng.                        
Thay cho  lời kết, cho phép mượn lời phát biểu của Tổng Bí thư với Hội nghị
TW 11  (phần chữ  nhỏ nghiêng)  và  xin  bổ sung  thêm ý  của  tác giả  (phần chữ in):
“Hơn ai hết, mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương cần …   nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành thật tốt trọng trách được CÁC TIỀN NHÂN VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM giao. … Các đồng chí hãy phát huy trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, xác đáng, … ĐÁP ỨNG LÒNG MONG MỎI CỦA NHÂN DÂN VÀ ĐIỀU  MONG ƯỚC CUỐI CÙNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG DI CHÚC CỦA NGƯỜI”.
Nhân dịp này xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới nhiều chuyên gia, tổ chức
khoa học đã giúp tác giả hoàn thành bài viết này. Xin kính chúc các thành viên Hội nghị Trung ương, mỗi ngƣời Việt Nam, cùng Gia đình và Tổ quốc An lành, Thành công và Hạnh phúc.

   Hà Nội ngày 5/5/2015      
  Nguyễn Mạnh Can   
                                                                                                                   
                                                                                                           

                                                                                                                     1


Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Sinh nhật cháu tròn 3 tuổi

Hôm nay ngày 24-4-2015 là ngày sinh nhật của cháu gái nội của tôi. Cháu tên là Nguyễn Quỳnh Nga, Nicnem của cháu là Nai.  Bố mẹ cháu đã tổ chức cho cháu một buổi sinh nhật rất vui vẻ và ấn tượng.
Nhà cửa được trang hoàng rất đẹp, có rất nhiều bóng bay đủ các thể loại to nhỏ khác nhau bay lơ lửng trong nhà. Có nhiều bóng bay mầu sắc rực rỡ và rất to. Khách đến mừng sinh nhật con rất đông và mang đến tặng cho con rất nhiều quà vì ai cũng thương yêu con. Con là một cô bé vừa xinh đẹp, ngoan ngoãn rất thông minh và có tính tự lập cao.
Rất tiếc là hôm nay con bị ốm, con bị viêm họng nên nom con buồn buồn, con không thể chạy nhẩy vui vẻ như mọi ngày. Giá mà đứa trẻ khác thì đã khóc quấy và đòi đi nằm rồi còn con thì vấn cố gắng tiếp khách cả buổi tối hôm nay. Bà thấy con chững chạc quá, con biết hôm nay con là chủ nhà mà.
Nhìn những bức ảnh bà chụp cho con dưới đây ai cũng thấy rõ điều đó. Bà tặng cho con, cất đi làm kỷ niệm nhé.


