Trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Đảng cộng sản Việt Nam nên làm gì với “bốn không được” của Bắc Kinh?

Ngày 18.6.2104, cựu Bộ trưởng Ngoại giao China, ông Dương Khiết Trì (Yang Jiéchí), Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan, có chuyến công cán tại Việt Nam.

Trong khi còn chưa tiến hành hội đàm với phía Việt Nam, thì ở bên nước Tàu, vào tối 17.6, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của China, đã ra “mệnh lệnh” gửi tới Hà Nội về cái gọi là “bốn không được”, với giọng điệu rất trịch thượng, hống hách.
Với tiêu đề: “Việt Nam và “bốn không được”, kẻ biết thời thế mới là tuấn kiệt”(1), đăng trên Tân Hoa Xã, được báo điện tử vtc.vn lược dịch như sau:
“Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.
Sống bên cạnh một nước lớn có rất nhiều mưu mô xảo trá như China, tâm lý chung của người Việt là: Làm theo yêu cầu của China là đồng nghĩa với sự thua thiệt, thậm chí là tự sát. Rất tiếc, gần 85 năm qua, kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lại liên tục “làm theo” như vậy. Hậu quả là, đến thời điểm này, sau khi để Bắc Kinh thâu tóm quyền lực ở cấp cao nhất của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam gần như đã buông xuôi, phó thác vận mệnh dân tộc Việt cho Bắc Kinh.
Từ “bốn không được” nêu trên, thử đi tìm ẩn ý của Bắc Kinh trong “mệnh lệnh” gửi tới Hà Nội xem sao:

1. Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông).
Ở nội dung này, Bắc Kinh tỏ rõ ý chí quyết tâm và khả năng dùng sức mạnh khi cần. Bắc Kinh đã đánh bài ngửa với Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là giọng nói của một đại ca (ông chủ) khuyên đám đàn em vốn chỉ quen vâng dạ, nghe lời. Nếu có đem ra thảo luận trong Bộ Chính trị nội dung này, mà không có vị nào thấy nhục nhã, thì chẳng còn gì để nói về tư cách cũng như tầm hiểu biết và văn hóa của các vị nữa.
Qua cách phản ứng và những đối sách của Việt Nam, kể từ hôm China đặt giàn khoan Hải Dương 981 đến nay, nhiều người cho rằng, đa số các ông bà trong Bộ Chính trị hiện nay như đã buông xuôi và không kiểm soát được tình hình. Việt Nam hiện nay đang trong một giai đoạn nguy hiểm, lực bất tòng tâm. Tựa như một giai đoạn lịch sử Nhà Trần, “ngó thấy sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình…”, khi Nguyên Mông đang ở thế mạnh chinh phục khắp Á – Âu.
Chỉ sợ lúc này nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam “chia năm xẻ bảy” mà thôi. Thực tế đang cho phép nghi ngờ, Bắc Kinh có tay trong nội ứng, mà mọi động thái của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đều đã bị Bắc Kinh nắm được.
Thực tế, Bắc Kinh cũng rất sợ một cuộc đụng độ Trung – Việt, mặc dù China có tiềm lực gấp vài chục lần Việt Nam. China không chỉ gây oán thù với Việt Nam, mà còn cả Nhật, Mỹ, Philippines. Một cuộc đụng độ với Việt Nam rất có thể sẽ đưa Bắc Kinh đến sa lầy, ngoài ý muốn.

2. Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa).
Điều này chứng tỏ, Bắc Kinh rất sợ những tư liệu lịch sử của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Mặc dù “Công hàm Phạm Văn Đồng” có thể là cú đá phản lưới nhà tai hại; nhưng dù sao, vẫn còn có nhiều cách để biện giải trước các tòa án sau này.
Như vậy, về nội dung thứ hai này, Việt Nam nên tổ chức tuyên truyền không chỉ ở trong nước để Nhân Dân được biết về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; đặc biệt rất cần tổ chức các hội thảo quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.

3. Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải.
Một Việt Nam dân chủ, đa đảng theo thể chế Tam quyền phân lập đúng nghĩa, là điều mà Bắc Kinh lo sợ nhất hiện nay. Liên minh quân sự với Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước trong khu vực… đang trở thành một nhu cầu tất yếu, và chính sự hung hăng của Bắc Kinh đang đưa Việt Nam đến với Liên minh này.
Lịch sử như đang trao cho Việt Nam một cơ hội, theo đó, nếu Việt Nam đa đảng và được hưởng một nền dân chủ thực sự như Hàn Quốc, Nhật Bản… thì nhân dân China sẽ nổi dậy, và rất có thể China sẽ tan rã thành nhiều nước như nhận định của nhiều người. Và như vậy, vẫn còn cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam, để phần nào sửa chữa sai lầm đối với Đất Nước. Hy vọng thời thế và vận nước sẽ đưa đến cơ hội cho các vị ở Bộ Chính trị hiện nay nắm được cơ hội lịch sử này.

4. Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ
Đây thực sự là một “mệnh lệnh” của Bắc Kinh đối với Hà Nội. Nội dung cuối cùng này như là “xương sống” xuyên suốt tất cả các mối quan hệ khác, vậy chúng là gì?
Nội dung này cho thấy:
- “Hội nghị Thành Đô” (9.1990) do các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và có sự chứng kiến của ông Phạm Văn Đồng, ký kết với Bắc Kinh, chẳng biết là nó gồm những gì, nhưng có vẻ kinh hoàng đối với người Việt! Đồng ý với tác giả Hạ Đình Nguyên trong bài viết “Đã rách tấm da lừa hữu nghị!”, đăng trên Blog Bauxite Việt Nam, hôm 24.6.2014. Theo đó, tác giả Hạ Đình Nguyên, viết:
“Không đơn giản mà lá cờ Trung Quốc xuất hiện ở Thủ đô Hà Nội với 6 ngôi sao rạng ngời màu sắc trong dịp các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đón tiến Tập Cận Bình. Đó là một phép thử để thăm dò phản ứng của nhân dân Việt Nam, hay thăm dò thái độ của từng “đồng chí” trong lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam? Sau phép thử công khai, có lẽ họ đã hài lòng về kết quả, giống như ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên ngồi xem lại camera thấy quan chức nào “khóc nhiều, khóc và khóc ít” trong lễ tang của Kim Yong Il để thẩm định những khuôn mặt trung thành”.


“Cờ 6 sao” – đâu chỉ là phép thử sự trung thành của Hà Nội đối với Bắc Kinh, mà rất có thể là sự thăm dò phản ứng của Nhân Dân Việt Nam cho một sự sát nhật lịch sử: Mãn-Mông-Hồi-Tạng-Việt xung quanh một “Đại Hán”?.
- Sau Đỗ Mười, tác giả của Hội nghị Thành Đô, là các đời Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, mỗi ông, đều gắn với những tai tiếng: Hiệp định Biên giới (mà Việt Nam bị mất khoảng 1.500 km2, trong đó có một nửa Thác Bản Giốc, các cao điểm chiến lược ở Thanh Thủy, Hà Giang…); Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (nhượng cho China khoảng 11.000 km2 biển Vịnh Bắc Bộ), và đưa China vào khai thác bô xít tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên, đưa kinh tế Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào China như hiện nay.
- Với ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù mới lên làm TBT được nửa nhiệm kỳ, nhưng hình ảnh ông để lại là rất nhạt nhòa, nhiều nội dung đi ngược lại lòng dân... Trong chuyến công du sang China sau khi được bầu là TBT, trong tuyên bố chung Việt Nam-China có đoạn: “Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình” (3).
Không thể nói khác hơn, đây chính là sự sao chép mô hình China tại Việt Nam, kể cả giúp nhau “giữ gìn ổn định trong nước của mình”?! (nếu như có sự bạo loạn, lật đổ… thì Bắc Kinh sẽ cho lực lượng sang “ổn định” chăng?).
Trong bài viết nêu trên, tác giả Hạ Đình Nguyên còn viết: “Người dân đang hoài nghi về phái “thân Trung Quốc”, trong Đảng, mà đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
- Chắc chắn rằng, “Công hàm Phạm Văn Đồng” chưa phải là cú sốc cuối cùng đối với người Việt. Mọi thứ như đang nằm ở văn kiện “Hội nghị Thành Đô”. Nhưng sẽ như mọi sự thật khác, không bao lâu nữa, người Việt sẽ được thấy nội dung của nó, mà không ai khác, Bắc Kinh, vì quyền lợi của China, họ sẽ công bố, như họ đã làm đối với “Công hàm Phạm Văn Đồng”.
Không phải ngẫu nhiên mà báo chí China gọi Việt Nam (hay Đảng Cộng sản Việt Nam?), như là một “đứa con hoang đàng hãy trở về”, như báo chí đang gây xôn xao mấy ngày gần đây, sau chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì.
Như vậy, bằng mệnh lệnh “bốn không được”, Bắc Kinh đã ra lệnh cho Hà Nội buộc phải thi hành theo yêu cầu của họ. Nếu không nắm trong tay tất cả những bí quyết mang tính sinh tử, thì chắc chắn Bắc Kinh không thể có giọng điệu ngỗ ngược kiểu quan thầy như vậy được.
Bắc Kinh đang dồn Hà Nội đến chân tường. Mà chỉ còn một cách duy nhất, đó là trở về với Nhân Dân thì Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể thoát hiểm, và phần nào bớt được tội lỗi đã gây ra đối với Đất Nước và Nhân Dân Việt Nam.
Hoàng Mai

HỌ VẪN CÒN GỌI NHAU LÀ ĐỒNG CHÍ!

