Trang

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Hé lộ khối tài sản “khủng” của Tổng thống Putin

Xét trên những tài sản mà các nguyên thủ quốc gia sở hữu, thật bất ngờ khi Tổng thống V.Putin là nguyên thủ nguyên thủ thứ hai thế giới. 

Trong bảng xếp hạng những nguyên thủ giàu nhất thế giới, thật bất ngờ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đàn ông có sức ảnh hưởng nhất năm 2013 lại là nguyên thủ giàu thứ hai thế giới.
Mặc dù tổng thống Nga luôn phủ nhận mình là người giàu có, thậm chí trưng ra bằng chứng tài khoản tiết kiệm của ông chỉ khoảng 180.000 USD. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng đó chỉ là khoản tiền “tiêu vặt” của ông Putin. (Biệt thự bên hồ Valdai của Tổng tống Nga).
Theo chuyên gia phân tích chính trị Stanislav Belkovsky thuộc Viện Chiến lược Quốc gia (National Strategy Institute) cho biết, hiện tổng thống Putin đang sở hữu 35% cổ phần của công ty dầu khí Surgutneftegaz và 4,5% cổ phần ở tập đoàn dầu khí Gazprom.
Theo đó số tiền 40 tỉ USD được quy đổi thành tiền từ cổ phần của các công ty trên. (“Cung điện“ bên Biển Đen của ông Putin).
Một điều chắc chắn, chưa hẳn đây đã là con số chính xác vì đây là số liệu của 2007 và giờ đã là 2014 nên số tài sản của tổng thống Putin còn dao động. (Giường ngủ trong villa tại Biển Đen của Tổng thống Nga).
 Bộ sưu tập cung điện, siêu chuyên cơ, siêu du thuyền, đồng hồ vàng trắng của Tổng thống Putin.
Xếp thứ nhất trước ông Putin là Cựu tổng thống Ai Cập - Hosni Mubarak với khối tài sản có thể lên đến 70 tỉ USD, mà phần lớn được giấu trong các ngân hàng của Anh, Thụy Sĩ hoặc đầu tư vào hàng loạt bất động sản tại Anh và Mỹ.
Sau 30 năm làm tổng thống và giữ các vị trí quân sự cấp cao, ông Mubarak được tiếp cận với nhiều hợp đồng đầu tư sinh lợi, nhưng số tài sản khổng lồ trên cũng có sự đóng góp của tham nhũng. Tuy nhiên con số 70 tỉ USD vẫn là chưa chính xác mà có thể còn hơn nữa. Nhưng nếu ở mức 70 tỉ USD, số tài sản của riêng chính trị gia này tương đương số của cải của các nhà lãnh đạo khác ở vùng vịnh cộng lại. (Thành phố nghỉ dưỡng sang trọng Sharm al-Sheikh)
Xếp thứ ba trong số những chính trị gia giàu nhất thế giới có cả cựu tổng thống Indonesia - Haji Muhammad Suharto với 35 tỉ USD. Cũng giống như cựu tổng thống Ai Cập, sau 30 năm cầm quyền ông Haji Muhammad Suharto tạo dựng cho mình một khối tài sản khổng lồ cũng bằng con đường tham nhũng.
Ông Suharto trao quyền kiểm soát các công ty độc quyền nhà nước cho các thành viên gia đình và bạn bè thân cận. Đổi lại, những người này phải chung chi cho tổng thống hàng triệu USD “ơn nghĩa”. Vào năm 2007, các công tố viên ở Indonesia đã kiện ông Suharto với mục tiêu thu hồi tiền bị đánh cắp, tuy nhiên việc đòi tiền lại cho người dân Indonesia thất bại vì năm 2008 ông Suharto đã qua đời.
Những nguyên thủ quốc gia giàu có này còn phải kể đến ông Tổng thống của Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan của Các tiểu vương quốc Ả Rập. Ông là một trong những người giàu nhất ở Trung Đông và một trong những nguyên thủ quốc gia giàu nhất thế giới với khối tài sản 15 tỉ USD.
Đồng thời, vị Tổng thống này còn được cho là chịu chơi nhất thế giới. Trong ảnh là chiếc du thuyền đắt nhất thế giới của ông Nahyan.
Theo Đất Việt

22 CÂU NÓI CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN

1.Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi.
2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều. [Alexander Solshenitsen].
3. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”
4. Không ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười.
5. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã.
6. Rất nhiều người không dám nói lên những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được chúng. [Madonna]
7. Khi trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm được. [Andrew Carnegie]
8. Kiên trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch. [Albert Schweitzer]
9. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo.
10. Bạn có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn. [Dale Carnegie]
11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ trong hai cơ thể. [Aristotle]
12. Tôi tiến bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó. [Henry J. Kaiser]
13. Tranh cãi với một kẻ ngốc sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc. [Doris M. Smith]
14. Những người làm việc cùng bạn phản ánh chính thái độ của bạn. [Beatrice Vincent]
15. Đừng quá khắt khe với chính mình. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng!
16. Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí. [Aesop]
17. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn!
18. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó! [Bill Gates]
19. Lưỡi không xương nhưng đủ cứng để làm vỡ nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn!
20. Đừng bao giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần điều đó còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu!
21. Nhu cầu cơ bản nhất của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu. [Ralph Nichols]
22. Hãy ghi nhớ 3 điều: 

CỐ GẮNG, KIÊN ĐỊNH, TIN TƯỞNG
CỐ GẮNG cho một tương lai tốt hơn
KIÊN ĐỊNH với công việc
TIN TƯỞNG vào bản thân và
THÀNH CÔNG SẼ ĐẾN VỚI BẠN!..

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Khủng khiếp những con đường bộ VN

Biết bao nhiêu loại thuế, phí thu của dân mà thực trạng các con đường tồi tệ như các bức hình đính kèm. Ông Bộ trưởng Đinh La liệu có thấy? Phí bảo trì đường bộ đi đâu, về đâu hết rồi???









Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Phải đấu tranh đến cùng với Trung Quốc

TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế, cho rằng Việt Nam phải duy trì sự quyết tâm, quyết liệt xuyên suốt mới mong đạt kết quả trong đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông
Phóng viên: Ông đánh giá Trung Quốc được và mất gì từ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?
Phải đấu tranh đến cùng với Trung Quốc
- TS Nguyễn Ngọc Trường: Việc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là Trung Quốc quyết tâm thực hiện tham vọng đường lưỡi bò của họ. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra Hoàng Sa đã bị thế giới phản đối, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhìn họ với con mắt khác. Tuy nhiên,  cần phải biết đối với Trung Quốc hiện nay “lợi ích cao hơn thể diện”. Vì vậy, mặc dù chịu nhiều sức ép từ bên ngoài nhưng họ vẫn cố làm.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan vừa qua có phần kết quả từ sự đấu tranh bền bỉ của Việt Nam và sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vừa sang Việt Nam có nói 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ rất hiếm khi thống nhất nhưng đã thống nhất cao đối với vấn đề an ninh biển Đông lần này. Điều này có cho thấy một quyết tâm và định hướng mới của Mỹ trong thời gian tới?
- Trung Quốc đang quyết tâm đạt được mục tiêu bành trướng trên biển Đông và Hoa Đông, trong khi Mỹ quyết tâm kiềm chế hành động hung hãn, bá quyền của Trung Quốc và giữ nguyên trạng. Cho nên toàn bộ phát ngôn đối ngoại của Mỹ vừa rồi đều yêu cầu Trung Quốc giữ nguyên trạng trên biển Hoa Đông và biển Đông vì ở đây có cả quyền lợi của Mỹ.
Lực lượng kiểm ngư Việt Nam kiên trì bám biển, kiên quyết thực thi pháp luật với phía Trung QuốcẢnh: VĂN DUẨN
Lực lượng kiểm ngư Việt Nam kiên trì bám biển, kiên quyết thực thi pháp luật với phía Trung QuốcẢnh: VĂN DUẨN
Phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản và Philippines vừa qua có tác động gì thưa ông?
- Phản ứng của 2 nước này cũng như một số nước trong khu vực vừa qua là rất quan trọng góp phần vào tiếng nói chung. Nhưng giữa các nước lớn với nhau thì tiếng nói của Mỹ là hết sức quan trọng và Trung Quốc phải lắng nghe. Tuy nhiên, tôi đặc biệt nhấn mạnh các hoạt động đấu tranh trên thực địa của lực lượng thực thi pháp luật cũng như các hoạt động chính trị, ngoại giao của Việt Nam mới có ý nghĩa quyết định. Muốn thế giới ủng hộ thì chúng ta phải kiên quyết, quyết liệt và tự vệ trước.
Như ông nói thế giới, đặc biệt là các nước lớn và cộng đồng khu vực, sẽ nhìn vào thái độ của Việt Nam để đưa ra mức độ ủng hộ?
- Mình phải lên tiếng mạnh mẽ, phải đấu tranh kiên quyết trên hiện trường, phải tỏ thái độ quyết liệt, cứng rắn cần thiết, nêu cao chính nghĩa, thể hiện quyết tâm vì một thế giới hòa bình. Thậm chí, phải làm rõ sự hung hãn của Trung Quốc trước công luận quốc tế. Nếu chúng ta cứ im hơi lặng tiếng thì chẳng ai ủng hộ mình. Phải tự cứu mình, tự bảo vệ mình trước khi trông chờ vào người khác. Phương thức đấu tranh kiên quyết, bền bỉ của Việt Nam như vừa qua là rất đúng đắn.
Như ông nói việc đưa giàn khoan 981 ra biển Đông là nằm trong kế hoạch, tham vọng đường lưỡi bò mà Trung Quốc không dễ từ bỏ, vậy theo ông, tình hình tới đây sẽ theo chiều hướng nào và Việt Nam cần phải làm gì?
- Trung Quốc có thể sẽ tái diễn hành động này và họ đã chuẩn bị 3-4 giàn khoan cho tham vọng đường lưỡi bò. Họ có thể đưa giàn khoan vào nhiều vùng khác của biển Đông. Vì vậy, chúng ta phải theo sát và kịp thời đấu tranh, tăng cường thực thi pháp luật trên biển cũng như hỗ trợ nhiều hơn nữa cho ngư dân bám ngư trường truyền thống.
Việt Nam có 1 triệu km2 biển với tiềm năng rất lớn, do vậy cần hỗ trợ mạnh để khai thác, sản xuất, đồng thời đầu tư mạnh cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư để nâng cao năng lực quản lý. Vừa rồi, Chính phủ đã trích ngân sách đầu tư cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá… nhưng theo tôi, cần mạnh mẽ và quyết tâm hơn nữa. Ngoài ra, cần kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài. Có thể nói, đất nước bước vào giai đoạn “thắt lưng buộc bụng” để dồn lực cho bảo vệ biển đảo. Đây là biện pháp thiết thực nhất trong việc bảo vệ quyền và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Tôi kiến nghị nhà nước nâng cấp Chiến lược biển quốc gia, đồng thời phải xây dựng Việt Nam thành một quốc gia biển mạnh. Muốn trở thành quốc gia biển mạnh, cần phải có lực lượng quốc phòng, an ninh, cảnh sát biển, kiểm ngư và đội tàu hùng mạnh.
Trung Quốc có diện tích biển khiêm tốn nên thúc đẩy chính quyền nước này vẽ ra đường lưỡi bò viển vông với hơn 2 triệu km2 để nhăm nhe trở thành cường quốc biển. Do đó, tới đây, tình hình trên biển Đông sẽ càng phức tạp và Việt Nam phải đối mặt với một nước ngày càng hung hăng, nôn nóng trở thành cường quốc biển.
Nhiều ý kiến đề nghị sau khi giàn khoan 981 rút đi, Việt Nam cần khẩn trương kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế?
- Chúng ta cần phải kiện ngay Trung Quốc ra trọng tài quốc tế vì đây là vũ khí hòa bình và pháp lý. Trong thời đại văn minh, ngoài đấu tranh thực địa, đấu tranh chính trị, ngoại giao thì đấu tranh pháp lý có vai trò quan trọng không kém. Ba mũi đấu tranh này phải tiến hành đồng thời chứ không phải đợi đến lúc Trung Quốc gây hấn thì mới đâm đơn kiện là quá muộn. Nếu kiện, chúng ta sẽ tập hợp được lực lượng ủng hộ trên thế giới và góp phần ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.
Có lo ngại nếu Việt Nam kiện thì tình hình 2 nước sẽ căng thẳng?
- Tôi đồng ý ngoại giao là phải mềm mỏng nhưng vấn đề độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia là phải trên hết, phải làm đến cùng. Không thể vội vàng nghỉ ngơi khi Trung Quốc mới có bước lùi chiến thuật mà chúng ta cần phải chuẩn bị “vũ khí” cho tình hình tới đây có thể ngày càng phức tạp hơn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là phải duy trì sự quyết tâm, quyết liệt xuyên suốt, tuyệt đối không được nửa vời. Chúng ta đấu tranh nửa vời thì sẽ không bao giờ đạt được kết quả trước phương Bắc, cần phải luôn thể hiện thái độ, phản ứng kiên quyết và kiên trì như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định. Bởi chúng ta có nhịn thì họ cũng không dừng lại, thậm chí còn hung hăng, cấp tập, toàn diện và khẩn trương hơn trước. 
Sức mạnh của lẽ phải
Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, nhận định phản ứng kịp thời, mạnh mẽ, cương quyết của Việt Nam, tinh thần đoàn kết khu vực và cộng đồng quốc tế đã trở thành sức mạnh rất lớn. Trong đó, người Việt Nam đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, một lòng trở thành sức mạnh của lẽ phải.
Đồng tình với TS Trần Công Trục, PGS Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu khoa học biển và hải đảo, bày tỏ sự không bất ngờ với việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981. Theo ông Diến, những ngày qua cho Trung Quốc thấy không được gì nếu cố tình níu kéo việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam do chúng ta không lùi bước, kể cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao, thậm chí cả phương án đấu tranh bằng
pháp lý.
PGS Nguyễn Bá Diến cho rằng: “Tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông là không thay đổi. Từ lâu, họ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 phải chiếm xong biển Đông, mở con đường thông thương qua eo biển Malacca ra Thái Bình Dương. Nếu ngày nào đó, thấy sự đấu tranh của Việt Nam và các nước yếu đi, Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động với cấp độ cao hơn.
B.Trân

THAT VO CUNG KHO HIEU! " NOI VAY MA KHONG PHAI VAY"!

Ngày 2/6/2014, Đài truyền hình VTV Huế đưa tin Trung ương đã mở lớp bồi dưỡng cho đối tượng từ thiếu tá trở lên của Công an và Quân đội về Chiến lược quốc phòng của Đảng, về chống âm mưu diễn biến hòa bình, âm mưu của các thế lực thù địch, về phát triển kinh tế… Biên tập viên không nói gì về kẻ thù đang xâm lược biển Đông của Việt Nam là Trung Quốc cả.