                  Con xin chào mọi người đã đến dự Sinh nhật con

                            
                                 Bàn này để bánh Gato và quà mừng
                  mọi người cho con


Con đúng bên lẵng hoa mẹ tự kết từ 100 bông hoa hồng     




                         Con muốn hát quá mà đau cổ không hát được


                   Bố Tùng đang uống rượu với bạn bè



                           Con nằm nghỉ một tý




                      Anh Bún cùng nằm nghỉ với con

                                       
                 Quả bóng bay to quá che lấp cả đầu con




Piano đang đợi mọi người đánh bài chúc mừng


Chuẩn bị phá cỗ



Bác Bạch Dương và anh Gia Anh cũng có mặt


                           Chụp bức ảnh chung để kỷ niêm













Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Ngẫm suy

Đọc lại bài viết “Cần phải bịt lỗ hổng làm loạn đất nước”, cứ nghĩ đến “thương lái” Trung Quốc hoành hành đất nước thì tương tự như nói đến “tàu lạ” đâm tàu ngư phủ ta. Lãnh đạo nhà nước và các địa phương mà cứ tránh né vấn đề cốt lõi thì làm sao mà nhận định đúng bản chất vấn đề rồi từ đó tìm kế sách đối thoại và giải quyết?. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa thì không có thương lái nào chịu bỏ ra khoản tiền đặt cọc hoặc thu mua ban đầu với giá cao để dẫn dụ dân ta làm ăn với họ. Sau đó thương lái rút lui, dân ta vỡ nợ thì tổng kết bản thân thương lái cũng chịu lỗ lã chứ có lãi gì cho cam! Tức là phía sau các thương lái có một thế lực, một hệ thống với đủ nguồn lực tài chính nhằm mưu đồ làm lũng đoạn VN. Họ chịu chi tiền vì biết người VN còn chịu thiệt hại nặng hơn chi phí họ bỏ ra. Vấn đề cốt lõi là ở chỗ đó. Họ mua móng trâu, rễ và gốc hồ tiêu (phải là rễ và gốc sống!), bông thanh long trước khi nở (không lấy bông đã nở), lá khoai lang tươi khi chưa thu hoạch củ (không mua lá khoai sau khi thu hoạch), v.v..., toàn là mấy thứ lãng nhách! Rõ ràng là họ chẳng có nhu cầu nào về mấy món họ mua. Mỗi món chỉ rộ lên một thời gian rồi sau đó chuyển qua món khác. Thủ đoạn còn tinh vi hơn như khi họ bỏ giá cao thu mua khoai lang, còn đặt tiền trước. Thế là nông dân thi nhau lên liếp ruộng lúa để trồng khoai lang. Rồi họ biến mất tăm, để nông dân mang nợ với đống khoai không ai mua và đất thì đã lên liếp, muốn trồng lúa như trước phải có tiền cải tạo lại. Thế là dân ta bị lũng đoạn te tua từ mặt này sang mặt khác. Họ là nước lớn, nguồn lực tài chính dồi dào. Mang nguồn lực đó ra lũng đoạn VN thì dân ta cứ chịu thiệt từ cách này qua cách khác. Nếu các nhà lãnh đạo ta có đủ dũng khí thì nên nói thẳng với Trung Quốc “Bây giờ hai bên nên thẳng thắn với nhau để giải quyết các màn kịch nhằm gây hại cho nhân dân VN,đừng tránh né nữa. Giải quyết được thì mới hãy nói đến hữu hão” . Bố già Corleone đã từng nói với các đối thủ: “Nếu con tôi bị tai nạn xe cộ thì tôi sẽ đổ lỗi cho các ông.” Ta cũng có thể nói thẳng: “Nếu thương lái mang quốc tịch TQ còn tìm mua mấy món vớ vẩn mà chúng tôi biết không thể có nhu cầu ở TQ nhưng chỉ nhằm lũng đoạn dân VN thìchúng tôi sẽ đổ lỗi cho chính quyền TQ! Rõ ràng là thế. Thẳng thắn là thế.” Trước mắt, ta phải xử lý mạnh đám thương lái này. Chính quyền địa phương đừng nhân nhượng nữa, và cũng đừng nói không biết. Nếu không biết có thương lái, không biết họ làm gì ở địa phương mình thì nền an ninh quốc phòng sẽ ra sao??? Nếu cần thì làm mạnh, trên danh nghĩa mình chỉ trừng phạt thương lái lũng loạn đát nước. Đồng thời cần đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin cho nông dân, để đừng tiếp tay cho ngoại bang mà làm hại đồng bào vv… Tác giả Tô văn Trường

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Quan hệ Philippine và Việt nam