Anh mắt “rực lửa” của Bộ trưởng Phạm Bình Minh khi bắt tay Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rất khí phách, thể hiện phong cách ngoại giao trong quan hệ thực chất hiện nay với Trung Quốc. Tiếc rằng trong bài phát biểu của ai nấy đọc , họ lại vẫn còn gọi nhau là “đồng chí”. Nghe rõ chán!  

Luận bàn hai từ “đồng chí”

Ngôn từ nào cũng phải hợp ngữ cảnh thì mới có sức sống. Dùng sai ngữ cảnh thì nó lãng nhách như Trung Quốc hiện nay đã không dấu giếm bộ mặt xâm lược đối với Việt Nam mà hai bên vẫn gọi nhau bằng “đồng chí” thì chẳng khác nào “sấm giữa trời quang”. Cách gọi đó không chỉ vô duyên, mà còn rất phũ phàng, ghẻ lạnh với các chiến sĩ bảo vệ biển và ngư dân ta đang vật lộn, kiên cường bám biển, không quản ngại hy sinh, gian khổ bị tàu Trung Quốc “đâm húc” ngoài Biển Đông, nhất là từ gần hai tháng nay. Người dân có quyền đặt ra câu hỏi với những người đang giữ trọng trách quản lý điều hành đất nước: phải chăng hai chữ “đồng chí” trong hoàn cảnh nầy chứa đựng sự bí ẩn cũng như “sự kiện Thành đô”, như cụm từ “nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên”, “vì đại cục” vv…
Dường như một loạt chữ ĐỒNG như đồng chí, đồng đội, đồng bào… đang bị lặng lẽ thủ tiêu hoặc thay thế bằng đồng tiền và đồng bọn! Thật kinh hoàng! Hay là việc sử dụng từ đồng chí trong ngôn ngữ ngoại giao là để đấu tranh, mang ý nghĩa cao siêu mà dân không hiểu chăng!? Chẳng biết nên hi…hi, ha…ha hay hu…hu đây !!!
Gọi nhau là “đồng chí”  trong hoàn cảnh hiện nay, phải chăng là muốn tái khảng định Việt Nam và Trung Quốc vẫn cùng chung một ý thức hệ vì đồng là cùng và chí là chí hướng hay ý thức hệ . Không lẽ lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay vẫn cố xích lại gần giới cầm quyền và bành trướng Trung Quốc dù bị nó lừa, khinh rẻ, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và bộc lộ rõ mưu đố biến Biển Đông thành ao nhà của chúng?. Nếu duy danh định nghĩa thì Việt Nam và Trung Quốc hiện nay chẳng đồng với nhau về chí hướng cũng như quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, có “đồng” chăng là trong một số trường hợp các vị tham nhũng có quyền lợi mờ ám gắn bó với nhau thôi!
Bàn về hai chữ ” đồng chí “, ngay từ hơn 50 năm trước đây, nhà thơ Việt Phương trong bài thơ nổi tiếng mọi thời ” Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi ” (trong tập thơ Cửa mở) đã viết những dòng thơ rất sâu sắc và rất đáng suy ngẫm về hai từ  “đồng chí” này : 
” Ta cứ tưởng đã là đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
Trong lòng ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã chọn đường đi không ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường !”.
Có lẽ đây là dòng thơ bất hủ lột tả sự ngộ nhận tệ hại của cả một thế hệ về hai từ đồng chí. Khác với Việt Phương, nhà thơ Tố Hữu cùng thời, lại mơ mộng, lãng mạn với hai từ “đồng chí” đậm tính cách mạng  trong bài thơ ” Xuân 61″: 
“Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí …”  
Cho đến bây giờ, nếu cứ tiếp tục thực sự vẫn coi Trung Quốc là  đồng chí  thì chắc chắn sẽ bị một “phát đạn đồng chí” bắn thẳng vào tim và hậu quả sẽ thảm khốc và không thể tránh khỏi một dòng máu đỏ!. Việt Nam sẽ chết một cách tức tưởi trong u mê và lú lẫn! Đừng để sau này lịch sử và con cháu viết lại những dòng cay đắng “Ngu thì chết, chứ bệnh tật gì đâu” hay “Chết vì ngu, chết vì lú lẫn”! 
Đại biểu Quốc hội phải như thế!
Liên quan đến tình hình Biển Đông, ngày 19/6, tại nghị trường, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa dõng dạc phát biểu : “Nếu Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về Biển Đông, tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang”.
H1Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đang phát biểu
Tiếng nói khảng khái của đại biểu Trương Trọng Nghĩa “đột phá” trên hội trường phản ánh tâm và tầm của vị đại biểu Quốc hội hiểu thấu lòng dân, đồng thời làm cử tri cả nước thấy nhớ và tri ân các vị đại biểu quốc hội các khóa trước như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan vv…
Nhiều cử tri nhắn nhủ với các vị đại biểu Quốc hội hãy hành xử đúng vai trò, vị thế của người đại diện cho dân, “cộng hưởng” cùng với đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Nghị sỹ là cương vị dân cử vào trong nghị trường để có chức năng nghị bàn, nghị luận, chất vấn chứ đâu phải là chỉ cho đủ số, đủ chỗ và … “bấm nút” – kiểu “nghị gật”!
Đại biểu Quốc hội chưa phải là ngự sử nhưng với đại biểu Dương Trung Quốc vừa là nghị sỹ, lại vừa là sử gia chắc chắn ông đã nhìn thấy tấm gương chức quan ngự sử trong những triều đình xưa, cái chức sắc hệ trọng biết chừng nào – khi mà triều đình thay đổi (bây giờ gọi là đảo chính) thì người ta có thể sẽ thay cả loạt các quan chức cũ nhưng riêng quan ngự sử thì cấm chỉ không được động đến (luật bất thành văn), bởi vì quan ngự sử đó chính là pho sách sống của sự thật, của quốc gia! Cho nên, với những vị này thì “lời nói là đọi máu”! 
Sự kiện Biển Đông là thách thức lớn đồng thời tạo cơ hội lớn cho Việt Nam  cải tổ thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tộc, thực hiện dân chủ hóa để hòa nhập với cộng đồng thế giới văn minh.  Nếu cứ tiếp tục u mê, lú lẫn và ngộ nhận coi Trung Quốc là đồng chí, là cùng chung một ý thức hệ thì hậu quả sẽ khôn lường. Việt Nam sẽ ngày càng thụt lùi, xa rời thế giới văn minh và lấn sâu vào vũng bùn của Trung Quốc.
Thay cho lời kết
Cái bí ẩn trong từ “đồng chí” cũng như cái bí mật của “Thành Đô”, hay nhận thức chung ở tầm cao, vì đại cục…Muốn giải mật mã này, suy cho cùng chỉ duy nhất có một chữ “KIỆN” có nghĩa là phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về xâm chiếm Hoàng Sa và bành trướng phi lý “đường lưỡi bò” ở biển Đông.
Chỉ có KIỆN thì toàn dân mới biết, sẽ biết người làm sai, nhất là làm rõ “đồng chí”, bốn tốt, 16 chữ chữ vàng…là cái gì. Không kiện là mất lòng dân, mà kiện lỡ nó lòi ra cái gì thì còn có thời gian mà sửa. Kể cả nhận lỗi để thành tâm mà sửa. Chậm trễ, hết thời cơ thì dân tộc ta sẽ mãi mãi bị trầm luân.
Tô Văn Trường