Báo quân đội nhân dân số ra ngày 14/7/2014, trong bài Quân đội ta mang đậm bản chất cách mạng của giai cấp công nhân ,cũng viết : “Ngày nay, đất nước ta hòa bình và thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đang mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Các thế lực thù địch lại lợi dụng đẩy mạnh chống phá nước ta trên nhiều lĩnh vực thông qua thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, cùng tác động của nền kinh tế thị trường, tình hình thế giới và khu vực. Vì vậy, chúng ta càng phải giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, nhằm tăng cường bản chất chính trị của giai cấp công nhân trong toàn quân.” Bài viết cũng không nói gì về kẻ thù xâm lược là anh bạn 4 tốt 16 chữ vàng Trung Quốc khốn nạn ấy cả.

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 ở Singapore vừa qua cũng nêu rõ: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển. Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi…”.

Nghĩa là theo quan điểm của lãng đạo Đảng CSVN hiện nay, Trung Quốc không phải là kẻ thù. Còn “thế lực thù địch” theo cách gọi của Trung Quốc (mà Việt Nam học theo) là những người đối lập, khác chính kiến, những người không theo quan điểm của Đảng Cộng sản. Mà những người như thế thì không thể tạo nên cuộc chiến tranh xâm lược nước ta được. Vậy là Đảng, nhà nước ta đến nay vẫn không xác định được ai là kẻ thù của đất nước để mà đề phòng và chống trả. Cách đây gần 10 năm, đọc mạng tôi thấy sự tiết lộ của một sĩ quan ở Tổng Cục 2 về đối tượng tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay vẫn là: "quân đội Mỹ”, quân đội Trung Quốc không phải là đối tượng tác chiến, mà là “anh em”. Hay thiệt!

Quan niệm như thế cực kỳ nguy hiểm cho vận mệnh Tổ Quốc.
Lịch sử từ ngàn năm trước, Trung Quốc đã là kẻ thù truyền klếp của nhân dân Việt Nam. Chúng đã bị Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… đánh cho tan tành. Nhưng chúng vẫn không chừa tham vọng bành trướng xâm chiếm nước ta. Vua Trần Nhân Tông đã căn dặn: "Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".

Đặc biệt, từ thời kỳ Đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước đến nay, chúng lợi dụng sự ngây thơ, tin tưởng “bốn phương vô sản đều là anh em” của ta để lấn tới. Trung Quốc đã mở nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm biên giới hải đảo nước ta: Chúng đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 làm 74 chiến sĩ ta hy sinh, Trung Quốc xua 60.000 quân tấn công toàn biên giới phía Bắc tháng 2-1979 làm hàng vạn chiến sĩ nhân dân ta hy sinh. Chúng gây chiến tranh xâm chiếm biên giới Vị Xuyên Hà Giang năm 1984; chúng đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 làm 64 chiến sĩ ta hy sinh… Trên toàn tuyến biên giới Việt –Trụng, ở đâu chúng cũng lấn chiếm đất ta. Tổng diện tích chúng lấn chiếm bằng diện tích bằng tỉnh Thái Bình. Nguy hiểm hơn, chúng hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sâu vào thềm lục địa và cùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ 2-5-2014 đến 16-7-2014. Một khi giàn khoan đó và hàng trăm tàu và máy bay đủ loại đi kèm theo vào biển VN, đó là một hành động xâm lược trắng trợn. Chúng cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam; chúng xua đuổi, đâm chìm tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển Việt Nam. Chúng bắt bớ đánh đập ngư dân Việt Nam. Có thể nói, chưa nước nào bị TQ xâm phạm chủ quyền biển đảo nhiều như Việt Nam, nhưng chưa thấy phía Việt Nam dám thực hiện bất kỳ vụ bắt giữ ngư dân TQ nào xâm phạm vùng biển nước ta, mặc dù hàng ngày hàng trăm tàu của Trung Quốc vào đánh cá tại ngư trường Việt Nam ở miền Trung, đảo Cồn Cỏ, cách bờ chỉ vài chục hải lý, mà chỉ thấy xảy ra trường hợp ngược lại: TQ liên tục bắt giữ, thậm chí đã bắn giết chết ngư dân VN trên vùng biển thuộc chủ quyền VN. Trong khi đó, các nước xung quanh đã không nương tay đối với TQ, khi những ngư dân TQ xâm phạm vùng biển các nước khác. Đã xảy ra nhiều vụ bắt giữ ngư dân và tàu đánh cá TQ khi họ xâm phạm chủ quyền các nước Philippines, Indonesia, Nhật, Nam Hàn…

Những hành động đó của trung Quốc không thể gọi là gì khác ngoài ba chữ: Giặc xâm lược! Đã gọi là giặc xâm lược tức là kẻ thù của nhân dân ta, kẻ thù của dân tộc ta, dù nó mang danh chủ nghĩa nào.
Sống bên cạnh một nước lớn chuyên môn dòm ngó nước ta, một mặt ta phải có chính sách ngoại giao khôn ngoan, mềm dẻo, nhưng tuyệt đối không quỳ gối trước chúng. Trước dã tâm xâm lược đất đai, biển đảo của bọn bành trướng Bắc Kinh, chúng ta phải chiến lược quốc phòng phù hợp để chống lại. Chúng ta sẽ dùng chiến trranh nhân dân để đánh trả như thế nào? Kế hoạch ra sao? Quân đội ta phải có kế hoạch tác chiến chống Trung Quốc khi chiến tranh xảy ra. Khi chúng đánh sang biên giới đất liền, bầu trời thì sẽ đối phó như thế nào? Khi chúng xâm chiến quần đảo Trường Sa, bộ đội ta sẽ tác chiến như thế nào, bằng thứ vũ khi gì để giữ đảo? Đến nay ở Trường Sa vẫn chưa bố trí tên lửa thì nguy quá. Rồi phải tính đến chuyện quan hệ với các nước trong khu vực, kể cả Mỹ để cùng chống giặc xâm lược.

Luận điểm “Việt Nam không liên minh với nước khác để chống nước thứ ba” là luận điểm sai trái, là nghe theo sự xúi dục của Trung Quốc. Chúng ta liên minh là để chống bọn xâm lược, chứ không phải chống nước thứ ba. Nếu cần phải lên kế hoạch tác chiến ngay trên đất kẻ thù như Lý Thường Kiệt đã làm.

