Lợi và Hại
Ăn gạo lức muối mè có lợi cho người mập, dư mỡ, cao áp huyết, nhưng có hại
cho người ốm, áp huyết thấp sẽ làm chết người.
Ngành Y Học Bổ Sung (Alternative Medecine) chú trọng đến việc quân bình Âm-Dương trong những thức ăn uống để điều chỉnh Huyết, và tập luyện khí công để điều chỉnh Khí lực và nhịp tim, qua sự kiểm chứng bằng máy đo áp huyết.
Số thứ nhất chỉ tâm thu là Khí lực, số thứ hai chỉ tâm trương là Huyết, theo Y Học Bổ Sung thì Khí lực là Oxy hay là Dương, huyết nói chung gồm nước (H2O), máu Fe2O3, mỡ, đường là Âm. Khi Âm-Dương trao đổi điều hòa đúng sẽ cho ra nhịp tim đập đúng tiêu chuẩn từ 70-80 nhịp trong 1 phút.
Theo đông y, âm làm nở ra, như mập, to, béo. Dương thu vào, làm ốm, đi. Khi nhìn một người không mập, không ốm, thì âm dương quân bình không bệnh tật.
Về dinh dưỡng, theo ông Oshawa, ăn nhiều thịt, mỡ, đường là âm, người hay bị bệnh là người dư âm,thiếu dương, nên cần phải ăn nhiều chất dương là Gạo lức-Muối mè để lấy lại quân bình âm-dương cho cơ thể thì sẽ khỏi bệnh.
Từ khi có phong trào ăn gạo lức muối mè, công thức số 7, nhiều người áp huyết cao, ngườ béo thì, dư mỡ, cholesterol, dư đường đã được khỏi bệnh. Tuy nhiên cũng đã có nhiều
người không biết quân bình âm-dương, ăn gạo lức muối mè cho đến khi cơ thể suy nhược đến chết mà không hiểu nguyên nhân tại sao, nên chúng tôi đem vấn đề quân bình âm
dương khí huyết để phân tích sự áp dụng đúng hay sai trong vấn đề ăn uống.
Cơ thể chúng ta được khỏe mạnh hay bệnh tật do 2 yếu tố Khí lực và Huyết hòa hợp hay mất quân bình, kiểm chứng bằng máy đo áp huyết sẽ thấy kết qủa, so sánh với Tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi:
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
- 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
- 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
- 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
- 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
- 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Cách đo huyết áp đúng cách tại nhà (link)
Thí dụ: chúng ta ở tuổi trung niên, áp huyết tiêu chuẩn là.120-130/70-80mmHg,
mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Nhưng thực tế áp huyết đo được :
Bên tay trái đo đựợc :
140/90mmHg nhịp tim 86.
Bên tay phải đo được :
142/92mmHg nhịp tim 86.
Như vậy áp huyết này cao hơn tiêu chuẩn tuổi 12mmHg, đối với tây y vẫn chưa cần phải uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết. Nhưng nếu áp huyết ở tuổi lão niên 140mmHg mà cao thêm 12mmHg thành 152mmHg thì phải dùng thuốc trị bệnh cao áp huyết.
Số thứ hai của máy đo áp huyết là tâm trương chỉ lượng máu (có chứa mỡ, nước H2O, đường
C6H12O6) chạy qua tim, ở tuổi trung niên, tối đa 80, ở tuổi lão niên, tối đa 90, nếu hơn số này là dư âm huyết.
A. -Những trường hợp ăn gạo lức muối mè rất có lợi:
Tính chất của gạo lức là dương, có tính háo nước, nên cần âm để trung hòa âm-dương, nghĩa là 1 lon gạo lức, cần 2 lon nước, cơm mới nở mềm, không bị khô, nhưng nấu 1.5 lon nước cơm hơi khô, phải nhai kỹ, mỗi miếng cơm nhai 50 lần cho ra nước miếng, như vậy mỗi bữa ăn, gạo lức cần thêm 0.5 lon nước trong cơ thể, làm rút bớt nước và đường trong máu, làm số tâm trương giảm dần mỗi ngày, cơ thể mất nước giảm trọng lượng cơ thể làm ốm, làm tan nước trong mỡ bụng, còn oxy là khí lực tâm thu bị carbon trong cơ thể lấy mất thành thán khí CO2 theo hơi thở ra, cũng làm giảm khí lực.
Sau một thời gian theo dõi áp huyết, đường và trong lượng cơ thể có kết qủa là áp huyết hạ cả khí lực,cả huyết, cả đường trong máu, trở về tiêu chuẩn áp huyết theo đúng tuổi, sụt cân giảm béo phì, nhìn hình tướng cửa cơ thể bây giờ là không mập, không ốm, là âm-dương đã quân bình, nên cần phải ngưng ăn gạo lức muối mè.
B. -Những trường hợp ăn gạo lức muối mè rất có hại làm chết người:
Những người gầy ốm, áp huyết thấp, thiếu máu, thiếu đường, đo áp huyết thấp dưới tiêu
chuẩn tuổi là thiếu khí lực, thiếu máu, thiếu đường. Tuổi người lớn trung niên hay
lão niên mà đo áp huyết chỉ có 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi - 17 tuổi).