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Ngắm cảnh hoàng hôn đẹp khắp nơi trên thế giới


--Tương tự như vậy, nếu bạn ở tuổi trên dưới tám mươi mà bạn bỏ qua world cup sorcer  ( sẽ bắt đầu 12-6-2014 ) thì bạn sẽ đánh mất một cơ hội lớn nhất cuối đời bạn bởi vì ban khó có cơ hội thấy thêm lần nữa. Cò mỗ sẽ email cho bạn schedule của chương trình này.  Con Cò.

Vào một buổi sáng lạnh mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một thanh niên với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… trong vòng 45 phút.

Trong khoảng thời gian ấy có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm của họ. Dường như không một ai có vẽ chú ý đến sự có mặt của anh.

Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một nhạc sĩ đang đứng đó chơi vĩ cầm. Ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.

4 phút sau:
Người nhạc sĩ vĩ cầm ấy nhận được đồng đô la đầu tiên: một người đàn bà ném tiền vào thùng đàn của anh và không hề dừng lại, tiếp tục bước đi.

6 phút:
Một người thanh niên trẻ đứng dựa vào tường lắng nghe anh, nhìn đồng hồ đeo tay của mình và rồi lại tiếp tục bước đi.

10 phút:
Một đứa bé dừng lại nghe, nhưng mẹ của em vội vàng lôi em đi tiếp. Ðứa bé tiếp tục dừng lại nhìn anh nhạc sĩ vĩ cầm, nhưng mẹ của em đẩy mạnh, và em lại phải tiếp tục bước đi, nhưng em vẫn cứ ngoái đầu quay nhìn lại. Và điều này đã cũng xảy ra với nhiều những đứa bé khác. Và cha mẹ nào cũng đều lôi kéo các em, bắt các em phải đi nhanh lên.