Không xác định được kẻ thù thì làm sao bảo vệ được Tổ Quốc! Đề nghị các tướng lĩnh, các nhà lãnh đạo đất nước và các bạn,  chia sẻ chuyện vô cùng cấp bách này.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Cậu bé 13 tuổi phát minh máy tính hóa học

Thấy chị họ lớp 11 đánh vật với những công thức hóa học khó nhớ, khó tra cứu, Kim Hảo nảy ra ý tưởng chế chiếc máy tính cầm tay làm trợ thủ đắc lực cho môn hóa học.
Nguyễn Dương Kim Hảo, lớp 7 trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, TP HCM, đam mê đặc biệt với các vi mạch và chip điện tử, mày mò cách ứng dụng chúng vào phục vụ thực tiễn cuộc sống. “Từ lúc học tiểu học, Hảo đã say sưa đọc sách tin học, ba là giáo viên vật lý nên em thường theo ba tìm hiểu về dòng điện, các mạch điện”, mẹ cậu học trò là bà Dương Trần Thanh Thảo cho biết.
DSC-0247-9984-1404697829.jpg
Hảo và chiếc máy tính hóa học. Ảnh: Khánh Ly
Những sản phẩm của em xuất phát từ sự quan sát nhu cầu nho nhỏ của người thân. Ví dụ, em làm bảng điều khiển thông minh tự động ngắt dòng điện khi không sử dụng để tặng mẹ vì tính mẹ hay quên. Thấy chị họ lớp 11 đánh vật với những công thức hóa học khó nhớ, khó tra cứu, Hảo nảy ra ý tưởng chế chiếc máy tính cầm tay làm trợ thủ đắc lực cho môn hóa học.
Sau 6 tháng ròng mày mò nghiên cứu, cậu bé cũng cho ra đời chiếc máy tính hóa học. Để có được thành quả này, dù lịch học khá dày, trong khi bạn bè cùng trang lứa tranh thủ ngày nghỉ lễ đi chơi, em vẫn miệt mài bên bộ vi mạch, không hiếm hôm thức đến 2h sáng để nghiên cứu chế tạo chiếc máy tính đặc biệt.
Chiếc máy tính nhỏ cầm tay chứa đến gần 1.000 phương trình phổ biến về hóa vô cơ THCS và phần đầu môn Hóa bậc THPT. Máy tính hóa học giúp tiết kiệm thời gian trong khâu tìm kiếm, cân bằng phương trình, xem và nhận biết các chất hóa học. Nguyên lý của chiếc máy là tìm kiếm và lưu trữ qua bộ nhớ, xử lý kết quả qua vi mạch. Các bộ nhớ hiện tại tốc độ xử lý thông tin còn chậm, chỉ đạt 16 MHZ nên Hảo muốn nghiên cứu thêm. Hảo nhờ chị giảng về hóa học, rồi tự mày mò, thống kê các phương trình từ Internet và sách giáo khoa, nhờ các anh chị kiểm tra kỹ càng trước khi nhập vào bộ vi xử lý.
Ưu điểm dễ nhận thấy từ chiếc máy tính là sự tiện dụng, nhỏ gọn, đem theo được mọi lúc mọi nơi, phục vụ trực tiếp việc học hóa. Giá thành mỗi chiếc máy nếu được sản xuất đại trà sẽ ở mức 200.000 đến 300.000 đồng. Hảo nói: “Chiếc máy tính chưa được trang bị màn hình hiển thị và vỏ hộp nên chưa được đẹp mắt, thời gian tới em sẽ đầu tư hoàn thiện thêm”.
Cậu bé quê gốc Tiền Giang thường tranh thủ những buổi nghỉ trưa ở lớp học bán trú để lang thang chợ điện tử Nhật Tảo tìm từng con chíp, từng vi mạch cho bộ điều khiển. Niềm say mê máy móc, ưa tìm tòi của “nhà khoa học nhí” khiến các tiểu thương đặc biệt quý mến. Chiếc máy tính hóa học cũng thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo trẻ thành phố”, giúp Hảo giành giải nhất. 
Ba mẹ Kim Hảo ủng hộ hết mình niềm đam mê của con trai. Họ đã chuyển nhà từ Tiền Giang lên Sài Gòn, chấp nhận cảnh ở trọ xa quê để Hảo có môi trường học tập tốt nhất và theo đuổi niềm đam mê.
DSC-0249-7443-1404697829.jpg
Mẹ con Hảo ở trọ tại TP HCM, còn ba vẫn dạy vật lý ở Tiền Giang. Ảnh:Khánh Ly
Một sản phẩm hữu ích khác của Hảo là “Bảng điều khiển thông minh” giúp tắt tự động các thiết bị điện. Chiếc bảng điều khiển này cũng gây ấn tượng mạnh mẽ ở “Triển lãm quốc tế về công nghệ, sáng kiến sáng chế năm 2013” tại Malaysia. Khi đó Hảo là một cậu bé mới hơn 12 tuổi. Phát minh này của Hảo giành thêm giải thưởng lớn của Viện Sáng tạo Hàn lâm Hàn Quốc.
Hiện 13 tuổi và theo học lớp Lập trình viên của học viện FPT, trong lớp toàn các anh sinh viên, các chú đã đi làm, nhưng Hảo vẫn giữ vững phong độ học tập. Hảo liên tục đoạt danh hiệu học sinh giỏi. Mẹ Hảo kể, hễ có thời gian rảnh là con trai ngồi vào bàn hí hoáy với các vi mạch con chíp không biết chán. Còn cậu bé chỉ cười: “Mày mò sáng tạo cũng là lúc em thư giãn sau giờ học tập trên lớp”.
Trong căn phòng ẩm thấp ở quận 10 mà Hảo và mẹ đang trọ, có một góc sáng bừng những giấy khen, huy chương lưu niệm… cho thành tích của một tài năng không đợi tuổi. Mẹ Hảo cười: “Góc này quý nhất trong nhà”. Hảo là gương mặt nổi bật trong lễ tôn vinh 7 công dân trẻ tiêu biểu TP HCM mới đây vì “nhí” nhất và sở hữu bộ sưu tập khủng về các giải thưởng sáng tạo trong ngoài nước.
Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, thạc sĩ Đoàn Kim Thành: “Hảo có năng khiếu rất đặc biệt về tin học. Các sản phẩm của Hảo đạt trình độ nổi trội mà những sinh viên xuất sắc chuyên ngành công nghệ thông tin bây giờ đều hướng tới”.
Khánh Ly

Ngôi làng đặc biệt ở rừng sâu có người nói được 20 thứ tiếng khác nhau

ANTĐ - Đó là ngôi làng nằm nép mình dưới chân núi Chư Mom Ray nhiều huyền thoại. Điều kỳ lạ là ở đây ngay cả đứa trẻ mới 10 tuổi cũng đã nói được rất nhiều thứ tiếng, không chỉ nói được tiếng của những dân tộc khác, mà họ còn nói được tiếng Lào, tiếng Miên và những đứa trẻ được đi học thì cả tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ.


Lũ trẻ người Rơ Mâm ở làng Le cũng nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau
Vùng đất kỳ lạ
Nghe điều này từ một cán bộ văn hóa thông tin của huyện Kon Tum, tính hiếu kỳ lại nổi lên khiến chúng tôi lặn lội từ thành phố Kon Tum ngược lên Ngọc Hồi với quãng đường hơn 80km, rồi từ đó rẽ xuyên rừng Chư Mom Ray, vượt ngầm, vượt suối 75km nữa đặt chân đến làng Le, ngôi làng của dân tộc Rơ Mâm duy nhất ở cực Bắc Tây Nguyên lúc mặt trời vừa khuất núi Chư Gor Tong, thuộc dãy Chư Mom Ray cao 1.773m. Mệt rã, ướt như chuột và bết trong bụi đỏ bazan. 