VN chủ động đề nghị đối tác chiến lược' Tổng thống Philippines tiết lộ đề nghị thiết lập 'đối tác chiến lược' nhằm đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo đến từ phía Việt Nam. Trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng đó là sáng kiến của Manila, vốn vẫn luôn có lập trường cứng rắn trước Trung Quốc. Tuy nhiên trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP), được đăng hôm 20/4, ông Benigno Aquino cho biết yêu cầu này đến từ phía Việt Nam. Ông nói hiện hai phía vẫn chưa xác định rõ thời điểm ký kết thỏa thuận. "Trên thực tế chúng tôi đang định hình mối quan hệ đó ... và đang đàm phán các chi tiết cụ thể," ông nói. Tổng thống Philippines cũng cho rằng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho hai nước "có thêm không gian để đối thoại một cách thích đáng" về những "tuyên bố chủ quyền chồng chéo", thay vì phản ứng dựa trên những lợi ích quốc gia riêng biệt. Trước đó, giới chức Việt Nam và Philippines đã có cuộc gặp hồi đầu năm nay và đã ra thông cáo chung trong đó bày tỏ quan ngại trước hoạt động cải tạo các bãi đá trên quy mô lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong bài phỏng vấn với SCMP, ông Aquino cũng nói nếu có dịp, ông sẽ đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 'thử đặt mình vào vị trí các nước Đông Nam Á, như Philippines hay Việt Nam'. "Hãy thử đặt mình vào vị trí của chúng tôi ... và tự hỏi ông sẽ đáp lại những thách thức trên Biển Nam Trung Hoa như thế nào," ông Aquino nói trong cuộc phỏng vấn. "Có như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng xây dựng một mối quan hệ tốt hơn, nhất là trong bối cảnh tranh chấp hiện nay." Tổng thống Philippines nói việc đưa Trung Quốc ra các tòa quốc tế là cách tốt để Bắc Kinh cảm thấy 'tác động xấu' về mặt dư luận kể cả khi họ không chấp nhận các phán quyết quốc tế về biển đảo. Tại Philippines đang dấy lên lo ngại về công tác xây đảo của Trung Quốc ở Trường Sa, có điểm chỉ cách vùng dân cư Philippines 25 km. Ông Aquino coi đây là vấn đề 'xấu đi chưa từng có' trong quan hệ Philippines - Trung Quốc. 'Kẻ bề tôi' Trong một diễn biến khác, tờ Hoàn cầu Thời báo, trực thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 21/4 đã đăng tải bài xã luận gọi Philippines là 'đầy tớ' của Hoa Kỳ. Bài viết được đăng tải chỉ một ngày sau khi Philippines bắt đầu đợt tập trận kéo dài 10 ngày với Hoa Kỳ và Úc. "Trong tất cả những nước có tranh chấp chủ quyền trên Nam Hải, Philippines là nước có nhiều thủ đoạn nhất, nhưng sẽ không có thủ đoạn nào phát huy hiệu quả", bài viết có đoạn. "Không ai tin rằng Trung Quốc có thể bị lừa phỉnh để đi đến thỏa hiệp, trong lúc những nước khác phô trương sức mạnh quân sự của mình." "Chúng ta sẽ chỉ phá lên cười khi tưởng tượng cảnh binh sỹ Philippines bám theo quân Mỹ." Bài xã luận cũng nhạo báng khả năng quốc phòng của Philippines: "Dù là một tên đầy tớ bé nhỏ xinh xắn của Hoa Kỳ trong nhiều năm qua, Manila chỉ có được trong tay một số ít vũ khí đã qua sử dụng và sự tưởng tượng sáo rỗng về an ninh, huống hồ bất cứ sự cải thiện nào đối với khả năng chiến đấu của quân đội nước này." Hôm 17/4, Tổng thống Philippines được Reuters dẫn lời nói trước báo giới cảnh báo rằng hoạt động nới đảo của Trung Quốc là 'vấn đề của toàn cầu'. "Chúng ta cứ nghĩ rằng tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa chỉ là vấn đề trong khu vực", ông nói. "Tuy nhiên, đây là vấn đề của toàn cầu, vì 40% lượng hàng hóa giao thương của cả thế giới đi qua vùng biển này". Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trước đó đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đang dùng 'tầm vóc và sức mạnh' của mình để lấn át các nước nhỏ hơn trên Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc khẳng định hành động trên là hợp pháp. BBC

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Người Do Thái: Sự thần kỳ của một dân tộc nhỏ bé