45 phút:
Người nhạc sĩ vĩ cầm ấy vẫn tiếp tục chơi nhạc không ngừng. Chỉ có 6 người dừng lại và lắng nghe trong vài ba phút rồi bỏ đi. Khoảng chừng 20 người cho anh tiền, trong khi vẫn tiếp tục bước đi bình thường, và không hề dừng lại. Chàng nhạc sĩ ấy thâu được tổng cộng là 32 đô la.

1 giờ sau:
Anh ta ngừng chơi, không gian im lặng trở lại. Không ai chú ý đến anh. Không một tiếng vỗ tay, và cũng không một lời tán thưởng.

Joshua Bell: Sibelius Violin Concerto in D minor.

* Không ai biết người ấy chính là Joshua Bell, một trong những nhạc sĩ vĩ cầm nổi danh nhất trên thế giới. Trong hơn 45 phút qua anh đã chơi những bài phức tạp nhất trong các bài nhạc trình tấu, và cây đàn vĩ cầm mà anh chơi trị giá khoảng 3.5 triệu đô la. Hai ngày trước đó, Joshua Bell đã trình diễn tại một nhà hát ở thành phố Boston, vé bán hết không còn chỗ ngồi, giá của mỗi vé là 100 đô la. Và ban tổ chức sẵn sàng trả 1000 đô la mỗi phút cho tài năng của anh!

Ðây là kết quả của một cuộc thử nghiệm do báo The Washington Post tổ chức. Trong cuộc thử nghiệm này, Joshua Bell phải ăn mặc thật bình thường, quần jean, áo thun, mũ kết, và chơi đàn trong giờ cao điểm, 7:45am. Họ chọn nơi biểu diễn là trạm ga L’Enfant Plaza, vì nơi đây những người khách metro đi ngang qua đa số là thuộc tầng lớp trung lưu, chuyên nghiệp, trí thức, phần lớn làm việc với chính phủ liên bang.

Trước khi tổ chức, các nhà thử nghiệm nghĩ rằng tại Washington DC, một trong những đô thị phát triển nhất nước Mỹ về classical music, nhạc giao hưởng, Joshua Bell có thể sẽ thu hút một số lượng lớn khán thính giả dừng lại nghe, và họ có lẽ sẽ phải nhờ cảnh sát đến để giữ trật tự.

Nhưng chỉ có một người duy nhất nhận ra Joshua Bell, vì trước đó ba tuần cô ta có đi xem anh trình diễn ở Library of Congress, nên nhận ra anh ngay. Cô ta đã bỏ vào hộp đàn của Joshua Bell 20 đô la và tự giới thiệu mình khi anh ngưng chơi đàn.

Tờ Washington Post viết, mục đích của cuộc thử nghiệm này để xem rằng: chúng ta có thể nhận diện, ý thức được những gì hay và đẹp đang có mặt giữa cuộc sống bận rộn của mình, và trong những hoàn cảnh bình thường hằng ngày không?

Và nếu như trong cuộc sống chúng ta không thể dừng lại trong giây lát để lắng nghe một nhạc sĩ lừng danh nhất trên thế giới, chơi những giai điệu hay nhất từng được sáng tác, với một nhạc cụ tốt đẹp nhất, và nếu như cuộc sống quá bận rộn đến nỗi chúng ta không còn có thời gian để dừng lại, khiến ta trở nên lãng quên trước những điều hay và đẹp, thì trên con đường ta đi mình còn vô tình bỏ qua và đánh mất bao nhiêu những điều đáng quý nào khác nữa chăng?

Trong thời đại ngày nay, dường như đa số chúng ta có khá đầy đủ, nhưng duy có một điều mà chắc chắn trong chúng ta ai cũng đều rất thiếu thốn là thời giờ của mình, phải thế không bạn?

Trên con đường chúng ta đi, có lẽ ta cũng sẽ có dịp nghe được tiếng đàn vĩ cầm của Joshua Bell, và bao nhiêu những điều hay đẹp khác chung quanh ta, nâng cao tâm hồn mình, giữa những bận rộn và ngay trong hoàn cảnh bình thường nhất, nếu chúng ta biết tập bước chậm lại một chút…
Nguyễn Duy Nhiên
VănhóaViệt

Ngắm hoàng hôn đẹp khắp nơi trên thế giới

1. Kênh đào Amsterdam tại Hà Lan.

2. Angkor Wat, Campuchia.

3. Khối đá Ayers, Australia.

4. Barcelona, Tây Ban Nha.

5. Các kim tự tháp tại Ai Cập.

6. Vịnh Florida, Mỹ.

7. Hẻm núi Grand Canyon, Mỹ.

8. Núi băng tại Grundarfjordur, Iceland.

9. Hồ Annecy nằm gần dãy Alps, Pháp.

10. Đỉnh Matterhorn, Thụy Sĩ.