Người đầu tiên chúng tôi gặp là thôn trưởng A Ren, thấy tôi A Ren xởi lởi dắt lên nhà. Lúc ấy trong nhà cũng đã có rất đông người làng đang tụ họp để nói chuyện. Những người dân nơi đây đã ra tiếp đón chúng tôi rất thân tình, những cái nắm tay thật chặt, nụ cười hồn hậu đã xua tan đi cái lạnh giá của núi rừng. Ngôi nhà sàn của gia đình A Ren bỗng chốc tập trung rất đông người, đó là những người dân trong thôn bản. Một cảm giác gần gũi, thân thiện khiến chúng tôi không khỏi xúc động. Hết vài cang rượu theo đúng phong tục của người Rơ Mâm, tôi đem chuyện “ngoại ngữ” ra để hỏi mọi người. A Ren cười tít mắt bảo: “Người Rơ Mâm làng mình từ già đến trẻ ít nhất có thể sử dụng được 3 thứ tiếng nước ngoài như Lào, Thái, Miên. Đấy là chưa kể tới tiếng của những dân tộc anh em sống quanh đây như người Kinh, người Rơ Ngao, người Giẻ Triêng, người Ve, người Jrai… như tiếng mẹ đẻ vậy. Với vốn “ngoại ngữ” phong phú như vậy nên khi gặp bất kỳ người của dân tộc nào thì đều có thể nói được cả. Nhưng người của dân tộc khác lại ít hiểu, ít nghe được tiếng của người Rơ Mâm làng mình!”. Hóa ra ngay như trưởng thôn A Ren này cũng “bỏ gùi” được cả chục “ngoại ngữ” một cách khá thông thạo. Và như để chứng minh cho tôi thấy, A Ren nói một tràng bằng tiếng Jrai, tất nhiên trong đó có một số từ mà tôi biết khi nhiều lần tiếp xúc mà nghe những người Jrai nói chuyện với nhau. Rồi tiếng Lào, tiếng Thái một cách lưu loát. 

Để kiểm chứng rõ hơn về khả năng đặc biệt này của người Rơ Mâm, chúng tôi đã có cuộc khảo sát nhanh thông qua rất nhiều người. Anh A Lunh, một chàng trai người Rơ Mâm cho biết: “Người Rơ Mâm tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng trình độ dân trí lại không hề thua kém. Một trong những khả năng đặc biệt nhất của người dân nơi đây, là việc trong một thời gian ngắn có thể học nói được rất nhiều thứ tiếng các dân tộc khác nhau!”. Một cậu bạn đồng nghiệp đi cùng tôi vốn là một người dân tộc Xê Đăng đã yêu cầu một vài người dân nơi đây nói vài câu tiếng Xê Đăng, lập tức mỗi người nói vài câu một cách rành mạch, rõ ràng. Điều đó, khiến cậu bạn tôi hết sức ngạc nhiên. Có những thanh niên khoe họ còn nói được cả tiếng Anh. Chúng tôi đề nghị họ nói vài câu xem thử, và họ cũng đã nói khá lưu loát. 

Trong lúc cao hứng, trưởng thôn A Ren còn giới thiệu những cái tên như già H’lui, già A Ping, già A Miu, già Y My, già A Ông và nhiều già khác nữa có thể nói được hơn chục thứ tiếng khác nhau. Nhưng đáng nể nhất vẫn là già làng Blong sống gần 90 tuổi nay đã mất có thể nói được 20 ngoại ngữ. Trong đó có cả tiếng Pháp, tiếng Anh. A Ren cho biết, trước đây khi quân Pháp, rồi quân Mỹ đến làng, già Blong đều là người đứng ra nói chuyện với Pháp, Mỹ để chúng không đàn áp dân làng, không bắt dân làng đi phu đi lính. Nhờ thế mà người làng mới còn lại đến ngày hôm nay được. 

“Cái tài là của yàng cho đấy!”
Bên bếp lửa giữa mái nhà sàn, thấy tôi cứ tròn mắt ngạc nhiên, A Ren liền giới thiệu: “Đấy là già A H’lới, biết nhiều sử thi lắm, hát khan hay nhất làng, và cũng biết nhiều thứ tiếng lắm đấy!”. Sau mấy căn rượu, các cụ già trở nên phấn khích, hồ hởi kể chuyện. Không có ranh giới chủ - khách, lạ - quen, tôi như một đứa con xa làng lâu ngày trở về. Dạo đó người Rơ Mâm nghe theo lời bộ đội đã rời khỏi núi Yang Sít ra đây lập làng mới, lớp người già ngày ấy nay chỉ còn sót lại ba người là A Ông (105 tuổi), A H’lới (77 tuổi) và bà Y Mi (89 tuổi). Già A H’lới kể: “Ngày xưa, xưa lắm, cả trăm mùa trăng trước đếm không hết đâu, người Rơ Mâm đông hơn bây giờ nhiều, có tới 12 làng sống biệt lập với người JRai, người Giẻ triêng và nhiều người khác. Làng Rơ Mâm của mình ở nơi cao nhất so với các dân tộc khác. Nhưng rồi một trận dịch khủng khiếp cách đây nhiều con trăng đã xóa sạch các làng Rơ Mâm, từ 12 làng chỉ còn lại một làng duy nhất đó là làng Le hôm nay thôi!”. Mắt A H’lới nhìn vào ánh lửa bập bùng một cách xa xăm...

Bên bếp lửa giữa mái nhà sàn, già làng A H’lới kể cho chúng tôi nghe về những nét văn hóa độc đáo của người Rơ Mâm. Điều khiến chúng tôi khó lý giải nhất là vì đâu mà khả năng học “ngoại ngữ” rất tài tình của người Rơ Mâm lại tốt như thế. A Ren thì chỉ giải thích một cách chung chung rằng do dân số ít, để tồn tại giữa vùng rừng núi này để trao đổi hàng hóa, người Rơ Mâm phải quan hệ với các dân tộc khác, nên người Rơ Mâm phải biết rất nhiều “ngoại ngữ”. Họ có thể nói tiếng dân tộc Hà Lăng, JRai, B’râu và thạo cả tiếng Lào như người bên tỉnh Atơpư của Lào chính hiệu. Ngoài săn bắt, hái lượm và trỉa lúa, người Rơ Mâm ở làng Le rất giỏi đánh cá bằng lưới. Bởi hàng trăm năm sống bên dòng sông Sa Thầy, họ đã nhanh chóng tiếp thu cách đánh lưới của các bộ tộc Lào ở bên kia biên giới. Chính vì có khả năng đặc biệt đó, nên mỗi khi người Rơ Mâm ở làng Le đi đến các làng khác, dùng chính ngôn ngữ của người làng đó để trò chuyện khiến ai cũng phải phục, và chính nhờ thế họ rất được quý mến: “Vì mình nói được tiếng của họ, cũng hiểu được văn hóa của họ nên họ tôn trọng lắm! Thế nên khi mình trao đổi hàng hóa đều có lợi hơn!” trưởng thôn A Ren tự hào. Chính vì biết được nhiều thứ tiếng của các dân tộc anh em ở vùng này, nên mỗi khi có đoàn cán bộ huyện đi xuống cơ sở để tuyên truyền, trưởng thôn A Ren lại được đưa đi để làm thông dịch viên. Nhiều khi đến các làng khác, người làng ấy buột miệng hỏi: “Mày là người Rơ Mâm mà sao biết nói tiếng của làng ta!?”, trưởng thông A Ren cười trả lời: “Vì tao trọng văn hóa của làng mày, nên học nói tiếng của mày. Có thế mình mới hiểu nhau được!”. Thế là sau buổi nói chuyện, nhiều lần A Ren được người làng khác kết nghĩa làm anh em.

