Việc học sinh Phần Lan đạt thứ hạng cao trong một cuộc điều tra quốc tế khiến các nhà giáo dục của Mỹ cố tìm lý do đằng sau thành tích tuyệt vời này, theo một bài viết trên Wall Street Journal.
Các học sinh trung học ở Phần Lan mỗi tối mất không tới nửa giờ để làm bài tập về nhà. Ở đất nước này học sinh không bị phân biệt sang hèn, và cũng không có những nghi thức đọc diễn văn từ biệt khi rời trường trung học.
Cũng không có chuông điểm danh và không hề có trường chuyên, lớp chọn. Hầu như chẳng có những kỳ kiểm tra, phụ huynh thì không phải vật vã về trường lớp và trẻ em chỉ đi học khi bước sang 7 tuổi.
Kiến thức là tài nguyên duy nhất
Năng lực học tập khác thường của học sinh Phần Lan trong những năm gần đây đã thu hút các nhà giáo dục từ hơn 65 quốc gia tới thăm Phần Lan chỉ để tìm hiểu những bí mật đằng sau những kỳ tích này, kể cả các quan chức của Bộ Giáo dục Mỹ. Triết lý họ tìm thấy thật đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện: đó là giáo viên cần được đào tạo chuẩn mực và học sinh học tập có trách nhiệm.
Khi còn nhỏ, trẻ em hoạt động nhiều nhưng không cần phải có người lớn luôn kè kè ở bên. Và giáo viên soạn ra các bài giảng phù hợp với học sinh ở từng độ tuổi. “Chúng tôi chẳng có dầu mỏ, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá cả. Kiến thức là thứ duy nhất mà người Phần Lan có” – bà Hannele Frantsi, một hiệu trưởng, nhấn mạnh đầy vẻ tự hào.
Thế mà về xếp hạng, học sinh trung học Phần Lan luôn đứng đầu thế giới. Học sinh 15 tuổi ở Phần Lan thi chung với 57 quốc gia khác đã giành được điểm số cao nhất. Học sinh của Mỹ xếp ở hạng trung bình của thế giới ngay cả khi các nhà giáo dục Mỹ đã nhồi nhét cho học sinh mình hàng chồng bài tập về nhà, áp đặt hàng lô tiêu chuẩn và luật lệ.
Học sinh Phần Lan, cũng giống các bạn Mỹ, cũng bỏ ra nhiều thời gian để lướt net. Các em cũng nhuộm tóc, cũng sống phóng túng, thích nghe rap và heavy metal. Thế nhưng tới lớp 9, các em đã vượt xa về kiến thức toán, khoa học và đọc hiểu, và về sau, giống như những người dân Phần Lan khác, luôn trở thành những công dân làm việc hiệu quả nhất thế giới.
Tập trung cho học sinh yếu
Giáo dục Phần Lan đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau ba lần liên tiếp đứng đầu kỳ điều tra của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) gồm 30 quốc gia phát triển của thế giới.
Kỳ điều tra gần đây nhất, đặt trọng tâm vào khoa học, với kết quả được công bố cuối năm ngoái, học sinh Phần Lan đứng đầu về khoa học và đứng ở tốp đầu về toán và đọc hiểu.
|
Hãy lấy hình mẫu từ Trường Norssi, ở thành phố Jỹsky miền Trung Phần Lan. Nhận xét đầu tiên là phương pháp giảng dạy thoải mái và hướng tới những kiến thức cơ bản. Cô học sinh lớp 9 Fanny Salo luôn đạt điểm A và vì không có lớp dành riêng cho học sinh xuất sắc, nên thỉnh thoảng bôi nguệch ngoạc lên vở của mình trong khi chờ đợi các bạn làm bài. Cô rất hay giúp đỡ các bạn học kém hơn trong lớp. “Có thời gian xả hơi một chút trong lớp cũng thú vị”, Fanny nói.
Các nhà giáo dục Phần Lan tin rằng thành tích trung bình của họ cao hơn là vì tập trung cho học sinh yếu, chứ không phải là chăm lo cho học sinh giỏi để chúng vượt hẳn lên các bạn khác. Lý tưởng mà họ muốn thực hiện là các học sinh xuất sắc có thể giúp các bạn học trung bình mà không làm tổn hại tới thành tích của chính các em.