11. Núi Bromo, Indonesia.


12. Núi Haleakala tại Hawaii.


13. Puglia, Italia.


14. Bờ biển Maldives.


15. Sa mạc Sahara.


16. Bờ biển Santa Monica tại California, Mỹ.


17. Santorini, Hy Lạp.


18. Cao nguyên tại Scotland.


19. Serengeti, Tanzania.


20. Công trình Stonehenge tại Anh.


21. Đền thờ Taj Mahal, Ấn Độ

(Theo ViralNova)

Những bức ảnh đẹp về nụ hôn của các loài động vật


Nụ hôn "rực rỡ".


Khi chó và đàn cá "âu yếm" nhau.


Loài ngựa thể hiện tình cảm bằng cách dụi mõm.


Nụ hôn say đắm trên cây...


... và cả dưới nước.


Pha "cắn yêu" của chú thỏ.


Kể cả loài hươu cao cổ cũng thể hiện tình cảm bằng nụ hôn.


Sum họp gia đình thì nụ hôn là điều không thể thiếu.


Dường như loài chó cũng hiểu điều đó.


Họ nhà mèo rất thích "liếm láp".


Nụ hôn của hai con lợn dù bị cách ly.


Nụ hôn của ốc sên trên bông hoa đang bừng nở.


Cặp chim cũng... nhắm mắt say đắm khi trao tình cảm cho nhau.


Cử chỉ thân thiết của rái cá.


Nụ hôn của hai con chim trước biểu tượng của Kinh đô ánh sáng.

(Theo BuzzFeed)
-- 

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Chiến tranh không phải trò đùa


Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi  bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh.
Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp. Những đồng ngũ hy sinh trên tay tôi nhiều lắm, thương đau cũng nhiều, nước mắt cũng lắm. Nhưng không hãi hùng và đau đớn bằng cảnh hàng trăm người nông dân, rất nhiều thiếu nữ và trẻ em đã chết không toàn thây khi bom Mỹ ném vào một làng ở Văn Giang năm 1967. Khắp làng nghi ngút hương khói, y như một nghĩa trang khổng lồ, ba bốn đêm liền vẳng ra trận địa tiếng la khóc ai oán rùng rợn. Cũng những tiếng khóc y hệt thế, tôi lại nghe vào một đêm ở căn cứ Đồng Dù, khi người dân Sài Gòn ra bới xác tìm con cái họ sau trận chiến thảm khốc...
Năm đánh từ Tây Nguyên xuống Cheo Reo, đạn pháo hai bên chả kiêng ai, hàng trăm người dân và binh sĩ hai bên chết la liệt đầy trên mặt đường. Tiếng dạ dầy nổ bôm bốp dưới gầm xe pháo, nhiều bánh xe dính đầy máu. Khi đi qua một khúc cua, tôi thấy rõ xác một phụ nữ rất trẻ, thanh  tú, hai tay ôm chặt đứa con đã chết, cổ chị ta còn đeo lủng lặng một dây chuyền và mớ tóc dài đen mượt xòa đổ ra trên mặt đất, hai hốc mắt đen ngòm đầy ruồi bọ... Và những hình ảnh tương tự như thế cứ ám ảnh tôi suốt hơn hai mươi năm, để ra tận xứ người, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và viết thiên truyện ngắnTiếng Khóc.

Tôi thường nhớ tới những cơn ác mộng trong chiến tranh nhiều hơn là sự vinh quang của kẻ thắng trận và đủ kinh nghiệm để hiểu ra rằng: Ở góc độ Con Người, chiến tranh là điều khủng khiếp và tàn nhẫn. Khi ra thế giới, tôi lại nhận thêm ra rằng, người ta sinh ra để mưu cầu hạnh phúc cá nhân hay cộng đồng, chứ không phải cầm súng và làm một cuộc chiến nhiều máu, các dân tộc cần được sống để thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.

Từ tháng 5, nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nghiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Những hành vi ngang ngược muốn biến biển của chúng ta như ao nhà của họ làm ai ai là con dân nước Nam trong cũng như ngoài nước đều căm giận; kể cả nhiều người dân tộc khác trên thế giới khi nhận ra thực chất đó không phải là sự tranh chấp, mà hành vi xâm lược phi nghĩa của nhà nước Trung Quốc.