Người Do Thái: Sự thần kỳ của một dân tộc nhỏ bé Một dân tộc nhỏ nhưng tác động đến rất lớn toàn bộ văn minh của trái đất. Từ cuộc sống, khoa học, làm giàu… đến tư tưởng mọi thứ đều có sự tác động của người Do Thái. Văn minh Do Thái không để lại những kiến trúc nổi tiếng như Kim tự tháp, điện Pantheon hoặc Vạn lý Trường thành, nhưng nó lưu lại mãi mãi một di sản phi vật thể vô giá mà ít có nền văn minh nào có thể sánh được về tầm ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đối với văn minh toàn nhân loại. Dường như là, mỗi khi bàn luận về sự thông minh có di truyền không, người ta đều nêu lên dẫn chứng về giải Nobel và người Do Thái. Và cũng như một thông lệ, hàng năm sau khi công bố giải, người ta đều hỏi người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy. Và thực tế thì con số này không hề nhỏ. Ví dụ chỉ sau khi vừa công bố 3 giải Nobel 2011, lập tức có một bài báo nhan đề “Bà mẹ Yiddeshe có thể tự hào: Năm trong bảy Nobel gia là người Do Thái”. Đó là: Ralph Steinman và Bruce Beutler, giải Nobel về Y học, Saul Pelmutter và Adam G. Ross - giải Nobel về Vật lý, Daniel Shechtman - giải Nobel về Hoá học. Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc có nền văn hoá và lịch sử lâu đời nhất của nhân loại, ra đời cùng với thời kỳ văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh Hy Lạp-La Mã thời cổ đại. Nhưng lịch sử bắt họ phải chịu một số phận không may mắn, bị các bộ tộc và các lãnh chúa khác xâm chiếm đất đai và xua đuổi dưới những lý do tôn giáo. Từ đó họ phải sống tha hương, từng nhóm kéo nhau đi khắp mọi nơi trên thế giới để duy trì sự sinh tồn, vượt qua những định mệnh nghiệt ngã của lịch sử. Trên 2000 năm qua, đi đến đâu họ cũng tỏ ra là một dân tộc có sức sống dẻo dai, không bị đồng hoá và ý thức vươn lên mãnh liệt.Trong công việc họ cần cù, kiên trì và quyết tâm đạt những mục đích mình theo đuổi. Bởi vậy, gần như sống ở đâu họ cũng thành công. Sự thành đạt và khôn ngoan của họ nhiều khi bị thành kiến và kỳ thị. Trong Thế chiến II, dưới chế độ phát xít, khi Hitler đề cao thuyết “người Đức là một dân tộc thượng đẳng”. Hitler rất sợ sự vượt trội của người Do Thái, nên dã bắt họ sống trong các trại tập trung, đày đoạ họ với ý đồ để họ chết dần chết mòn trong đó. Người Do Thái đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ. Họ thường là những nhà khoa học lớn, những doanh nhân lỗi lạc, những nhà văn kiệt xuất, những nhà tư tưởng uyên bác, những chính trị gia tài giỏi… Từ năm 1901, giải Nobel được thành lập và trở thành một giải thưởng uy tín nhất và danh giá nhất hành tinh, tôn vinh những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại, có những phát minh đột phá, những tác phẩm văn chương thấm đẫm tính nhân văn, những người có công lao kiến tạo một thế giới an bình hơn, tốt đẹp hơn. Người Do Thái lập tức trở thành một yếu tố quan trọng của giải, dù họ sống ở các nước khác nhau, mang quốc tịch khác nhau hoặc chính tại đất nước mới thành lập cách nay không lâu của họ là Israel. Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần (trừ 4 năm trong Thế chiến I và II không trao giải) cho trên 800 nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người Do Thái (thuần chủng, hoặc từ 1/2 đến 3/4 dòng máu Do Thái) được trao giải Nobel, chiếm 22% số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của nhân loại. Trong các giải Nobel qua hơn một thế kỷ, tỉ lệ số người Do Thái chiếm lĩnh các giải Nobel trong các lĩnh vực như sau: - Hoá học: 32 người, chiếm tỷ lệ 21% - Kinh tế: 28 người, chiếm tỷ lệ 42% - Văn chương: 13 người, chiếm tỷ lệ 12% - Vật lý: 49 người, chiếm tỷ lệ 27% - Hoà bình: 9 người, chiếm tỷ lệ 8%. Cần lưu ý rằng số người Do Thái trên Trái đất là 20 triệu (cả trong và ngoài nước) nghĩa là chưa đến 0,2% dân số thế giới. Như vậy, trong khi dân số thế giới là gần 8 tỷ với trên 800 giải Nobel, thì bình quân số giải trên đầu người của người Do Thái so với bình quân của thế giới cao hơn đến 11.950%. Song đó chỉ là so sánh cho vui thôi, chứ con số này không mấy ý nghĩa bởi kèm theo nó còn bao nhiêu điều kiện khác nữa. Người ta thường nói giải Nobel trong vài chục năm gần đây đổ dồn về Mỹ. Song ít ai để ý, trong những “giải Nobel mang thương hiệu Mỹ” thì người Mỹ gốc Do Thái chiếm một phần quan trọng. Xin nêu một vài con số: Giải Nobel Hoá học của Mỹ có 27% là người gốc Do Thái, Nobel Vật lý - 37%, Nobel Y học & Sinh lý học - 42%, Nobel Kinh tế - 55%, Nobel Văn chương - 27%, Nobel Hoà bình 10%. Và cũng xin nhớ rằng dân số của cộng đồng Do Thái chỉ bằng 2% của Mỹ. Trí tuệ Do Thái thể hiện không chỉ ở nam giới mà cả nữ giới. Trong 4 ngành khoa học có 18 nữ Nobel gia thì 36% là các bà gốc Do Thái, tỷ lệ còn cao hơn cả các ông. Nếu không kể giải Nobel, thì bất cứ giải quốc tế nào khác, tỷ lệ các nhà khoa học Do Thái cũng tương tự. Chỉ xin kể một giải chúng ta đã nói nhiều là giải Fields thì các nhà toán học trẻ người Do Thái được giải chiếm 27%, giải thành tựu suốt đời trong Toán học, họ chiếm tới 55%. Các Nobel gia người Do Thái cũng nằm trong một số “điều đặc biệt” của giải. Chẳng hạn Elia Wiesel, người sống sót từ trại tập trung của phát xít Đức được giải Nobel Hoà bình năm 1986. Nhà Nobel cao tuổi nhất khi được trao giải là người Balan gốc Do Thái, Leonid Hurwicz, giải Nobel kinh tế 2007 năm ông đã 90. Nobel gia sống thọ nhất là bà Rita Levi-Montalcini, giải Nobel Sinh lý học 1936 hiện đã vượt qua tuổi 102 hoặc một nhà văn bị nhà nước buộc không được nhận giải là Boris Pasternak, giải Nobel văn học năm 1958. Nhà khoa học được bình chọn là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX - Albert Einstein – cũng là người Mỹ gốc Do Thái. Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại. Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên... Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem một số số liệu sau đây: Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại: - Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ); - Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu; - Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển; - 41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008)… là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng... Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn cử vài người: - Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy. - Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ, với tài sản cá nhân lên tới 36 tỷ USD. Nếu được chính phủ VN cho phép thì khả năng Sheldon Adelson sắp mở sòng bạc tại thành phố Hồ Chí Minh. - George Soros giàu thứ 22 ở Mỹ (19 tỷ USD) không chỉ nổi tiếng về giàu có mà ông còn là bậc thầy về những phi vụ đầu cơ đi vào lịch sử... - Michael Bloomberg có tài sản riêng 22 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế. Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số người Do Thái trên toàn thế giới là quần thể thiểu số thành công nhất ở Mỹ dù chỉ chiếm 2,5% số dân. Khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ, 21 trong số 40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes là người Do Thái, và cộng đồng Do Thái có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của nước này. Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ xưa nay luôn bênh vực và viện trợ Israel. Nước Israel nhỏ bé với hơn 5 triệu người Do Thái tuy ở trên vùng sa mạc khô cằn nhưng nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật đều rất phát triển, dân rất giàu, GDP đầu người năm 2011 khoảng 31.500 USD (nguồn web CIA.gov). Nhờ sức mạnh mọi mặt ấy, quốc gia nhỏ xíu này đã đứng vững được trong làn sóng hằn thù và công kích của cả trăm triệu người Ả Rập xung quanh... Nguyên nhân do đâu? Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy. Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này có lẽ ta cần tìm hiểu các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man suốt 2000 năm qua. Có thể nói, nếu không có chất keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị tiêu diệt hoặc đồng hóa và biến mất khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhất thành công trên cả hai mặt: giữ được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữa đưa họ vươn lên hàng đầu thế giới trên hầu hết các lĩnh vực trí tuệ. Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh thánh của người Do Thái (Hebrew Bible) – kinh điển này hơn 10 thế kỷ sau được đạo Ki-tô lấy nguyên văn làm phần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là Cựu Ước, nhằm phân biệt với Tân Ước do các nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Ta cũng cần xem xét một kinh điển nữa của đạo Do Thái gọi là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu Ước, có đưa ra nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới thời nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán. Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người. Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi. Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành; ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Người Do Thái có trình độ giáo dục tốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ, thể hiện ở chỗ họ chiếm tỷ lệ cao nhất trong sinh viên các trường đại học hàng đầu cũng như trong giới khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật. Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Đây là một điểm độc đáo khác hẳn đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Nho, ta cần phân tích thêm. Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia. Heghel, đại diện nổi tiếng nhất của triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền nói cho tới cùng là quyền (sở hữu) về tài sản.” Chính Marx cũng nói: Chủ nghĩa cộng sản “là sự phục hồi chế độ sở hữu của cá nhân trên một hình thức cao hơn”. Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới có sự bình đẳng đích thực, người người mới có nhân quyền. Một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có. Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có.” Quả vậy, Chúa Jesus từng nói: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Chúa” (Tân Ước, Mathew 19:24), ý nói ai giàu thì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường hơn – qua đó có thể suy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ. Nho giáo và đạo Phật lại càng khinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu là bẩn thỉu. Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có. Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ phụ của bộ lạc Do Thái là Abraham, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis 13:2). Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài. Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật. Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David ... đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa. Ngược lại, văn hóa phương Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo. Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn. Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại – về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào. Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền – họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn (còn ai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng?). Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai. Bạn nào đã đọc tiểu thuyết Ai-van-hô (Ivanhoe) của Walter Scott chắc còn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái Isaac (I-sắc) đáng thương, bố của nàng Rebeca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng khư khư giữ túi tiền và bị hiệp sĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Kịch của Shakespeare đưa ra nhiều hình ảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần tiện, ích kỷ, xảo trá. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án. Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị bọn Quốc Xã Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 30. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.” Karl Marx từng viết: Tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư bản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái. Marx nói như vậy nghĩa là đã thừa nhận người Do Thái tham dự sáng lập ra chủ nghĩa tư bản, một chế độ xã hội mới thay thế chế độ phong kiến và làm nên phần chủ yếu trong cộng đồng quốc tế hiện nay. Quả thật, người Do Thái có đóng góp rất lớn về lý thuyết và thực hành trong việc xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; mỗi người đều phải quan tâm tới tài sản; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác... Có thể hiểu “Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo. Quy ước này đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân ái, bình đẳng của văn minh phương Tây. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ. Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Soros từng cúng 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ) cho công tác từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đây có thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế. Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị cấm sở hữu mọi tài sản cố định nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách kinh doanh hữu hiệu bằng các dịch vụ như buôn bán, dành dụm tiền để cho vay lãi … Muốn làm giàu, điều cơ bản là xã hội phải thừa nhận quyền tư hữu tài sản. Kinh Talmud viết: ai nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình thường (average); nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của người khác. Tuy thừa nhận quyền sở hữu tài sản và luật pháp bảo vệ quyền đó, nhưng đạo Do Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Đây là một quan niệm cực kỳ tiến bộ và có giá trị hiện thực cho tới ngày nay: tài nguyên thiên nhiên, sự giàu có của đất nước là tài sản của toàn dân, tuyệt đối không được coi là của một số nhóm lợi ích hoặc cá nhân. Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh. Chẳng hạn: - Vay một quả trứng, biến thành một trại ấp gà; - Bán nhiều lãi ít tức là bán 3 cái (lãi) chỉ bằng bán 1 cái; - Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả; - Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn; - Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi; - Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta; - Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v… So sánh Cựu Ước và Talmud với Tân Ước, có thể thấy đạo Do Thái là tôn giáo của người muốn làm giàu, còn đạo Ki-tô là tôn giáo của người nghèo. Khác biệt căn bản ấy là một trong các lý do khiến Giáo hội Ki-tô ngày xưa khinh ghét người Do Thái (hy vọng trong một dịp khác chúng tôi sẽ trình bày về vấn đề này). Từ sự phân tích sơ qua về quan điểm đối với tài sản và tiền bạc nói trên, có thể thấy hệ thống tư tưởng của đạo Do Thái rất phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và chính vì thế nó tạo dựng nên truyền thống văn hóa bất hủ của dân tộc Do Thái – nền móng vững chắc làm cho dân tộc này dù phải sống lưu vong không tổ quốc hàng nghìn năm nhưng cuối cùng vẫn là dân tộc thành công nhất trên hầu hết các hoạt động của loài người. Đồng thời các nguyên lý chính của đạo Do Thái đã tác động không nhỏ tới giáo lý đạo Ki-tô và đạo Islam; hai tôn giáo lớn này đều có nguồn gốc từ đạo Do Thái. Cuối cùng, nhờ có những điểm độc đáo nói trên, văn minh Hebrew của phương Đông trong quá trình giao lưu kết hợp với văn minh Hy-lạp của phương Tây đã sinh ra một nền văn minh mới – văn minh Ki-tô giáo, sau rốt trở thành nền văn minh phương Tây rực rỡ mấy nghìn năm nay. Có lẽ đây là thành tựu đáng kể nhất mà nền văn minh Hebrew đã đóng góp cho nhân loại. Điều đáng nói là, do các nguyên nhân lịch sử cực kỳ phức tạp, lâu nay người ta đã coi nhẹ nền văn minh Hebrew, và bây giờ đã đến lúc loài người nên sửa chữa sai lầm đó. Theo VFPRESS