Anh A Ren còn cho biết thêm: “Chúng tôi cũng không thể lý giải được khả năng học “ngoại ngữ” rất nhanh của người Rơ Mâm. Chỉ biết rằng, đó là một năng khiếu đặc biệt, mà bất kể người dân nào nơi đây cũng có được từ lúc còn rất bé!”. Theo lời trưởng thôn A Ren, những người Rơ Mâm muốn học một ngôn ngữ của dân tộc nào, chỉ cần tiếp xúc với họ một thời gian ngắn là có thể giao tiếp được khoảng 80 - 90% như người gốc vậy. “Đấy là cái tài của Yàng cho người Rơ Mâm chúng tôi đấy!” già A H’lới cười nắc nỏm tự hào khi nói thế. 

Trưởng thôn A Ren kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện khá vui và thú vị. Những đứa trẻ người Rơ Mâm khi bắt đầu đi học, thường học chung với nhiều đứa trẻ dân tộc khác như: Kinh, Ba Na, Xê Đăng, Jrai… Chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc, những đứa trẻ người Rơ Mâm có thể dễ dàng nói chuyện được với những đứa trẻ dân tộc khác bằng tiếng của người dân tộc mà chúng giao tiếp. Nhưng ngược lại, nếu chúng nói tiếng Rơ Mâm thì những đứa trẻ kia sẽ không hiểu gì. Lên lớp cao hơn chút nữa, những đứa trẻ còn được học tiếng Anh, và bao giờ những đứa trẻ Rơ Mâm cũng có khả năng học và nói tiếng Anh tốt hơn những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Cô giáo Đinh Hồng Thương, giáo viên trường tiểu học của xã nhận xét: “Các môn tự nhiên thì những học sinh này học vẫn bình thường, chỉ riêng môn ngoại ngữ thì các em học rất tốt, nhiều khi các em chỉ cần nghe nói là hiểu chứ không cần ghi chép như những học sinh khác. Điều đặc biệt là các em rất thích học ngoại ngữ!”. Được biết, thời gian qua đã có 2 em học sinh người Rơ Mâm thi đậu vào ngành ngoại ngữ của trường Cao đẳng sư phạm Kon Tum.

Không chỉ già H’lới tự hào, mà nhiều người Rơ Mâm ở làng Le cũng bảo biết nhiều thứ tiếng là văn hóa bao đời của người Rơ Mâm, đó là điều mà người già truyền lại cho lớp trẻ, hết lớp này đến lớp khác để gìn giữ văn hóa của mình. Điều đó vô cùng đặc biệt trong thời buổi hiện nay.
Minh Ngọc

                ===========

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Vợ tỉ phú Bill Gates sống như thế nào?

Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates
 Là vợ của người đàn ông giàu nhất thế giới nhưng Melinda không mấy quan tâm đến những cửa hàng thời trang sang trọng, những loại mỹ phẩm đắt tiền hay những tác phẩm nghệ thuật danh giá. Thay vào đó, suốt ngày bà chúi mũi vào những chuyện đại loại như... chu trình sống của con muỗi.
Một người phụ nữ hơi bất thường chăng?
Ngay sau khi cưới nhau, vợ chồng Bill Gates bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực cận Sahara (Phi châu). Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ.
Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh... "Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền", Melinda nói.
Tại sao lại phải nhọc công đến thế?
Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái. "Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác. Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993.
Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.
Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin.
Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra.
Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy".
"Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động" / Melinda Gates
Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000.
Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ. Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD.
Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD - một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.
Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi... Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia .
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng:
"Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền".
Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai?
Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình. 9,3 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000
Chúng được chia ra như sau:
Sức khoẻ: 5,5 tỷ USD (gồm chiến lược sức khoẻ toàn cầu, 2,3 tỷ USD; nghiên cứu trị HIV/AIDS, bệnh lao và y tế sinh sản, 1,5 tỷ USD; các bệnh lây lan khác, 1,1 tỷ USD; nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD; nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu…, 0,1 tỷ USD)
Giáo dục: 2,4 tỷ USD
 Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD
 Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD
 Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD .
Melinda Gates- quyền lực mà thầm lặng
Có một người phụ nữ giản dị, nhân hậu đã chinh phục được biết bao chính khách, doanh nghiệp. Xuất thân trong một gia đình bình dân Mỹ nhưng nhờ nỗ lực cá nhân và cả nét duyên thầm, người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của quyền lực mềm thế giới.
Năm nay 44 tuổi, Melinda Gates luôn sát cánh cùng người chồng tỷ phú, nhà sáng lập và điều hành Microsoft trong nhiều năm qua, và bản thân bà cũng là chủ tịch quỹ tài trợ lớn nhất thế giới.
Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates, là một trong những động lực to lớn để Bill Gates lập ra quỹ Bill & Melinda Gates.
Chung sống với Bill Gates đã 14 năm nhưng Melinda luôn có một cuộc sống trầm lặng, ít khi lộ diện trước báo giới. Những cuộc phỏng vấn luôn bị từ chối, thay vào đó là những cuộc trò chuyện mỗi tuần với những người cộng sự. Người ta biết đến Melinda qua những người bạn của bà nhiều hơn.
Mối thâm tình với chiếc máy tính
Trước khi quen biết Bill Gates, nàng thiếu nữ Melinda đã mê tít máy tính. Chính tình yêu này đã thay đổi cuộc đời cô.
Khi Melinda 14 tuổi, cha cô tặng cho con gái yêu chiếc máy tính Apple II. “Tôi đã nịnh cha mẹ đặt vào phòng riêng của mình để tiện học tập nhưng thời gian đầu tôi khoái chơi game hơn”, Melinda nhớ lại.
Không lâu sau, Melinda đã nắm được ngôn ngữ lập trình cơ bản và thường xuyên trao đổi kiến thức với các cậu con trai quanh xóm. Chính việc ham thích trao đổi về máy tính đã khiến cô bé bớt đi những rụt rè tuổi dậy thì, tự tin và hòa đồng hơn hẳn. Chiếc máy tính Apple II năm sau đã được nâng cấp lên thành Apple III. Melinda thường dùng máy tính giúp cha quản lý sổ sách, kế toán.
Gia đình Melinda không giàu có. Bố cô là kỹ sư và mẹ cô là một người nội trợ điển hình. Mặc dù cha mẹ cô có cho thuê một vài gian phòng để phụ thêm nhưng việc lo cho cả 4 chị em Melinda học lên đại học quả thật không hề dễ dàng. Melinda cùng các anh chị em từ nhỏ đã phụ giúp mẹ lau bàn, dọn bếp và cắt cỏ.
Khi Melinda còn đi học, tuy không có quy định thành văn nhưng thành tích học tập luôn được cả gia đình coi trọng. Melinda luôn đặt cho mình những mục tiêu để chinh phục một cách bền bỉ và quyết tâm. Cô giáo dạy môn đại số đã nhận xét “Melinda luôn tìm ra cách học tập hiệu quả nhất!”.
Khi đó, Melinda theo học tại một trường nữ sinh Thiên Chúa giáo, cô ao ước được vào trường Notre Dame. Trong suốt quá trình học, Melinda luôn cố gắng và đã trở thành đại diện phát biểu trong lễ bế giảng.
Nhưng cũng chính Melinda là người đưa ra quyết định từ bỏ trường đại học đặc biệt này vì nơi đây coi “máy tính là sở thích nhất thời, phụ nữ không phù hợp với nghiên cứu công nghệ”.
Sau đó Melinda được nhận vào trường đại học Bắc California .. Trong 5 năm học tại đây, Melinda đã được nhận bằng cử nhân khoa học máy tính và thạc sỹ quản trị kinh doanh.
Ngay trước hôm tiến hành lễ tốt nghiệp, Melinda đã tham gia phỏng vấn vào công ty IBM. Cô nhớ lại “Tôi đã nói với người phỏng vấn là mình sẽ tham gia thi tuyển vào một công ty phần mềm nữa. Bà ấy đã mỉm cười và nói nếu tôi được công ty phần mềm đó chọn, tôi càng có nhiều cơ hội hơn”. Và Melinda đã đến nơi có nhiều cơ hội hơn - Microsoft.
Tình yêu với sếp và khát vọng chung thay đổi thế giới
Năm 1987, Melinda bắt đầu làm việc chính thức tại Microsoft. Cô phụ trách quảng bá phần mềm văn bản.
Ngay từ những ngày đầu tiên, Melinda đã thích không khí làm việc cởi mở, năng động nơi đây. Cô chúi mũi vào công việc mà không thể ngờ rằng chỗ làm việc lý tưởng này lại đem đến cơ hội tình yêu cho mình.
Melinda là người trẻ nhất trong những người được nhận vào Microsoft làm việc đợt đó. Trong 10 người có bằng MBA, cô cũng là người nữ duy nhất. “Những người được tuyển đợt đó rất tài năng.
Tôi đã choáng ngợp khi tiếp xúc với họ và nghĩ họ có thể thay đổi thế giới. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sao công ty phần mềm nho nhỏ hồi đó lại hấp dẫn họ đến thế!”
Khi đó hai sếp lớn Bill Gates và Steve Ballmer đang bất đồng trong khá nhiều vấn đề, họ thường căng thẳng và quát cả cấp dưới. Nếu như không có cảm tình đặc biệt khi nhìn thấy dáng vẻ thư sinh của Bill, Melinda đã bỏ việc từ lâu.
Sau khi vào công ty được 4 tháng, Melinda đến New York tham dự một triển lãm công nghệ và ngồi cạnh Bill Gates trong một buổi tiệc.
Melinda nhớ lại: “Anh ấy quả thật rất có phong cách, còn hơn trong tưởng tượng của tôi”. Khi Bill được hỏi tại sao để ý Melinda, ông trả lời: “Tôi nghĩ chắc là do vẻ đẹp của cô ấy”.
Mùa thu năm đó, Bill và Melinda gặp lại nhau tại nhà để xe của công ty. Melinda nhớ hôm đó là thứ 7 và mọi người trong công ty vẫn phải đi làm.
Họ nói chuyện một lúc, Bill nhìn đồng hồ và hỏi: “Em có đồng ý hẹn hò với tôi trong vòng hai tuần bắt đầu từ thứ 6 tuần sau không?”
Melinda trả lời: “Từ thứ 6 tuần sau bắt đầu hai tuần hẹn hò? Em thấy không được tự nhiên lắm! Không biết được, đến lúc đó hãy gọi cho em”.
Sau đó, Bill gọi lại báo cho Melinda lịch hoạt động ngày hôm đó, Melinda nhận lời hẹn gặp ông vào buổi tối thứ 6 định mệnh.
Trước khi hai người gặp nhau, Bill đã là một tỉ phú nhưng điều đó không có nghĩa là ông có thể “mua” được tình yêu. “Theo đuổi cô ấy thật vất vả”, Bill than thở. Số là mẹ của Melinda vốn cho rằng chuyện tình cảm của con gái mình với sếp không có gì hay ho cả.
Nhưng Melinda đã đặt ra những giới hạn cho mối quan hệ này, quyết không để ảnh hưởng đến công việc. “Tôi không muốn công khai tình cảm, không bao giờ nói chuyện công việc trong thời gian hẹn hò...”
Dù có công khai chuyện tình cảm với sếp lớn hay không thì bạn bè đồng nghiệp vẫn phải nể Melinda về năng lực làm việc.
Sau 9 năm làm việc bà đã lên chức giám đốc phụ trách các sản phẩm thông tin.
Cấp trên trực tiếp của Melinda lúc đó, bà Patty Stonesifer đã nhận xét: “Nếu tiếp tục ở lại làm việc, Melinda chắc chắn sẽ đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của Microsoft”.