Trường Norssi hoạt động giống như một cơ sở thực tập, hằng năm có khoảng 800 sinh viên sư phạm thực tập tại đây. Các sinh viên sư phạm thực tập trực tiếp với trẻ và thầy cô giáo giám sát từ xa. Giáo viên bắt buộc phải có bằng thạc sĩ và nghề giáo thì mang tính cạnh tranh cao: một vị trí giáo viên có thể phải cạnh tranh với khoảng 40 đồng nghiệp. Lương của giáo viên Phần Lan tương tự như giáo viên Mỹ nhưng quyền tự chủ cao hơn nhiều.
Các giáo viên của Phần Lan được tự chọn sách giáo khoa và được chủ động soạn bài giảng miễn là hướng theo chương trình chuẩn quốc gia. “Ở hầu hết các nước, giáo dục giống như là một nhà máy sản xuất xe hơi. Ở Phần Lan, giáo viên giống như những doanh nhân – họ năng động và chủ động hơn nhiều” – ông Schleicher, giám đốc phụ trách PISA của OECD có trụ sở tại Paris từ năm 2000, so sánh.
Một lý giải cho thành công của học sinh Phần Lan là tính ham đọc sách. Cha mẹ mới sinh con sẽ được chính phủ tặng một giỏ sách mới, có cả truyện tranh. Một số thư viện nằm luôn trong trung tâm mua sắm và xe buýt chở sách phục vụ tới tận những vùng sâu vùng xa là một nét rất riêng và độc đáo của Phần Lan.
Học sinh ít bị áp lực
Học sinh Phần Lan hầu như không bị áp lực phải vào được các trường đại học hàng đầu và cũng không phải lo lắng phải trả học phí cao để vào được những trường danh tiếng nhất. Giáo dục là miễn phí. Chỉ có sự cạnh tranh dựa vào chuyên ngành của trường, ví như trường y chẳng hạn.
Chính vì không phải cạnh tranh để vào những trường điểm đã cho phép học sinh Phần Lan được hưởng một tuổi thơ ít bị áp lực hơn. Trong khi đó các phụ huynh ở Mỹ phải vật vã để đưa bằng được con cái vào trường mẫu giáo tốt, còn trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học khi lên 7, muộn hơn một năm so với trẻ em ở Mỹ.
Thế nhưng khi bắt đầu đi học, trẻ em Phần Lan tự lập hơn nhiều. Trong khi các bậc cha mẹ ở Mỹ phải lo đưa con cái tới trường và đón về nhà hằng ngày và phải thu xếp công việc để đi cùng chúng trong những ngày nhà trường tổ chức đi chơi, dã ngoại, thì trẻ em Phần Lan thường tự làm những việc này không cần cha mẹ hỗ trợ.
NGUYỄN THÀNH HUYdịch
Một nền giáo dục được cả thế giới học hỏi vì đã tạo ra những thầy cô giáo chuẩn mực và các HS học đầy trách nhiệm mà không hề có chút áp lực nào đè nặng tuổi thơ .
Đó cũng là niềm mơ ước của mỗi phụ huynh và HS Việt Nam chúng ta
Vào những ngày chúng ta đang gấp rút trả lời câu hỏi “Vì sao HS bỏ học?”, bạn đã suy nghĩ điều gì từ câu chuyện về nền giáo dục Phần Lan này? Bạn thực sự muốn mỗi ngày đi học của bạn, của con em , học trò bạn sẽ ra sao? Ngành giáo dục cần làm gì để thực hiện điều đó?
|
Theo tuoitre
Các nhà lãnh đạo ngành Giáo dục-Đào tạo nước ta chắc chắn đã đi nước ngoài nhiều lần và nghiên cứu không ít những bài học như Hà Lan đã áp dụng. Nhưng họ không thể hoặc không muốn áp dụng ở VN, ít nhất trong giai đoạn chúng ta đang mịt mù tìm đường tiến lên CNXH !
Trả lờiXóaPhần Lan học giỏi, Hà Lan học "kém". Vì hôm đoàn GD VN do cụ QT dẫn đường nên đi sang Hà Lan tìm nền GD "định hướng XHCN" không ra. ĐÙA !
XóaCụ "khó tính" quá ! Phần Lan hay Hà Lan thì cũng ...rứa ! Hihihi
XóaNA ơi, Phần Lan nói tiếng Anh không ?
Trả lờiXóaEm cũng bị ức chế về việc cháu em học lớp chọn quá chị ạ! Cô giáo chỉ thích luyện GÀ NÒI!
Trả lờiXóa