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

KHÔNG ĐẾN MỘT NƠI NÀO

Nguyễn Duy Nhiên

Pico Iyer là một tác giả rất nổi tiếng trên thế giới, ông chuyên viết về du hành (travel writer). Bạn nghĩ nơi nào mà ông thích được đi đến nhất? Ông Iyer nói: không đi đâu hết.
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng muốn đi đến một nơi nào có nhiều điều hay lạ, hoặc một nơi mà mình có thể được thật sự nghỉ ngơi, giúp ta cảm thấy tươi mới lại và cảm nhận sự sống sâu sắc hơn. Và theo như ông Iyer, một người đã từng đi khắp nơi trên thế giới, và cũng là một nhà văn chuyên viết về du hành, thì thật ra ta không cần phải đi đâu hết, vì nơi ấy cũng đang chính là bây giờ và ở đây.
   
Trong một tác phẩm mới nhất, The Art of Stillness, ông Iyer có viết về những tuệ giác sâu sắc mà sự tĩnh lặng, ngồi yên có thể mang lại cho chúng ta. Trong thời đại mà chúng ta lúc nào cũng đi đây đó, luôn muốn tìm đến một nơi chốn xa lạ hoặc một thú vui nào đó, câu trả lời của ông giúp ta có dịp nhìn lại cuộc sống bận rộn và vội vã của mình. Xin chia sẻ với bạn khám phá này của ông Pico Iyer.

Là một nhà du hành
“Cả đời tôi là một nhà du hành, a traveller. Từ khi còn là một đứa bé, tôi đã thuyết phục ba mẹ tôi rằng, cho tôi đi học nội trú ở Anh rẻ tiền hơn là theo học ở một ngôi trường nổi tiếng gần nhà, ở California. Và vì vậy mà từ lúc mới chín tuổi, mỗi năm tôi đã nhiều lần đi phi cơ một mình băng ngang qua Bắc cực, chỉ để đi đến trường.
   
Và càng được du hành tôi lại càng thêm yêu thích. Vì vậy mà ngay sau khi mới ra Trung học, lúc vừa được 18 tuổi, tôi đã xin một công việc lau bàn để có tiền đi thăm các nơi trên những lục địa khác nhau.
    
Rồi việc chắc chắn phải xảy ra, tôi trở thành một người chuyên viết về du hành, để công việc và niềm vui của mình được trở thành một.
   
Và tôi cảm nhận rằng, nếu như mình có may mắn được bước đi một mình trong những ngôi đền thờ tĩnh lặng với những ngọn nến thắp sáng ở Tây tạng, hay lang thang trên những bãi biển ở Havana với tiếng nhạc dập dìu chung quanh, tôi có thể mang những âm thanh ấy và bầu trời trong xanh, và ánh nắng lấp lóa trên đại dương xanh thẩm, về chia sẻ lại với những người bạn ở nhà, cũng như mang một sự kỳ diệu và trong sáng lại cho chính cuộc đời mình.
Không cần phải đi đến đâu
Điều đầu tiên mà chúng ta ai cũng biết, là khi đi du hành không có nơi nào là kỳ diệu hết, trừ khi ta có một cái nhìn đúng đắn. Nếu bạn mang một người nóng tánh đến Himalayas, anh ta sẽ bắt đầu phàn nàn, kêu ca về chuyện ăn uống. Và tôi khám phá ra một điều này, là cách hay nhất giúp ta phát khởi một cái nhìn sâu sắc và biết tán thưởng, nghe cũng hơi lạ, là bằng cách không đi đến đâu hết, chỉ cần ngồi cho yên.
    
Giữa cuộc sống vội vã này, có lẽ chúng ta ai cũng cảm thấy mình cần phải dừng lại để nghỉ ngơi. Nhưng theo tôi thì thật ra đó cũng là một cách duy nhất để cho ta có dịp xem lại cuốn slideshow về kinh nghiệm cuộc đời mình, để có thể hiểu sâu sắc hơn về quá khứ và tương lai. Và tôi cũng ngạc nhiên khi khám phá rằng, không đi đâu hết cũng thú vị và hấp dẫn như khi được đi du hành đến Tây tạng hay Cuba vậy.
   
Và không đi đâu hết, chỉ đơn giản có nghĩa là ta bỏ ra vài phút mỗi ngày, hay vài ngày trong mỗi mùa của năm, hay có người bỏ ra vài năm trong cả đời mình, để có thể ngồi yên và thấy ra được những gì thật sự thúc đẩy ta, biết được hạnh phúc chân thật của mình nằm ở nơi đâu. Và nhớ rằng, kiếm sống (making a living) và xây dựng cuộc sống (making a life) hai việc ấy đôi khi lại hoàn toàn nghịch hướng với nhau.
Do ở sự tiếp nhận của mình
Và dĩ nhiên điều này cũng đã được các bậc hiền nhân trong mọi truyền thống, qua bao thế kỷ, nói với chúng ta rồi. Hơn 2,000 năm trước đây, các triết gia Stoics đã nhắc nhở rằng, không phải kinh nghiệm làm nên cuộc sống này, mà do chúng ta tiếp nhận chúng như thế nào.
   