Làm sao cho đất nước yên ổn hòa bình lâu dài mà lại dứt khoát “không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì” thực là một vấn đề lớn, rất khó khăn đòi hỏi ở Chính phủ và toàn dân ta nhiều nỗ lực lớn lao, đầy thử thách, buộc phải tỉnh táo thông minh để vượt qua.
Chiến tranh không phải là sự giải tỏa bức xúc vội vã, thiếu sự sâu sắc chín chắn để hành động, chưa làm hết sức, hết cách để tránh đi cái đau thương mất mát của hàng triệu sinh mạng. Thế giới hôm nay khác xưa nhiều. Chiến tranh không phải muốn là được, dù Trung Quốc đang khiêu khích và chăng bẫy hàng ngày, bởi vẫn có một thế giới của những người  yêu chuộng hòa bình, nhân nghĩa. Chính vì thế tôi tán thành chủ trương của Chính phủ ta, kiên trì tố cáo hành vi ngang ngược của nhà nước Trung Quốc trên trường quốc tế để tranh thủ dư luận tiến bộ trên toàn thế. Cũng như thế, chúng ta kiên trì hòa bình dùng ngoại giao để các nước có chung quyền lợi trên biển Đông hợp sức với chúng ta ngăn chặn hành vi ngang ngược của Trung Quốc độc chiếm biển Đông, thậm chí phải đưa ra tòa án quốc tế.
Nhà nước và đại bộ phận con dân Việt Nam đang kiên trì điều đó. Đặc biệt các chiến sĩ của ta trên biển vô cùng kỷ luật đã kiên nhẫn từng giây phút không mắc mưu kẻ thù dầu rằng việc bảo vệ ôn hòa trên biển có thể trả giá bằng sinh mạng của họ.

Trong những ngày căng thẳng ở biển Đông, tôi trầm lặng quan sátngắm bất kỳ đâu, bất cứ ai, từ những đứa trẻ ngày ngày cắp sách tới trường tới phiên chợ cóc sớm sớm tinh mơ; từ cảnh các em sinh viên trên giảng trường hay dòng người kẻ chợ đang sinh hoạt bình thường ở Hà Nội để lòng luôn tự hỏi, quang cảnh yên bình kia nếu có chiến tranh mọi người sẽ sống ra sao? Con tôi sẽ ra sao, cháu tôi sẽ ra sao, hàng triệu người lam lũ sẽ ra sao? Chứ không nghĩ giản đơn: Ức quá, choảng thôi... Đấy là cái tức của người âu bồng bột, chưa hiểu biết thật sâu sắc nỗi buồn chiến tranh và hai từ thiêng liêng "dân tộc" và đất nước.

Tôi cũng từng gặp gỡ và tâm sự với nhiều cựu chiến binh, họ cũng như tôi, không kể những người già quá ốm đâu, chúng tôi chung ý nghĩ, chúng ta kiên trì hòa bình nhưng nếu Trung Quốc tấn công vào đất nước, chúng tôi sẽ lên đường. Riêng tôi sẽ rời bỏ châu Âu trở về, mang sức tàn này góp thêm một hạt bụi trong cơn bão cuồng bộ của nhân dân để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng chúng tôi đều cầu nguyện đất nước Việt Nam vượt qua được  giai đoạn khó khăn này, hòa bình cho dân tộc, cho con cháu. Vì hơn ai hết chúng tôi, những người lính nơi mặt trận đều hiểu rằng, chiến tranh không phải trò đùa và máu của con người không phải nước lã.
Nguyễn Văn Thọ

Giảm cân hiệu quả trong 7 ngày với mật ong & quế

 Mật ong và quế là những thực phẩm tự nhiên có nhiều lợi ích và giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Bên cạnh các công dụng thường thấy như chữa bệnh về tiêu hóa, hạ cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, chữa cảm lạnh, cảm cúm… thì quế và mật ong còn được kết hợp với chế độ ăn kiêng khoa học để giúp giảm cân nhanh chóng mà an toàn. Hãy tham khảo thực đơn và cách uống mật ong với quế sau đây để lấy lại cân nặng lý tưởng cho mình nhé.


Vì sao mật ong và quế giúp giảm cân?
Trong mật ong chứa hàm lượng năng lượng rất thấp, với 100g mật ong chúng ta chỉ thu nhận vào cơ thể 294 calorie. Hơn nữa mật ong có chứa  hơn 25 các loại axit amin và khoáng chất, khi vào trong cơ thể nó thực hiện vai trò như một chất chống oxy hóa và kháng khuẩn, mật ong cũng giúp ức chế các cơn thèm ngọt và làm đầy dạ dày, do vậy mà cơn đói được kiểm soát và cắt đứt các cơn thèm ăn diễn ra.
Bột quế lại có tác dụng cải thiện lượng đường trong máu, đồng thời làm tăng mức độ insulin trong cơ thể. Nó bắt chước các hoạt động sinh học của insulin và làm tăng sự chuyển hóa glucose, chính vì vậy mà quế giúp ngăn ngừa sự tích trữ chất béo và ngăn cản sự chuyển đổi của đường thành chất béo.
Quế cũng trì hoãn sự chuyển hóa của thức ăn từ dạ dày vào trong ruột. Do đó, bạn không cảm thấy đói trong một khoảng thời gian và ăn ít hơn.