Sau khi ăn gạo lức muối mè, áp huyết càng tụt thấp dưới 100mmHg, là khí lực mất, máu càng thiếu, đường trong máu thấp làm rối loạn nhịp tim, gây ra đau nhức, mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể không có sức, ăn không tiêu, mất trí nhớ, rụng tóc, loãng xương, hoa mắt chóng mặt, mắt mờ, tai lãng...trong người cảm thấy nóng, nhưng bàn tay chân và ngoài da lạnh phải mặc áo ấm...đó là dấu hiếu của bệnh ung thư.
So sánh công dụng của gạo lức muối mè chữa bệnh cao áp huyết, tiểu đường, dư mỡ cholesterol, áp huyết đang từ cao như 150/100mmHg nhịp tim 90, sau khi ăn 1 thời
gian 6 tháng đến 1 năm, áp huyết cả 3 số đều xuống, khí lực từ 150mmHg xuống còn 130mmHg như vậy khí lực giảm 20mmHg, huyết tâm trương 100mmHg xuống 80mmHg thì huyết giảm 20mmHg.
Như vậy một người có áp huyết thấp 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65, sau khi ăn gạo lức muối mè 6-12 tháng cũng sẽ bị tụt thấp cả khí lực xuống 20mmHg, huyết xuống 20mmHg thì áp huyết còn lại, khí lực, huyết 65mmHg xuống 20mmHg còn lại 45mmHg, nhịp tim 65 xuống 20 còn 45 như vậy sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng, ăn gạo lức muối mè làm sụt cân 20 kg, như vậy các tế bào sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng mới trở thành tế bào ung thư.
C.- Cách ăn gạo lức muối mè quân bình âm-dương tốt cho mọi người cao hay thấp áp huyết.
Tôi áp dụng ăn gạo lức muối mè từ năm 1968, mới đầu theo phương pháp Oshawa, nhai kỹ 50 lần 1 miếng cơm,nên ăn 1 chén cơm lâu 2 giờ, lại bị mỏi răng, mỏi hàm, và ăn không được nhiều, người lại bị gầy đi.
Sau tôi nấu 1lon gạo lức với 3 lon nước, định nấu thành cháo với mục đích ăn gạo lức chữa bệnh và đỡ phải nhai, và gạo lức nấu nhiều nước thì gạo lức không rút nước cơ thể mình, cơ thể mình không bị thiếu nước, nên không cần uống thêm nước. Nhưng sau khi nấu thì gạo nở lớn gấp 3 như cốm, nhưng không nhão hay lỏng như cháo, vỏ gạo vẫn khô, khi ăn một miếng cơm vào miệng chấm với muối mè vàng còn vỏ, giã chung với đậu phộng rang và thêm đường, thì tự nhiên miệng không cần nhai, hạt cơm khi nhai tan thành sữa ngọt mặn, ăn mỗi bữa được 7 chén cơm trong 30 phút, cả ngày không khát nước, lên cân 10 kg trong 1 năm, người tròn chắc không mập không ốm, đo áp huyết và đường lúc nào cũng trong tiêu chuẩn, không bị bao giờ bị bệnh, người trẻ lại. Đó là biết cách quân bình âm-dương.
Mục đích bài viết này giúp cho qúy vị nào muốn ăn gạo lức muối mè để chữa bệnh nên nghiên cứu công dụng, để áp dụng cho đúng hầu tránh hậu qủa nguy hiểm chết người khi vào bệnh viện cấp cứu thì tây y không còn cứu kịp.
Thùy Vân (theo DDVN)
Em gái BD tem vàng nhà chị gái Nguyệt Ánh (~_~)
Trả lờiXóa[img] http://i756.photobucket.com/albums/xx204/piano324/J2/200705141d406caf91360dafc9.gif[/img]
Gạo lức ở quê em hình như hiếm, mà nếu em muốn ăn 1 mình thì cũng khó, chẳng lẽ nấu riêng em 1 nồi hi hi, em gái mê món gạo ni, em ko thích ăn gạo dẻo hay ngon, em hay ăn gạo bình thường như gạo 38 ( loại này ko dẻo mà nở bung) mấy nàng bán gạo cứ trêu em hay ăn gạo khác mọi người, ăn gạo lức với muối mè chắc ngon lắm chị gái nhỉ? Em gái ko ăn sang đâu, cứ thích ăn dân dã như vậy hợp khẩu vị mình
Trả lờiXóaCảm ơn chị gái về bài viết hay, em gái sẽ thực hiện, chúc chị gái ngày mới an lành nhé !
[img] http://www.oyegraphics.com/o/good_morning/good_morning_127.gif[/img]
[IMG]http://i1118.photobucket.com/albums/k615/anhnguyet43/a2014f587d0b2448c4c46c5541e08c2e_zps145e7cef.gif[/IMG]
XóaEm bị áp huyết thấp, không biết cứ ăn gạo lức hoài...Cám ơn chị đã đăng bài này , suýt nguy chị à...
Trả lờiXóaEm có bị sút cân không ?. Nếu sút cân là phải dừng ngay em ạ.
XóaBài này có phải là của ông Đỗ Đức Ngọc không hả Ánh ?
Trả lờiXóaBài này của tác giả " ThùyVân (theo DDVN)" chứ không phải của Đỗ Đức Ngọc Mai ạ.
Xóa