Ví dụ có một trận bão lớn kéo ngang qua vùng bạn ở và làm xập đổ hết tất cả. Một người thì cảm thấy hoàn toàn bất lực và tuyệt vọng. Còn một người khác lại cảm thấy tự do hơn, thấy rằng đây là cơ hội cho họ bắt đầu lại một cuộc đời mới. Không có gì là chỉ có tốt hay xấu, như văn hào Shakepeare nói với chúng ta trong “Hamlet”, mà tất cả đều do ở sự suy nghĩ của mình tạo nên mà thôi. Và vì vậy mà tôi nghĩ nếu như ta thật sự muốn thay đổi đời mình, thì có lẽ ta nên bắt đầu trước hết bằng cách thay đổi cái nhìn trong tâm ta.
   
Và như tôi nói, điều này cũng không có gì là mới mẻ hết, Shakespeare và triết gia Stoics cũng đã nói đến từ mấy thế kỷ về trước. Nhưng có điều là Shakepeare không phải đối diện với 200 emails mỗi ngày. Còn các triết gia Stoics thì cũng đâu phải lên Facebook. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống nhiều đòi hỏi này, thì một trong những điều bị đòi hỏi nhiều nhất là chính chúng ta. Bất cứ ở nơi đâu, bất cứ khi nào ngày hay đêm, xếp của ta, những tin nhắn rác, ba mẹ ta, đều có thể tìm đến ta được.
    
Các nhà xã hội học có đủ dữ kiện để tuyên bố rằng, trong những năm gần đây người Mỹ làm việc ở công sở ít giờ hơn 50 năm về trước, nhưng lại cảm thấy mình phải làm việc nhiều hơn. Chúng ta có thêm những thiết bị công nghệ giúp tiết kiệm thời gian hơn, nhưng thời giờ mình có dường như lại càng ít đi hơn. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng kết nối được với một người ở xa tận cùng trái đất, nhưng đôi khi trong quá trình đó ta lại đánh mất đi sự kết nối với chính mình.
Sự sáng tạo cần một không gian
Và một trong những điều làm tôi ngạc nhiên nhất là khám phá ra rằng, chính những người đã cung cấp những phương tiện giúp ta có thể đến được khắp mọi nơi, lại là những người không có một ý định đi đâu hết. Nói một cách khác, chính những người đã sáng tạo ra những kỹ thuật giúp chúng ta vượt thoát ra các giới hạn xưa cũ, lại là những người rất ý thức về sự cần thiết của những giới hạn, cho dù đó là trong lãnh vực của công nghệ.

Có lần tôi đến trung tâm Google headquarters, tôi chứng kiến được tận mắt những điều mà nhiều bạn đã nghe nói đến, như là bên trong có những căn nhà xây trên cây, có những chiếc trampolines, và nhân viên được lấy 20% giờ làm việc của mình để không làm gì hết, cho trí tưởng tượng rong chơi.
   
Nhưng điều tạo ấn tượng cho tôi nhất là một anh làm việc ở đó, một Googler, kể cho tôi nghe là anh đang chuẩn bị mở một chương trình đào tạo cho các bạn trong sở trở thành huấn luyện viên yoga. Một Googler khác chia sẻ rằng anh ta đang viết một quyển sách về “công cụ tìm kiếm của tâm hồn”, inner search engine, và khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng ngồi yên, hay thiền tập, không những chỉ mang đến cho ta sức khỏe tốt, trí óc minh mẫn, mà còn làm tăng trưởng trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) của mình nữa.
   
Tôi có một người bạn khác sống ở vùng công nghệ Silicon Valley, anh ta tên là Kevin Kelly người sáng lập ra tờ Wired magazine, một tạp chí chuyên môn về những kỹ thuật mới. Trong quyển sách gần đây, anh Kelly viết về những công nghệ mới, mà trong khi nhà anh không hề có một chiếc điện thoại smart phone, hay một máy tính xách tay, hay một màn hình tivi. Và cũng giống như những người bạn khác trong vùng Silicon Valley, anh cố gắng tuân theo những ngày nghỉ mà họ gọi là Intenet Sabbath, không lên mạng internet. Mỗi tuần, trong vòng 24 hay 48 tiếng, họ hoàn toàn không lên mạng hay đọc email.