Tháng 1/1994, Melinda rời khỏi Microsoft, dành toàn bộ tâm huyết cho quỹ từ thiện. Tình cảm hai người dành cho nhau càng trở nên sâu sắc.
Trước đây Bill Gates chưa bao giờ nghĩ đến việc thành lập quỹ tài trợ, dù luật sư và kế toán của ông thường xuyên khuyên ông nên dành thời gian và tiền bạc để chính thức tham gia các hoạt động từ thiện.
Đó cũng là lý do mà báo chí những năm 1990 gọi Bill là “kẻ hà tiện”. Cha của Bill giải thích “Con tôi không muốn đứng ra thành lập quỹ từ thiện vì không muốn sở hữu thêm một công ty nữa”. Ngay từ ngày đầu lập quỹ, Melinda đã quán xuyến công việc quản lý.
 Những ngày đầu, Melinda và Bill lập ra dự án tặng cho mỗi phòng học một laptop phục vụ việc giảng dạy nhưng công tác quảng bá đã bị giới truyền thông phê bình gay gắt vì... phô trương và thiếu thực tế.
Khi đi khảo sát các trường học, Melinda nhận ra rằng, chỉ trang bị cơ sở vật chất đơn thuần không giải quyết được những vấn đề giảng dạy, vì thế sau này thúc đẩy phổ cập giáo dục mới là mục tiêu chính của quỹ.
Dưới ảnh hưởng của Melinda, quỹ Bill & Melinda Gates đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong lĩnh vực phòng chống AIDS, bệnh sốt rét...
Melinda chia sẻ: “Chúng tôi muốn dần dần thiết lập một danh sách cần cứu trợ hợp lý. Tiền chỉ có ích khi mang lại những lợi ích thực sự cho những người cần cứu trợ nhất”.
Bà cũng cho biết, quỹ Bill & Melinda Gates không quyên gửi thẳng tiền cho viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ mà tập trung cho những dự án và khu vực khẩn thiết hơn.
Bà Gates dùng phương pháp liên kết những nhà bán thuốc và bảo đảm trợ cấp tài chính cho việc nghiên cứu để đổi lấy sự hạ giá thuốc cho những nước nghèo, qua đó tạo đà mới cho ngành y học ngừa bệnh của các nước kém phát triển vốn đã bị chững lại từ những năm 1990.
Và rõ nét nhất là việc sáng lập Công ty Vaccine HIV - là công ty liên kết các nhà nghiên cứu với ngân sách 400 triệu USD.
Trải qua 7 năm hoạt động, dưới sự điều hành của Melinda, quỹ Bill & Melinda Gates đã góp phần cứu sống ít nhất 700.000 người tại các quốc gia nghèo thông qua các khoản đầu tư vào những chương trình vaccine.
Quỹ Bill & Melinda Gates hiện là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, với tài sản lên tới 29,1 tỉ USD và luôn đi đầu trong chiến dịch nâng cao sức khỏe cộng đồng trên quy mô quốc tế. Melinda, Bill Gates và cha của Bill là 3 thành viên điều hành quỹ.
Gần đây, Bill Gates đã chính thức rời khỏi Microsoft để hoàn toàn tập trung cho công việc từ thiện.
Mỗi năm quỹ này nhận được khoảng 6.000 thư xin được trợ giúp ở khắp nơi trên thế giới.
Bill và Melinda sẽ tự mình phê duyệt với tổng số tiền trên 40 triệu USD. Cách làm những công việc ở quỹ của đôi vợ chồng này uyển chuyển và có phần thử thách hơn cả khi điều hành Microsoft.
“Chúng tôi trò chuyện ngay cả lúc cùng chạy bộ với nhau”, Bill cười nói. Trong vòng hai năm trở lại đây Bill Gates đã chạy bộ khá đều đặn và cùng luyện tập trí nhớ một cách thú vị và ý nghĩa.
Hai người cùng thảo luận và nêu ra các phương án hành động cho các dự án tài trợ. Các thông tin này sẽ được cả hai nhẩm nhớ, không ghi lại bằng giấy gì cả và ghi nhớ cho đến khi thông báo lại cho các thành viên quản lý quỹ để thông qua chính thức.
Tháng 6/2006, Warren Buffet đã chuyển giao một phần tài sản trị giá khoảng trên 30 tỉ USD của mình vào việc làm từ thiện, trong đó 83% số tiền được đưa vào Quỹ Bill & Melinda Gates. Khoản hiến tặng này được xem là lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Vào thời điểm đó, số tiền được quyên này còn lớn hơn gấp đôi số tiền hiện có của quỹ. Đây là lời công nhận đầy thuyết phục đối với khả năng quản lý từ thiện, một lĩnh vực mới mẻ và nhiều thách thức của nhà đầu tư tài chính hàng đầu với hai vợ chồng Bill Gates.
Melinda nhớ lại với một vẻ bồi hồi: “Tôi nhận được điện báo và không tin vào tai mình nữa. Tôi nói với Bill, và thực sự muốn khóc. Chúng tôi đã làm được, chúng tôi đã có niềm tin của mọi người, và chúng tôi có nhiều trách nhiệm hơn nữa”.
Hiện nay, Quỹ từ thiện của hai vợ chồng bà đã thu thập được 37,6 tỉ USD, trong đó, 3,5 tỉ USD là phần góp của nhà tỉ phú Warran Buffet, người đứng đầu công ty BerkshireTin vui này cũng đến khi cả hai người đang chạy bộ. Hathaway. Sắp tới đây, Warren Buffet dự định chuyển cho quỹ Bill & Melinda Gates thêm 9.000 cổ phiếu nữa với trị giá 41 tỉ USD.
Như vậy, cùng với các khoản lạc quyên và hàng tỉ USD của chính hai vợ chồng Bill Gates, tổng số vốn của quỹ trong vài năm tới sẽ đạt đến con số khổng lồ là 100 tỉ USD.
Cả hai vợ chồng đều sẵn sàng chi tiêu toàn bộ số tiền này vào việc giúp đỡ những người nghèo khổ không chỉ ở nước Mỹ. Đến nay, quỹ đã chi gần 20 tỉ USD cho nhiều hoạt động từ thiện.
Bill Gates thừa nhận rằng vợ ông hiểu biết về con người hơn ông. Khi động chạm đến việc nên chi tiền trong quỹ vào những lĩnh vực gì, bà Melinda bao giờ cũng có những ý tưởng thông minh hơn chồng.
Melinda nói: “Hai vợ chồng chúng tôi đã cùng soạn lập danh mục những hiện tượng bất công nhất trên thế giới. Và chúng tôi lựa ra những hiện tượng mà chúng tôi có thể đấu tranh”.
Trong hoạt động nhân đạo chung của cả hai vợ chồng, vai trò của bà Melinda dường như nổi bật hơn.
Không phải vô cớ mà người bạn thân của họ - nhà tỉ phú Warren Buffet - đã có nhận xét rất đáng chú ý: “Bill Gates cực kỳ thông minh. Nhưng khi ta nhìn toàn bộ bức tranh chứ không phải một phần riêng biệt nào đó thì Melinda hiển nhiên là vượt xa chồng. Nếu như Melinda không làm việc trong quỹ từ thiện của hai vợ chồng họ thì liệu tôi có trao tiền cho Bill không? Có lẽ không”.
Như vậy, điều kiện chủ yếu thúc đẩy Buffet chuyển giao tài sản chính là người vợ nhanh nhẹn, hiểu biết, thấu tình đạt lý của Bill Gates. Buffet đã khiến Bill phải thốt lên: “Melinda đúng là vận may lớn nhất cuộc đời tôi”.
Yêu thích cuộc sống bình lặng
Là vợ người thường xuyên giữ vị trí giàu nhất thế giới, Melinda không tránh khỏi những phiền toái của cuộc sống.
Dù cố gắng thế nào đi nữa, Melinda cũng rất khó khăn để có được cuộc sống bình thường. Nhưng đến nay, sau nhiều nỗ lực, người phụ nữ dịu dàng này vẫn có cách để cuộc sống của mình đi theo những quỹ đạo mong muốn.
Trước khi kết hôn với Bill Gates, Melinda cũng chịu nhiều áp lực từ khối tài sản đồ sộ này. Melinda luôn băn khoăn con người mải mê công việc và cạnh tranh thương trường của Bill Gates có thích hợp với cuộc sống gia đình hay không.
Câu hỏi: “Cái người có thể phát điên lên vì công việc này nếu làm chồng mình sẽ ra sao?” luôn quẩn quanh trong đầu Melinda.
Cuối cùng bà cũng nói thẳng điều này ra với Bill, rằng: “Nếu muốn em dọn đến ở cùng anh, anh cần phải tạo nên một ngôi nhà thực sự ấm cúng của gia đình giống như em tưởng tượng”.
Sau 6 tháng thảo luận, bàn bạc với vị hôn phu, Melinda đã đích thân thuê kiến trúc sư cải tạo khu nhà ở 3.700m2. Đến nay, cứ cuối tuần Melinda đều cho đội ngũ làm thuê trong tư gia nghỉ, để gia đình có thể trải qua những giây phút quây quần bên nhau như những gia đình bình thường khác.
Có 3 con, điều đáng ngạc nhiên là chính Melinda đã tuân thủ các quy định nuôi con bằng sữa mẹ như các bác sĩ khuyến cáo.
Trong việc nuôi dạy bọn trẻ, Melinda cũng khuyến khích các con tự lập và làm việc chăm chỉ. Bà cũng tranh thủ đưa các con đi cùng trong các chuyến đi từ thiện để vừa rèn luyện sức khỏe, vừa mở rộng tầm nhìn về thế giới cho chúng.
Melinda và Bill cũng thống nhất trong việc để dành thừa kế cho các con. Sẽ không quá 5% tài sản của họ sẽ trở thành tiền thừa kế của 3 con, còn khối tài sản khổng lồ còn lại sẽ trở thành khoản đầu tư từ thiện với mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa.
Thực ra, ban đầu Bill và Melinda thậm chí không muốn để lại tài sản gì cả nhưng người bạn thân Buffet đã khuyên :
“Một người có rất nhiều tiền nên để lại cho con cái họ đủ số tiền, để chúng thực hiện ước mơ của mình, nhưng cũng không được nhiều đến mức, chúng không muốn làm gì nữa".
Không thích mua sắm, ghét những nhãn hàng xa xỉ và chỉ trang điểm nhẹ nhàng, Melinda vẫn giữ được vẻ đẹp trẻ trung suốt những năm qua.
Một trong những bí quyết của bà là luyện tập thể thao đều đặn. Melinda đã tập chạy marathon từ gần 15 năm qua, thậm chí còn tham dự cả giải Seattle Marathon.
Dù bận rộn đến mấy, mỗi tuần bà cũng có một cuộc chạy việt dã, trong 1 giờ vượt qua 11km. Việc Bill tham gia chạy trong 2 năm trở lại đây cũng là do Melinda khuyến khích và thôi thúc.