Uống mật ong và quế kèm theo thực đơn ăn kiêng
Để có thể giảm cân nhanh chóng trong vòng một tuần, mỗi ngày bạn cần uống 6 ly  mật ong và quế hòa với nước ấm đi kèm với thực đơn ăn kiêng nghiêm ngặt sau đây.
Pha mật ong và quế theo công thức:
1/2 thìa mật ong, 1/2 thìa bột quế và 1 ly nước ấm (~300ml).
Buổi sáng thức dậy: uống một ly mật ong và quế, vận động nhẹ cơ thể.
Bữa sáng:
Uống một ly mật ong và quế lúc bụng đói, sau 30 phút mới được ăn sáng.
Ăn sáng với thực đơn như sau: 1 ly sữa, 1 trái táo, 1 miếng bánh mì nướng.
Bữa trưa:
Uống một ly mật ong và quế, 30 phút trước khi ăn.
Ăn trưa với thực đơn: 1 lát thịt bò phi lê nướng chín, 1 lát bánh mì nướng và canh rau.
Bữa xế:
Uống một ly mật ong và quế 30 phút trước khi ăn.
Ăn xế với thực đơn: trái cây hỗn hợp hoặc salad trái cây.
Bữa tối:
Uống một ly mật ong và quế 30 phút trước khi ăn.
Ăn tối với thực đơn: salad rau, hai quả trứng gà luộc, một lát bánh mì nướng, một hũ sữa chua không đường.
Trước khi đi ngủ 30 phút: uống một ly mật ong và quế, không ăn gì thêm sau đó.
Lưu ý, bữa tối nên cách giờ đi ngủ tối thiểu 3 tiếng đồng hồ. Lặp lại thực đơn này một cách nghiêm ngặt trong vòng 7 ngày cùng với 8 ly nước lọc mỗi ngày, bạn sẽ giảm được từ 2-3kg/tuần. Tuy nhiên không nên duy trì chế độ ăn kiêng này lâu dài nếu bạn làm việc hoạt động tay chân nhiều.

Một vài lưu ý khi sử dụng quế dài ngày
- Tránh sử dụng quế với những người có huyết áp thấp và có dị ứng với những thành phần của quế.
- Một số người có thể có tác dụng phụ với quế như: nổi ban ngoài da, loãng máu, kích ứng dạ dày gây nôn oẹ.
- Tiêu thụ nhiều quế có thể làm tăng nhịp tim do nó thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể.
- Nếu bạn bị dị ứng với quế, có thể thay thế bằng nước cốt chanh, tuy nhiên, hiệu quả sẽ giảm bớt so với việc kết hợp với bột quế.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Thác nước Bigar - thác nước của những câu chuyện cổ tích


Đôi khi nhìn ngắm những bức hình phong cảnh, có thể bạn sẽ nghĩ “nơi này không thể có thật”, khung cảnh thác nước Izvorul Bigăr ở Rumani chắc chắn sẽ phải thốt lên như thế.
Thác nước Bigar ở Rumani trông đẹp như khung cảnh chỉ có thể xuất hiện trong truyện cổ tích.
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Sự kết hợp của một vách đã phủ đầy rêu xanh cùng với một dòng suối ngầm đã tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ này. Những tia nước ngầm chảy xen lẫn trong rêu xanh khi dội xuống phía dưới tạo nên khung cảnh của một bức tranh cổ tích.
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Nằm trong ngọn núi Anina miền Tây Rumani, thác nước này đã liên tục nằm trong danh sách những nơi đẹp nhất thế giới và đồng thời cũng là địa điểm du lịch đẹp nhất ở Rumani.
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Thác nước Bigar còn được gọi với cái tên trìu mến đó là “phép lạ từ hẻm núi Minis”.
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Thác nước này còn có một tên gọi khác là thác Coronini
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Thác Bigar này không có nước chảy dữ dội từ trên xuống mà chỉ gồm những tia nước chảy nhẹ nhàng trên sườn đá bám đầy rêu.
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Nằm trong khu rừng thuộc dãy núi Anina, thác nước được hình thành bởi một dòng nước ngầm chảy vào sông Minis.
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Thác nước giống như một bức rèm trong veo, tráng lệ chỉ có thể thấy trong những câu truyện cổ tích.
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Khi ánh mặt trời chiếu vào, những tía nước nổi bật với màu xanh thẳm.